Tìm hiểu chung
Sốt là bệnh gì?
Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thường là cao hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vượt quá 38oC, bạn đã bị sốt.
Sốt thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn như virus cảm cúm hoặc cảm lạnh, vi khuẩn viêm họng, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật.
Sốt là bệnh gì?
Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thường là cao hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vượt quá 38oC, bạn đã bị sốt.
Sốt thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn như virus cảm cúm hoặc cảm lạnh, vi khuẩn viêm họng, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của sốt là gì?
Những triệu chứng thường gặp của sốt là:
- Cảm thấy lạnh khi mọi người xung quanh không cảm thấy thế
- Run
- Da sờ thấy nóng
- Đau đầu
- Chán ăn
- Mất nước
- Trầm cảm
- Khó tập trung
- Buồn ngủ
- Đổ mồ hôi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:
- Sốt trên 40oC và không thể hạ sốt bằng thuốc thông thường
- Cơn sốt kéo dài hơn 48 hoặc 72 giờ đồng hồ
- Đang mắc phải các tình trạng bệnh nghiêm trọng như vấn đề về tim, tiểu đường hoặc xơ nang
- Phát ban hoặc có vết bầm tím
- Các triệu chứng khác như đau họng, đau đầu hoặc ho.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Những dấu hiệu và triệu chứng của sốt là gì?
Những triệu chứng thường gặp của sốt là:
- Cảm thấy lạnh khi mọi người xung quanh không cảm thấy thế
- Run
- Da sờ thấy nóng
- Đau đầu
- Chán ăn
- Mất nước
- Trầm cảm
- Khó tập trung
- Buồn ngủ
- Đổ mồ hôi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:
- Sốt trên 40oC và không thể hạ sốt bằng thuốc thông thường
- Cơn sốt kéo dài hơn 48 hoặc 72 giờ đồng hồ
- Đang mắc phải các tình trạng bệnh nghiêm trọng như vấn đề về tim, tiểu đường hoặc xơ nang
- Phát ban hoặc có vết bầm tím
- Các triệu chứng khác như đau họng, đau đầu hoặc ho.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra sốt?
Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc bệnh. Sốt thường xảy ra do:
- Cảm cúm, viêm họng, thủy đậu hoặc viêm phổi
- Phản ứng phụ của một số loại thuốc
- Tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời
- Sốc nhiệt
- Bệnh khớp dạng thấp – trong bệnh xơ nang gây sưng và đau khớp, mô xung quanh khớp và các cơ quan của cơ thể
- Ngộ độc thực phẩm
- Rối loạn hormone như bệnh cường giáp
- Mọc răng ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân nào gây ra sốt?
Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc bệnh. Sốt thường xảy ra do:
- Cảm cúm, viêm họng, thủy đậu hoặc viêm phổi
- Phản ứng phụ của một số loại thuốc
- Tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời
- Sốc nhiệt
- Bệnh khớp dạng thấp – trong bệnh xơ nang gây sưng và đau khớp, mô xung quanh khớp và các cơ quan của cơ thể
- Ngộ độc thực phẩm
- Rối loạn hormone như bệnh cường giáp
- Mọc răng ở trẻ nhỏ.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường bị sốt?
Sốt ở người lớn rất phổ biến và được xem như là một phần quan trọng của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Sốt thường ảnh hưởng tới nữ giới nhiều hơn nam giới. Bất kì ai cũng có thể bị sốt ở một thời điểm nào đó.
Tuy nhiên, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên quá cao có thể gây nguy hiểm cho bạn và dẫn tới bệnh tình nghiêm trọng. Trẻ em khi bị sốt nên được chăm sóc và theo dõi cẩn thận. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị sốt?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị sốt, chẳng hạn như:
- Độ tuổi. Trẻ em thường dễ bị sốt vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Thông thường, trẻ mẫu giáo và tiểu học thường bị cảm khoảng 10 lần một năm với triệu chứng thường gặp nhất đó là tăng nhiệt độ cơ thể.
- Sự tiếp xúc. Tiếp xúc với người đang bị bệnh thường xuyên làm tăng nguy cơ bị lây khuẩn và sốt.
- Đồ ăn thức uống. Nước uống và thức ăn không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm trùng và sốt.
- Hệ miễn dịch yếu.
Những ai thường bị sốt?
Sốt ở người lớn rất phổ biến và được xem như là một phần quan trọng của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Sốt thường ảnh hưởng tới nữ giới nhiều hơn nam giới. Bất kì ai cũng có thể bị sốt ở một thời điểm nào đó.
Tuy nhiên, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên quá cao có thể gây nguy hiểm cho bạn và dẫn tới bệnh tình nghiêm trọng. Trẻ em khi bị sốt nên được chăm sóc và theo dõi cẩn thận. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị sốt?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị sốt, chẳng hạn như:
- Độ tuổi. Trẻ em thường dễ bị sốt vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Thông thường, trẻ mẫu giáo và tiểu học thường bị cảm khoảng 10 lần một năm với triệu chứng thường gặp nhất đó là tăng nhiệt độ cơ thể.
- Sự tiếp xúc. Tiếp xúc với người đang bị bệnh thường xuyên làm tăng nguy cơ bị lây khuẩn và sốt.
- Đồ ăn thức uống. Nước uống và thức ăn không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm trùng và sốt.
- Hệ miễn dịch yếu.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sốt?
Chẩn đoán sốt khá rõ ràng chỉ bằng cách đo nhiệt độ cơ thể bệnh nhân. Bạn bị sốt nếu:
- Nhiệt độ trong miệng cao hơn 37,7oC
- Nhiệt độ trực tràng (hậu môn) hơn 37,5 – 38oC
- Nhiệt độ dưới cánh tay hoặc sau tai cao hơn 37,2ºC
Khi đo nhiệt độ, bạn cần phải đảm bảo cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi vì các hoạt động có thể làm cơ thể nóng lên.
Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt?
Cách điều trị sốt đa dạng tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt:
- Với dạng sốt gây ra do nhiễm khuẩn như viêm họng, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh.
- Đối với sốt gây ra do virus như cảm lạnh, người bệnh có thể dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid như paracetamol (Tylenol®) hoặc naproxen (Aleve®) để làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Khi sốt, bạn thường bị đổ mồ hôi rất nhiều. Vậy nên bổ sung nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước là rất quan trọng. Mặc dù các loại thuốc không kê đơn thường rất phổ biến và hữu dụng, nhưng chúng không giúp điều trị bệnh gây ra bởi nhiệt độ cao hoặc tập luyện quá sức. Vì thế, nếu bạn bị sốc nhiệt, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Trẻ em và trẻ vị thành niên không nên uống thuốc aspirin vì uống quá nhiều aspirin có thể dẫn đến hội chứng Reye.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sốt?
Chẩn đoán sốt khá rõ ràng chỉ bằng cách đo nhiệt độ cơ thể bệnh nhân. Bạn bị sốt nếu:
- Nhiệt độ trong miệng cao hơn 37,7oC
- Nhiệt độ trực tràng (hậu môn) hơn 37,5 – 38oC
- Nhiệt độ dưới cánh tay hoặc sau tai cao hơn 37,2ºC
Khi đo nhiệt độ, bạn cần phải đảm bảo cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi vì các hoạt động có thể làm cơ thể nóng lên.
Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt?
Cách điều trị sốt đa dạng tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt:
- Với dạng sốt gây ra do nhiễm khuẩn như viêm họng, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh.
- Đối với sốt gây ra do virus như cảm lạnh, người bệnh có thể dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid như paracetamol (Tylenol®) hoặc naproxen (Aleve®) để làm giảm các triệu chứng khó chịu.
Khi sốt, bạn thường bị đổ mồ hôi rất nhiều. Vậy nên bổ sung nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước là rất quan trọng. Mặc dù các loại thuốc không kê đơn thường rất phổ biến và hữu dụng, nhưng chúng không giúp điều trị bệnh gây ra bởi nhiệt độ cao hoặc tập luyện quá sức. Vì thế, nếu bạn bị sốc nhiệt, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Trẻ em và trẻ vị thành niên không nên uống thuốc aspirin vì uống quá nhiều aspirin có thể dẫn đến hội chứng Reye.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của sốt?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh tốt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và virus phát triển, bao gồm: rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Bất kỳ ai khi bị nhiễm trùng cũng nên tránh tiếp xúc với người khác trong một thời gian để hạn chế virus lây lan. Người chăm sóc bệnh nhân nên thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà bông.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của sốt?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh tốt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và virus phát triển, bao gồm: rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Bất kỳ ai khi bị nhiễm trùng cũng nên tránh tiếp xúc với người khác trong một thời gian để hạn chế virus lây lan. Người chăm sóc bệnh nhân nên thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà bông.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.