Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Dấu hiệu của suy nhược thần kinh và cách điều trị bệnh hiệu quả

Suy nhược thần kinh là một trạng thái rối loạn của hệ thần kinh trung ương. Chúng thường hay gặp ở lứa tuổi trung niên. Bệnh thường có các dấu hiệu như: mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kém trí nhớ, lo buồn,… Vậy suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Và cách điều trị bệnh suy nhược thần kinh như thế nào hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Dấu hiệu của suy nhược thần kinh và cách điều trị bệnh hiệu quả

1. Các dấu hiệu của suy nhược thần kinh bạn cần biết

Mệt mỏi

Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh. Có thể do vận động thể lực quá độ, lao động nặng nề dẫn đến mệt mỏi. Bình thường, khi mệt mỏi, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là có thể hồi phục. Nhưng mệt mỏi do suy nhược thần kinh dường như không có nguyên nhân. Nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi thể lực. Thậm chí càng ngủ thì càng cảm thấy suy yếu, không có sức. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, nằm trên giường cứ suy nghĩ tạp loạn, khó đi vào giấc ngủ.

Suy nhược thần kinh

Luôn trong trạng thái lo lắng, nghi ngờ mình có bệnh

Biểu hiện rất thường gặp khác của suy nhược thần kinh là người bệnh luôn nghi ngờ mình có bệnh. Chứng nghi bệnh có thể phát sinh chính từ cảm giác mệt mỏi khó giải thích được của họ. Có thể do những cảm giác khó chịu nào đó trong cơ thể. Hoặc từ những kiến thức đọc được trong sách báo y học mà lo sợ mình mắc bệnh.

Điển hình như khi đau đầu cho là bị khối u não, hồi hộp cho là bị bệnh tim, đầy hơi khó chịu trong dạ dày cho là bị viêm loét hoặc ung thư dạ dày. Mặc dù đã được khám toàn diện cẩn thận cho kết quả bình thường nhưng vẫn không thể loại bỏ được hoài nghi trong đầu người bệnh. Khi đó, bệnh nhân thường cho rằng bệnh của mình rất đặc biệt. Hoặc kiểm tra có thể bị nhầm. Cho nên vẫn tiếp tục tìm cách chữa trị bằng những phương pháp kỹ thuật cao và tốn kém hơn với hy vọng có thể biết được mình mắc bệnh gì.

Luôn trong trạng thái lo lắng, nghi ngờ mình có bệnh

Mất ngủ

Mất ngủ cũng là một trong những triệu chứng chủ yếu của bệnh suy nhược thần kinh. Có một số người ngủ ít. Nhưng ban ngày họ vẫn có thể tràn trề tinh thần làm việc, học tập, đầu óc rất sáng suốt, tình cảm rất bình ổn, rất ít bực bội, tức giận. Còn mất ngủ do suy nhược thần kinh thì thời gian ngủ ban đêm không nhiều. Do đó, thường vào ban ngày họ thường mệt mỏi, ngủ gật. Ngay cả khi ngồi cũng muốn ngủ cho xong. Nhưng nằm xuống lại không ngủ được! Thậm chí, họ còn dùng thuốc an thần để điều trị tạm thời nhưng nó lại không có kết quả hoặc kết quả không đáng kể.

mất ngủ do suy nhược thần kinh

Đau đầu

Người suy nhược thần kinh thường bị đau đầu âm ỉ. Đau toàn bộ vùng trán. Vùng đỉnh đầu hay vùng thái dương. Đau đầu xuất hiện tùy thuộc vào mức độ năng nhẹ của từng bệnh nhân. Có người sẽ bị đau cả ngày. Nhưng cũng có người chỉ bị đau vài giờ. Tuy nhiên, đau đầu có thể sẽ gia tăng đột biến khi mà người bệnh gặp phải biến cố gây kích động mạnh. Làm ảnh hưởng xấu đến những dây thần kinh trung ương trong não bộ.

Người bị suy nhược thần kinh thường bị đau đầu âm ỉ

Rối loạn lo âu

Khi chúng ta có những dấu hiệu như: lo lắng quá mức dễ giật mình, mất kiên nhẫn, cảm giác đứng ngồi không yên, suy nghĩ nhiều và không thể dừng lại, sợ hãi một cách vô lý, cân nặng giảm sút, mất tập trung trong công việc, … Nếu như bạn gặp một trong những điều đó thì rất có thể bạn đang mắc chứng rối loạn lo âu do suy nhược thần kinh rồi đấy!

rối loạn lo âu do suy nhược thần kinh

Suy giảm trí nhớ kéo dài

Suy giảm trí nhớ kéo dài cũng là một dấu hiệu cơ bản của bệnh suy nhược thần kinh. Những việc dù đã được lên kế hoạch trước đó nhưng đến ngày thực hiện thì chúng ta thường hay quên. Nếu điều này không được phát hiện sớm, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cuộc sống và công việc của bạn. Thậm chí, suy giảm trí nhớ lâu dài còn làm giảm khả năng phát triển của bản thân.

Suy giảm trí nhớ kéo dài

Trầm cảm

Trầm cảm là rối loạn về cảm xúc. Người bệnh trở nên buồn rầu, chán nản, mệt mỏi cảm thấy tương lai ảm đạm. Thường gây ra sự suy giảm chức năng xã hội và công việc, nghề nghiệp, học hành. Trầm cảm do suy nhược thần kinh cũng là dấu hiệu mà các bạn cần biết để phòng bệnh hiệu quả. Bởi vì theo ước tính của WTO, có khoảng 3 – 5% dân số thế giới mắc chứng rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm do suy nhược thần kinh trong suốt cuộc đời là 15 – 20%. Thậm chí, WHO ghi nhận khoảng 5.000 người chết do tự tử vì bệnh trầm cảm mỗi năm ở Việt Nam.

Những người mắc bệnh trầm cảm do suy nhược thần kinh thường có những biểu hiện như: luôn buồn chán, bi quan, mất quan tâm thích thú đối với các công việc hàng ngày, tự ti, cảm thấy mình vô dụng và thường nghĩ đến cái chết, chán ăn, sụt cân, … 

bệnh trầm cảm do suy nhược thần kinh

2. Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

Bệnh suy nhược thần kinh không nguy hiểm đến tính mạng!! Tuy nhiên nếu như chúng không được can thiệp sớm (vì khó phát hiện ra bệnh) thì sẽ để lại hậu quả tâm lý thêm nặng nề và gây tốn kém cho người bệnh.

Cụ thể, bệnh suy nhược thần kinh không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra tác động xấu tới các cơ quan khác trong cơ thể. Điển hình như: gây nên rối loạn tiết niệu, tiêu hóa, tim mạch. Trong đó, các bạn cần đặc biệt lưu ý đến những rối loạn ảnh hưởng tới tim mạch.

Bởi vậy, việc sớm phòng bệnh khi nhận thấy các dấu hiệu suy nhược thần kinh được xem là vấn đề cấp thiết. 

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

3. Điều trị bệnh suy nhược thần kinh như thế nào hiệu quả?

Để điều trị bệnh suy nhược thần kinh hiệu quả, trước hết bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì? Tùy vào từng nguyên nhân, chúng ta sẽ có biện pháp phòng bệnh tối ưu. Mất ngủ thì giải pháp phải là cải thiện giấc ngủ. Mệt mỏi hãy tìm cách thư giãn. Tập hít thở đều khi đang cảm thấy lo lắng, bất an. Và nhiều biện pháp hữu hiệu khác mà mình có đề cập riêng trong bài viết: Bệnh suy nhược thần kinh có chữa khỏi không? 

Song song đó, người mắc bệnh suy nhược thần kinh nên cần có một chế độ dinh dưỡng KHOA HỌC – HỢP LÝ. Các món ăn được chế biến từ bí đỏ, chuối sứ, tâm sen, canh lươn, … là những món ăn hiệu quả nhất dành cho người bệnh. Các bạn cũng có thể khám phá thêm những món ăn thông qua bài viết người bệnh suy nhược thần kinh nên ăn gì nhé! 

  • Người bệnh suy nhược thần kinh nên và không nên ăn gì?

Điều trị bệnh suy nhược thần kinh như thế nào hiệu quả?

Ngoài ra, đối với ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm ăn ngủ ngon bách linh . Đây là một loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng dành cho người mắc bệnh suy nhược thần kinh và được mọi người tin dùng.

Bách linh điều trị suy nhược thần kinh

Công dụng của ăn ngủ ngon Bách Linh:

– Giúp giấc ngủ sâu, giảm căng thẳng, lo âu, mệt mỏi khi thức dậy.
– Giúp có cảm giác ngon miệng, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ các trường hợp chán ăn, dầy trướng bụng.
– Cải thiện tuần hoàn não, giúp khí huyết lưu thông, giúp tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung, đặc biệt ở người cao tuổi.

Bạn nhấp Vào Đây để có thể xem chi tiết sản phẩm ăn ngủ ngon Bách Linh và hổ trợ hàng trực tuyến 

Mọi thông tin hay thắc mắc bạn có thể liên hệ qua:
+ Hotline: 0977037676 – ĐT: 08 39561247 tư vấn của dược sĩ
Hoặc địa chỉ:
+ Nhà thuốc Việt số 1: 596 Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM (đối diện bệnh viện chợ Rẫy).
+ Nhà thuốc Việt số 2: 210 Nguyễn Thái Sơn, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. HCM (ngay ngã 3 Nguyễn Thái Sơn – Phạm Ngũ Lão).
+ Nhà thuốc Việt Số 3: 60 Sương Nguyệt Ánh, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM.
+ Nhà thuốc Hồng Nhung: 145 Tôn Đản, Phường 14, Quận 4, TP.HCM.
Ngoài ra nếu bạn như bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề suy nhược thần kinh | suy nhuoc than kinh, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến gặp bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất nhé!
  •  Dấu hiệu và cách điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn
  • Bệnh thần kinh yếu là bệnh gì, làm sao để khắc phục? 
Chúc bạn sức khỏe !!!

Nguồn: http://agarwood.org.vn/dau-hieu-cua-suy-nhuoc-than-kinh-ban-can-biet-5863.html

Xem thêm: Cường kinh là gì? Cường kinh có gây thiếu máu thiếu sắt?

Rate this post
Exit mobile version