Suy thận độ 2 có nguy hiểm không, triệu chứng là gì và chế độ ăn kiêng cũng như chữa trị như thế nào là những câu hỏi được nhiều bệnh nhân gửi về cho chúng tôi. Trong bài viết hôm nay tamminhduong.com sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc này một cách đầy đủ nhất.
Suy thận độ 2 có nguy hiểm không?
Tình trạng suy giảm chức năng thận được phân thành 5 cấp độ khác nhau, để xác định mình đang mắc bệnh ở mức độ nào thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lọc máu của thận. Bạn sẽ được chẩn đoán ở cấp độ 2 khi:
- Chức năng thận bị giảm từ 50%.
- Mức độ lọc máu của thận (GFR) giảm còn 70 – 89 ml/phút.
Có nhiều người không biết bệnh suy thận có nguy hiểm không vì thông thường khi bệnh ở cấp độ 2, bệnh nhân sẽ không có nhiều biểu hiện cụ thể nên khó phát hiện. Theo các bác sĩ chuyên khoa, can thiệp xử lý suy thận độ 2 có thể khỏi khoảng 90% nếu như áp dụng phương pháp điều trị và kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Ngược lại, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Lúc này thận sẽ mất 50% chức năng lọc máu, không đủ loại bỏ chất độc hại trong máu, làm mất cân bằng lượng nước và các khoáng chất khác. Điều này khiến cho các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng:
- Tác động xấu đến xương: Khi thận không lọc được chất thải sẽ làm cho lượng photpho bị ứ đọng nhiều ở trong máu, hàm lượng canxi có trong xương sẽ bị thiếu hụt. Về lâu dài, xương dần yếu đi, dễ gãy, gây đau nhức xương khớp, đặc biệt ở cột sống và cổ.
- Gây thiếu máu: Khi bị suy thận cấp độ 2, thận sẽ không thể thực hiện khả năng sản xuất hormone erythropoietin – đây là loại hormone giúp tủy sản sinh ra hồng cầu. Khi cơ thể không cung cấp đủ máu cho các cơ quan sẽ gây thiếu máu.
- Suy tim: Thận yếu sẽ giải pháp ra rất nhiều Renin – một loại enzyme kiểm soát huyết áp, làm huyết áp tăng cao gây đau tim, suy tim.
- Đột quỵ: Các chất độc hại có trong máu không được lọc sẽ bám vào thành mạch gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ cao.
Chế độ ăn cho người suy thận độ 2
Theo các bác sĩ, dù ở cấp độ 2 hay những cấp độ khác, bệnh nhân đều phải có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt vì điều này sẽ quyết định đến kết quả điều trị. Vậy người suy thận nên ăn gì khi bước vào giai đoạn 2?
- Ăn nhạt, tuyệt đối không ăn mặn và cay.
- Mỗi ngày ăn khoảng 0,6 – 0,8g chất đạm và nên ăn thịt trắng, hạn chế thịt đỏ.
- Giảm thức ăn giàu photpho có trong trứng, gan,…
- Uống vừa đủ nước.
- Không dùng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,… sẽ không tốt cho sức khỏe.
- Cần ăn rau ít đạm, ít chua, kiêng ăn rau dền, chuối, mít chín, quýt ngọt, đu đủ,…
Cấp độ 2 sẽ là ranh giới ở mức độ nhẹ và nặng. Vì thế, người bệnh cần lưu ý chế độ ăn uống để kiểm soát, hạn chế bệnh tiến triển xấu.
Suy thận độ 2 sống được bao lâu?
Thực tế, chỉ khi thực hiện các xét nghiệm cụ thể thì mới biết chính xác được người bệnh có đang bị bệnh cấp độ 2 hay không. Nếu không may mắc bệnh thì bạn sẽ thấy một số vấn đề bất thường trong kết quả xét nghiệm, bao gồm: Những tổn thương ở thận có thể được tìm ra qua việc chụp X-quang hệ tiết niệu; Xét nghiệm nước tiểu thấy chỉ số protein bị tăng mạnh; Nồng độ creatinine máu trong khoảng 130 – 299 mmol/l cao hơn mức bình thường, đồng thời nồng độ ure trong máu cũng > 7,5 mmol/l.
Tuy nhiên một điều đáng mừng là với những tiến bộ của y học hiện đại, nếu có phương pháp chữa trị kịp thời, phù hợp thì bệnh nhân ở giai đoạn 2 có thể gần như trở về bình thường tới 80 – 90%.
Nhưng kèm theo đó là việc bạn cần có tinh thần chữa bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định quá trình điều trị. Nếu thực hiện tốt những điều trên, việc người bệnh sống thêm được vài chục năm là điều hoàn toàn dễ dàng.
Cách xử lý khi bị suy thận độ 2
Áp dụng các giải pháp dân gian
- Dùng đậu đen: Theo y học cổ truyền, đậu đen có vị bùi, tính bình, vị ngọt, chứa nhiều chất xơ và hợp chất thực vật giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, minh mục, hạ khí, thanh lọc máu. Nhờ vậy, ăn đậu đen nhiều giúp giảm được áp lực lọc máu của thận. Bạn hãy lấy khoảng 20g đậu đen rang sao vàng rồi nấu nước để uống mỗi ngày hoặc kết hợp với rễ tranh để tăng công dụng.
- Cách trị suy thận độ 2 bằng râu ngô: Đây là một dược liệu có tính bình, vị ngọt giúp giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu và bình can. Chính vì thế, râu ngô thường dùng để chữa các bệnh về thận và gan. Bạn hãy chuẩn bị 30g râu ngô, tía tô 10g, bạch mao căn 40g. Đem sắc các vị thuốc này với lượng 3 chén nước rồi còn 1 chén, chia ra uống ngày 2 lần.
- Cây nổ: Nhờ có tác dụng kháng khuẩn, giải biểu, cây nổ hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường, sỏi thận,… khá hiệu quả. Chuẩn bị 20g kim tiền thảo, dứa 10g, cây nổ 20g và rễ tranh 10g. Đem các vị thuốc sắc với 500ml nước còn 1 chén rồi chia ra uống ngày 3 lần.
Các nguyên liệu trên rất dễ tìm và an toàn đối với sức khỏe. Bạn hãy kiên trì thực hiện thì mới mang lại hiệu quả.
Chữa suy thận độ 2 bằng thuốc Tây
Khi bị bệnh ở cấp độ 2, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với một số loại dưới đây:
- Thuốc để giảm cholesterol: Suy thận độ 2 sẽ làm mức cholesterol tăng cao gây ra suy tim nên cần dùng thuốc statins.
- Thuốc kiểm soát huyết áp cao: Dùng thuốc hạ huyết áp hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.
- Thuốc giảm thiếu máu: Bổ sung erythropoietin hormone để giúp kích thích cơ thể sản sinh các tế bào hồng cầu.
- Thuốc làm giảm sưng phù: Nếu người bệnh bị sưng phù tay chân, cần sử dụng thuốc lợi tiểu để cân bằng dịch có trong cơ thể.
- Thuốc bảo vệ xương: Bổ sung thêm vitamin D và canxi giúp xương chắc khỏe.
Giải pháp hiệu quả cho người suy thận độ 2
Ngoài việc tìm hiểu suy thận độ 2 có nguy hiểm không, người bệnh nên chủ động tìm kiếm giải pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này để tránh biến chứng sau này. Một trong số bài thuốc đông y chữa suy thận độ 2 nhận được sự tin tưởng của đông đảo người bệnh hiện nay đó chính là Cao Bổ Thận của Tâm Minh Đường.
Lý do Cao bổ Thận được nhiều người lựa chọn:
Thành phần quý hiếm:
Đây là bài thuốc cổ phương được chiết xuất từ 10 vị thảo dược quý hiếm, bao gồm:
- Cẩu Tích: Bồi bổ can thận, điều trị chứng tiểu tiện thất thường, mạnh gân cường cốt.
- Tục Đoạn – Nhung Hươu: Phục hồi chức năng thận, tăng cường lưu thông máu đến thận.
- Cỏ Xước – Sâm Cau: Loại bỏ độc tố trong thận, thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sỏi.
- Tơ Hồng Xanh – Nhục Nhung Dung: Hoạt huyết, lương huyết, loại bỏ độc tố gây suy thận.
- Dây Đau Xương – Câu Kỳ Tử: Hoạt chất alkaloid trong dây đau xương có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Xích Đồng: Bồi bổ thận, tái tạo hàng rào bảo vệ cơ thể.
Được biết, toàn bộ dược liệu đều được thu hái tại trung tâm trồng và phát triển cây thuốc Hà Nội, nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.
Quy trình bào chế nghiêm ngặt
Để chiết xuất tối đa dược tính của thảo mộc, các lương y đã áp dụng phương thức sắc thuốc truyền thống để bào chế Cao Bổ Thận. Nhờ đó, thành phẩm tạo ra sở hữu giá trị vô cùng đáng giá:
- Không tác dụng phụ: Thảo dược được nấu trên bếp củi trong suốt 48h giúp loại bỏ hoàn toàn tạp chất, nên không gây hại cho dạ dày và cơ thể.
- Hiệu quả nhanh: Cao tan nhanh trong nước, dễ dàng thẩm thấu vào thành dạ dày. Từ đó rút ngắn thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân suy thận độ 2.
- Tiện lợi: Cao được đóng trong lọ thủy tinh đã khử trùng, người bệnh chỉ cần pha cao với 150ml nước ấm là có thể sử dụng được ngay.
Liệu trình điều trị rõ ràng:
- Sau 1 liệu trình (10 ngày): Chức năng thận dần phục hồi. Cơ thể giảm dần các triệu chứng như tiểu tiện thất thường, bớt mệt mỏi. Người bệnh ăn ngon, ngủ ngon.
- Gia cố thêm 1-2 liệu trình nữa: Tạng thận được phục hồi hoàn toàn, chức năng loại bỏ độc tố trong máu và cân bằng dưỡng chất trong cơ thể trở lại bình thường.
Nhờ những ưu điểm vượt trội trên, Cao Bổ Thận đã góp phần đưa nhà thuốc Tâm Minh Đường trở thành “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” vào năm 2018.
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn!
Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp, bấm vào khung chat với bác sĩ ở góc dưới màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Ngoài ra, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh suy thận cấp độ 2 và tìm được phương pháp điều trị phù hợp.
Xem thêm: Virus HPV là gì, gây bệnh gì và con đường lây nhiễm