Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp nhiều ở những người lớn tuổi gây đau nhức khó và khó khăn trong vận động. Bệnh có xu hướng tiến triển âm thầm nên khi phát hiện người bệnh thường gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Việc tìm hiểu các dấu hiệu ban đầu sẽ hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Khớp gối là cơ quan có vị trí tiếp giáp giữa 3 khu vực xương, bao gồm: đầu trên của xương chày; đầu dưới của xương đùi; mặt sau của xương bánh chè và được sụn khớp che phủ. Cơ quan này chịu toàn bộ lực tác động của cơ thể và hoạt động nhiều nhất so với các khớp khác trong cơ thể. Chính vì thế mà khớp gối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động đi lại và vận động của cơ thể.
Khi cơ thể vận động, khớp được trượt trên bề mặt của các sụn, bởi thế nó rất dễ bị bào mòn. Thoái hóa khớp gối là tình trạng bề mặt sụn khớp gối bắt đầu xuất hiện những thương tổn và mất tính đàn hồi và không còn làm tốt nhiệm vụ bảo vệ đầu xương. Theo thời gian, sụn dần bị bào mòn và hình thành các gai xương làm biến đổi hình dạng xương và làm hư khớp.
Bệnh thường có xu hướng tiến triển âm thầm khiến người bệnh rất khó phát hiện. Ban đầu do dịch trong bao khớp chưa bị tác động nhiều nên người bệnh còn cảm thấy khá bình thường. Dần dần, dịch khớp sẽ hoạt động ngày càng kém khiến độ ma sát giữ các khớp ngày càng tăng, bề mặt sụn ngày càng mòn, khe khớp trở nên hẹp hơn dẫn đến sự đau đớn khi vận động.
Bệnh này thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, những người thường xuyên làm việc nặng quá sức hoặc những người kém vận động. Thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, có thể liên quan đến cả vấn đề sinh hoạt, làm việc và giới tính. Người bệnh cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có phương hướng điều trị và cải thiện bệnh phù hợp hơn.
Các nguyên nhân chính có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối bao gồm
Do tuổi tác
Có thể nói nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối chính là do tuổi tác. Bệnh thường gặp ở những người trên 55 tuổi. Nguyên nhân là do khi tuổi càng cao thì quá trình tổng hợp của sụn lại càng có xu hướng suy giảm. Vì thế các tế bào gần bị bào mòn và không được tái tạo lại khiến sụn bị thoái hóa nhanh chóng.
Thống kê cho thấy, chỉ có 10% tình trạng thoái hóa khớp gối xảy ra ở người dưới 26 tuổi. Độ tuổi 27- 45 là 25,5% và độ tuổi 46 – 60 thì tỉ lệ này lại lên tới 50%.
Thực tế từ sau độ tuổi trưởng thành thì các tế bào sụn cũng mất đi khả năng sinh sản và tự tái tạo, tuy nhiên nếu có lối sinh hoạt và làm việc phù hợp thì vẫn hoàn toàn có thể đẩy lùi nguy cơ thoái hóa sớm. Những người càng lớn tuổi thì quá trình thoái hóa càng diễn ra mạnh mẽ hơn khiến chân đau nhức, đặc biệt khi có sự thay đổi thời tiết đột ngột hay trời lạnh.
Do giới tính
Thống kê trên thực tế cho thấy tỷ lệ nữ giới bị thoái hóa khớp gối lên đến 80%. Đặc biệt những phụ nữ qua tuổi 5 thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn hẳn do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn nên dễ dàng bị bào mòn hơn.
Bên cạnh đó, do tình chất công việc nên phụ nữ thường có thói quen đi giày cao gót. Điều này sẽ gây áp lực trực tiếp lên sụn khiến nguy cơ thoái hóa tiến triển nhanh hơn.
Một lý do khác khiến phụ nữ thường có tỷ lệ thoái hóa khớp cao hơn chính là quá trình mang thai. Khi mang thai sức nặng của thai nhi thường gây áp lực lớn lên sụn. Đồng thời nếu giai đoạn này mẹ không được bổ sung gầy đủ canxi có thể dẫn đến quá trình thai nhi canxi từ mẹ để hỗ trợ quá trình hình thành cơ thể hoàn chỉnh. Cơ thể mẹ thiếu canxi cho xương cũng dẫn đến quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn bình thường.
Do cân nặng
Khớp gối chịu ảnh hưởng rất nhiều từ trọng lượng cơ thể vì vậy đây cũng là một yếu tố rất quan trọng có liên quan đến việc thoái hóa khớp sớm. Các nghiên cứu cho thấy nếu cơ thể tăng thêm 0.45kg cũng có nghĩa khớp gối vào chịu thêm đến 1.5kg khi đi bô và chịu thêm 4.5kg khi chạy.
Trọng lượng dư thừa không chỉ gây ra nhiều bệnh mà còn tăng cường áp lực lên hai khớp gối, khiến cho sụn khớp nhanh bị bào mòn và biến dạng hơn. Đặc biệt ở phụ nữ thừa cân béo phì trên tuổi 40 có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người có cân nặng ổn định.
Do gặp những chấn thương ở chân
Người gặp những chấn thương trong quá trình vận động hay bị tai nạn giao thông có liên quan đến xương bánh chè, dây chằng, đầu dưới khớp đùi.. đều có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối sớm do sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không điều trị dứt điểm ngay từ đầu tình trạng thoái hóa có thể diễn ra vô cùng nhanh chóng và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Do tính chất công việc
Những người thường xuyên làm việc nặng quá sức, vận động mạnh khiến quá trình ma sát diễn ra nhiều nên sụn gối nhanh chóng bị bào mòn thoái hóa hơn. Tình trạng này thường xảy ra ở những người làm các công việc chân vay, vận động mang vác nhiều.
Những vận động viên tập luyện quá sức với cường độ mạnh cũng là những đối tượng rất dễ gặp tình trạng này. Ngoài ra phụ nữ làm những công việc phải đi giao tiếp nhiều, đi bằng giàu cao gót cũng làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối hơn hẳn những người thường đi giày bệt. Những người làm các công việc lễ tân phải đi giày cao gót cũng dễ mắc bệnh này hơn.
Ít tập thể dục
Vận động làm việc quá mức có thể dẫn đến quá trình thoái hóa nhanh hơn nhưng việc quá lười vận động cũng có thể gây ra tình trạng tương tự. Nguyên nhân là do khi thiếu vận động sẽ làm cho các cơ trở nên lỏng lẻo, thiếu độ linh hoạt dẫn đến các cấu trúc cơ, xương, gân , dây chằng rất dễ bị sai lệch.
Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng có thể liên quan đến tình trạng thoái hóa khớp gối, bao gồm
- Lạm dụng corticoid: Đây là nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị các bệnh dị ứng có tác dụng kháng viêm hay ức chế hệ miễn dịch. Tuy nhiên việc lạm dụng quá mức nhóm thuốc này có thể dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp gối nhanh hơn.
- Hệ miễn dịch phá hủy: Do sụn khớp được nuôi dưỡng và bảo vệ bởi các dịch khớp, vì nếu khi hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp, áp dụng luôn cho các sụn khỏe và sụn hư.
- Do chế độ sinh dưỡng: Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng xương khớp. Vì vậy nếu thường xuyên ăn chế độ thiếu canxi có thể làm xương sụn trở nên yếu và dễ bị thoái hóa hơn. Ngoài ra việc ăn uống thiếu chất và uống nhiều rượu bia cũng làm giảm tiết chất nhờn cho sụn và khiến cơ quan này bị phá hủy nghiêm trọng hơn.
- Mắc một số bệnh lý: Những người bị một số bệnh lý như gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp hay các hội chứng rối loạn chuyển hóa cũng có xu hướng dễ thoái hóa sụn khớp hơn.
- Sinh hoạt không đúng tư thế: Đứng, nằm hay ngồi sai tư thế cũng là nguyên nhân khiến người bệnh mắc bệnh này rất cao.
Biểu hiện thoái hóa khớp gối
Như đã nói trong giai đoạn bệnh mới khởi phát người bệnh thường rất khó để nhận biết. Chỉ khi tình trạng sụn khớp bị bào mòn quá mức và gây ra các cơn đau nhức dữ dội người bệnh thường mới bắt đầu đi kiểm tra và phát hiện. Bác sĩ sẽ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm kiểm tra để xác định mức độ và tình trạng bệnh.
Bệnh có thể được chia làm 3 giai đoạn như sau
- Giai đoạn khởi phát: Lúc này khớp gối chưa bị tổn thương quá nhiều nên người bệnh chỉ cảm thấy những cơn đau thoáng qua, không quá rõ ràng. Cơn đau mơ hồi có thể xuất hiện khi vận động mạnh hoặc khi mới ngủ dậy. Đôi khi duỗi chân ra hoặc gập chân lại có thể nghe thấy tiếng lạo xạo ở khớp gối.
- Giai đoạn giữa: dịch khớp lúc này đã bị khô nhiều hơn khiến các cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi vận động hay di chuyển từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi hoặc leo cầu thang. Lúc này buổi sáng khi thức dậy người bệnh có thể gặp các cơn tê cứng chân kéo dài đến 30 phút. Giai đoạn này chủ yếu người bệnh vẫn chưa chịu đi khám mà thường chỉ dùng một số loại thuốc giảm đau kháng viêm.
- Giai đoạn thương tổn: Các thương tổn lúc này đã làm tổn thương mô dưới sụn, hẹp khe khớp, dịch khớp khô cứng khiến xương bị bào mòn nghiêm trọng khiến việc đứng lên ngồi xuống cực kỳ khó khăn, thậm chí là không thể lên cầu thang. Các cơn đau xuất hiện thường xuyên với cường độ mạnh, đặc biệt về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được. Tiếng cọt kẹt bên trong khớp gối kêu ngày càng rõ mỗi khi chuyển động.
Chủ yếu biểu hiện rõ ràng nhất để bạn có thể nhận biết tình trạng thoái hóa khớp gối chính là qua những cơn đau và tiếng cọt kẹt khi cử động gối. Để rõ ràng hơn, bạn có thể tự kiểm tra bệnh qua những triệu chứng sau
- Có đau khớp gối khi đứng lên hay ngồi xuống: Thực chất nếu ở một tư thế đứng hay ngồi đều khiến bạn có hiện tượng bị tê chân tuy nhiên những cơn đau do thoái hóa khớp gối sẽ xuất hiện ngay thời điểm bạn bắt đầu ngồi hay đứng. Cơn đau có thể khiến bạn phải rùng mình nhẹ
- Có nghe tiếng kêu phát ra từ khớp gối: Khi trong một tư thế quá lâu nếu vặn mình bạn có thể nghe được tiếng xương kêu nhẹ còn với khớp gối tiếng kêu sẽ khá rõ ràng, lụp cụp nhưng không hề có dấu hiệu sưng tấy.
- Cảm giác vào buổi sáng: Thường những người bị thoái hóa khớp gối luôn có cảm giác đau nhức chân hay cứng khớp gối, nếu các cơn đau kéo dài và diễn ra thường xuyên rất có thể bạn đã bị mắc bệnh này.
- Có đau khi lên xuống cầu thang: Do khi bước chân cầu thang khớp gối có xu hướng chịu nhiều áp lực hơn, vì vậy nếu bị thoái hóa khớp gối thì việc đưa chân lên sẽ khiến người bệnh chịu một cơn đau nhức nhối ở chân. Gối tê mỏi và dường khi mất cảm giác sau khi leo xong. Thường những người đi lên cầu thang sẽ chịu cơn đau nhiều hơn là đi xuống.
Nếu cảm thấy bản thân có hơn một hoặc đầy đủ các dấu hiệu trên bạn cần đến ngay các bệnh viện có chuyên khoa về xương khớp để có thể cải thiện và điều trị bệnh kịp thời.
Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Đầu tiên có thể thấy rõ ràng thoái hóa khớp gối khiến cho người bệnh vô cùng mệt mỏi do những cơn đau nhức hành hạ. Bệnh càng để lâu, các cơn đau càng dữ dội hơn, đặc biệt có xu hướng đau mạnh hơn về đem do nhiệt độ hạ thấp khiến người bệnh mất ngủ , tinh thần suy nhược, ngày càng trở nên thiếu sức sống.
Bệnh nếu không được điều trị dứt điểm kịp thời còn có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác như
- Cứng khớp.
- Đi lại khó khăn và có thể phải dùng nạng hỗ trợ
- Biến dạng khớp gối, hai chân dưới bị cong
- Teo cơ.
- Bại liệt, tàn phế, thậm chí phải dùng đến xe lăn.
Như vậy có thể thấy những biến chứng mà bệnh gây ra là vô cùng nguy hiểm. Bệnh tiến triển từ từ khiến cho sức khỏe ngày càng sa sút mà người bệnh không hề phát hiện, cơ thể ngày càng suy nhược nên dễ mắc thêm rất nhiều bệnh lý khác.
Điều trị thoái hóa khớp gối
Để điều trị bệnh này tốt nhất người bệnh cần đi đến các bệnh viện chuyên khoa để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm như chụp X quang, siêu âm khớp, chụp MRI, nội soi khớp để kiểm tra tình trạng sụn khớp và những hư hại ở xương mà thoái hóa gây ra. Từ đó mới có thể đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp hơn.
Thường nếu tình trạng thoái hóa mới ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ được ưu tiên điều trị tại nhà bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và vận động hơn. Tuy nhiên nếu tình trạng thoái hóa đã bước vào giai đoạn nguy hiểm việc dùng thuốc sẽ được chỉ định hoặc có thể can thiệp ngoại khoa nếu cần.
Phương pháp Tây y
Nguyên tắc điều trị thoái hóa khớp gối như sau
- Giảm đau trong các đợt tiến triển
- Phục hồi chức năng vận động của khớp gối đồng thời ngăn chặn nguy cơ biến dạng
- Hạn chế tối đa các tác dụng của thuốc trên người bệnh, đặc biệt là nhóm người cao tuổi.
- Kết hợp nâng cao chất lượng đời sống và tinh thần cho bệnh nhân.
Dựa trên nguyên tắc này bác sĩ sẽ đưa ra những liệu trình phù hợp để hạn chế thấp nhất các tác phụ không tốt đồng thời đẩy nhanh hiệu quả cải thiện sức khỏe, giảm cơn đau nhức cho người bệnh. Theo đó, các phương pháp dùng trong điều trị bằng phương pháp Tây y bao gồm
Dùng thuốc
Việc dùng thuốc mang đến tác dụng giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa tiếp tục tiến triển xấu hơn. Các loại thuốc thường được dùng bao gồm
- Thuốc giảm đau: Paracetamol: 1g -2g/ ngày.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): có thể dùng các loại thuốc bôi ngoài da (như Voltaren Emulgel), nhóm Corticosteroid hoặc tiêm nội khớp Hydrocortison acetat. Ngoài ra có thể dùng các chế phẩm chậm như Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate, Acid hyaluronic (AH)
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm: được chỉ định ngay trong giai đoạn đầu của bệnh kết hợp với cá loại thuốc trên.
- Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP): được dùng bằng cách lấy máu tĩnh mạch, áp dụng phương pháp chống đông, ly tâm tách huyết tương cuối cùng bơm vào khớp gối.
Liệu pháp tế bào gốc
Đây là phương pháp dùng trong điều trị thoái hóa khớp gối ngày nay với nhiều ưu điểm đặc biệt là độ an toàn cao. Theo đó, tế bào gốc này sẽ được nuôi cấy trực tiếp từ mô mỡ tự thân của người bệnh. Ngoài ra cũng có thể dùng các tế bào đã được sản xuất hàng loạt dưới dạng thuốc và tiêm vào khớp gối. Tế bào này có tác dụng hoạt hóa và cải thiện hoạt động của các tế bào khác.
Tuy nhiên phương pháp này thường chỉ có thể duy trì tác dụng trong 3- 4 năm, thậm chí là ngắn hơn tùy vào cơ địa, nhất là ở người lớn tuổi. Cũng có trường hợp cơ địa không tiếp nhận được loại tế bào này và gây ra một số phản ứng dị ứng khác. Bên cạnh đó, chi phí tiêm tế bào gốc cũng khá cao và không phải cơ sở y tế nào cũng đủ điều kiện để thực hiện. Vì thế mà phương pháp này chữa được dùng rộng rãi.
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất vì khá an toàn, cho hiệu quả lâu dài mà chi phí cũng không quá đắt đỏ. Các phương pháp này sẽ giúp giảm đau chống viêm đồng thời hỗ trợ khả năng vận động của người bệnh dần ổn định lại. Một số kỹ thuật thường được sử dụng trong vật lý trị liệu như chiếu hồng ngoại, chườm nóng; các liệu pháp khác như suối khoáng, bùn..
Tuy nhiên các liệu pháp này chỉ được chỉ định khi người bệnh không có dấu hiệu sưng viêm hay đau đớn. Việc trị liệu cũng cần được thực hiện tại các bệnh viện chuyên môn dưới sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo đúng phương pháp và an toàn tuyệt đối cho người dùng.
Phẫu thuật
Hầu hết phẫu thuật là phương pháp cuối cùng phải sử dụng nếu tình trạng thoái hóa đã quá trầm trọng như khớp biến dạng, không thể cử động, có tình trạng viêm bao hoạt dịch.. Việc phẫu thuật có thể tiềm ẩn một số nguy hiểm cũng như không thể phục hồi hoàn toàn chức năng vận động của khớp gối nên được hạn chế sử dụng hơn.
Một số phương pháp phẫu thuật thường được dùng như
- Cắt lọc, bào, rửa khớp.
- Khoan kích thích tạo xương (microfracture).
- Cấy ghép tế bào sụn.
- Phẫu thuật đục sửa xương trục.
Với những người lớn tuổi có thể được chỉ định thay khớp nhân tạo để hỗ trợ các chức năng vận động sau phẫu thuật tốt nhất.
Điều trị bằng Đông y
Sử dụng các phương pháp đông y trong điều trị thoái hóa khớp gối cũng là phương pháp được rất nhiều người ưu tiên áp dụng. Ưu điểm của các phương pháp này là có độ an toàn cao ( nếu tìm đến các cơ sở uy tín), không gây hại cho người bệnh tuy nhiên lại cần phải mất một thời gian dài mới có hiệu quả.
Tuy nhiên người bệnh cần chú ý tìm đến các cơ sở đông y uy tín, chất lượng bởi nếu chỉ cần châm sai một kinh huyệt nào đó cũng có thể gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm cho bản thân.
Châm cứu
Theo y học cổ truyền, châm cứu đem đến tác dụng giúp loại trừ tà khí, hành khí, cho máu huyết lưu thông, nhờ đó có thể giảm sưng đau khớp, đồng thời hỗ trợ chứng năng vận động ổn định. Châm cứu đem đến tác dụng rất lâu dài, đồng thời còn giúp bổ thận, cường gân tráng cốt, điều trị tận gốc từ căn nguyên gây bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát vô cùng hiệu quả.
Thủy châm
Đây là phương pháp được thực hiện trên cơ chế dùng kim thuốc để đưa 1 lượng nhỏ thuốc vào các huyệt đạo sẽ giúp giải quyết các tình trạng sưng viêm bên trong khớp gối nhanh chóng. Thủy châm được đánh giá là đem lại hiệu quả rất cao trong điều trị thoái hóa khớp gối mà hầu như không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
Cấy chỉ
Cấy chỉ là phương pháp đem lại tác dụng cực kỳ nhanh chóng thường được sử dụng rất nhiều hiện nay trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Theo đó, người ta sẽ đưa vào bên trong sụn khớp loại chỉ tự tiêu catgut nhằm kích thích huyệt đạo, tăng quá trình chuyển hóa và tuần hòa để nuôi dưỡng sụn.
Phương pháp này có ưu điểm là đem lại tác dụng cực kỳ nhanh chóng, thường chỉ sau 1-3 ngày cấy chỉ người bệnh sẽ không còn bị cơn đau hành hạ. Tuy nhiên cấy chỉ lại chỉ có thể duy trì tác dụng trong 1-2 năm, tùy cơ địa. Tuy nhiên chi phí cho mỗi lần cấy chỉ cũng không quá đắt đỏ nên bạn có thể tham khảo phương pháp này.
Điều trị tại nhà
Như đã nói, thường với tình trạng thoái hóa khớp gối ở giai đoạn đầu thì việc điều trị tại nhà không dùng thuốc sẽ được ưu tiên hơn hẳn. Người bệnh sẽ được hướng dẫn các phương pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để có thể hỗ trợ quá trình cải thiện bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Những vấn đề trong điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà bao gồm
- Giảm cân hợp lý bằng các phương pháp khoa học
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi xương khớp chính là các thực phẩm giàu canxi, vitamin và các khoáng chất như các loại cá sống ở nước lạnh, nước hầm xương bò, ngũ cốc, đậu nành..
- Hạn chế các thực phẩm không tốt cho xương đặc biệt là rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn nhanh hoặc các thực phẩm cay nóng.
- Tăng cường tập các bài thể dục nhẹ nhàng để cải thiện chức năng vận động.
- Xoa bóp chân tay hằng ngày.
Tùy vào từng tình trạng sức khỏe bệnh nhân sẽ được hướng dẫn những bài tập điều trị tại nhà phù hợp hơn.
Phòng tránh thoái hóa khớp gối
Việc phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này hoàn không khó, chỉ cần người bệnh chú ý một chút thì trong đời sống sinh hoạt hằng ngày thì có thể ngăn chặn nguy cơ thoái hóa khớp gối tối đa. Một số phương pháp để phòng tránh bệnh này như
- Duy trì cân nặng ổn định, có thể dựa theo chỉ số BMI
- Kiểm soát lượng đường huyết trong máu
- Hạn chế mang vác nặng với cường độ liên tục
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ canxi, vitamin và khoáng chất cho cơ thể
- Hạn chế các chất béo, rượu bia và các chất kích thích khác.
- Tập luyện thể dục thường xuyên và phù hợp với sức khỏe của từng người như bơi lội, đạp xe đạp, tập dưỡng sinh..
- Thường xuyên khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh.
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm mà người bệnh cần phải phòng tránh sớm để tránh các biến chứng có thể làm suy giảm sức khỏe sớm. Bên cạnh đó, ,mỗi người hãy bắt đầu việc phòng tránh bệnh bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp để tăng cường sức khỏe tốt hơn mỗi ngày.
Xem thêm: Kem chống nắng tốt nhất dành cho da nám