Sử dụng thuốc trong điều trị thoái hóa khớp gối luôn được nhiều người tin tưởng chọn lựa. Tác dụng chính của những loại thuốc này chủ yếu là giảm đau, kháng viêm và ngăn ngừa thấp khớp. Để biết bệnh thoái hóa khớp gối uống thuốc gì là tốt nhất, bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh
Theo các chuyên gia xương khớp, phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả cần kết hợp giữa phương pháp điều trị nội khoa và chế độ sinh hoạt lành mạnh. Trong đó phương pháp điều trị nội khoa phổ biến chính là việc sử dụng thuốc. Nhưng nhiều người bệnh lại không biết thoái hóa khớp gối uống thuốc gì là hiệu quả?
Công dụng chính của thuốc điều trị thoái hóa khớp gối là giảm các cơn đau nhức, sưng tấy và cơ cứng khớp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc có tác dụng dài hạn để giúp phòng ngừa tình trạng bệnh tái phát.
Tuy nhiên để việc sử dụng thuốc đạt được hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc.
Hầu hết các loại thuốc tác dụng giảm đau đều có một số tác dụng phụ cho người bệnh. Do đó, khi sử dụng người bệnh hết sức lưu ý đến thành phần, cách sử dụng và thời gian sử dụng để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sử dụng thuốc điều trị chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ và trung bình. Với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh sử dụng thuốc hầu như không có tác dụng. Lúc này, bệnh nhân cần tìm đến phương pháp can thiệp ngoại khoa mới điều trị dứt điểm được.
Tổng hợp 10 loại thuốc thoái hóa khớp gối hiệu quả
Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán về mức độ tổn thương, độ tuổi và mức độ đáp ứng để từ đó có phác đồ điều trị thích hợp. Để trả lời cho câu hỏi “thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?”, người bệnh có thể tham khảo 10 loại thuốc phổ biến dưới đây:
Thuốc giảm đau thông thường Paracetamol
Biểu hiện đặc trưng của bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng đau nhức âm ỉ ở khớp gối. Đôi khi người bệnh có hiện tượng tê cứng khớp và tiếng kêu khi vận động. Phương pháp làm giảm đau nhức nhanh nhất chính là sử dụng thuốc Paracetamol mà không cần đến kê toa từ bác sĩ.
Cơ chế tác động: Paracetamol gây ức chế tiền chất gây viêm cyclooxygenase trong hệ thần kinh trung ương. Hoạt chất này làm giảm khả năng tổng hợp prostaglandin. Từ đó kiểm soát những cơn đau nhức từ mức độ nhẹ đến trung bình. Ngoài tác dụng giảm đau, Paracetamol còn có tác dụng giúp hạ sốt, giảm thân nhiệt hiệu quả.
Đây là loại thuốc có tác dụng nhanh, tương đối an toàn và tác dụng trên phạm vi rộng. Người bệnh có thể sử dụng loại thuốc này không cần phân biệt đối tượng, độ tuổi, ngoại trừ những người có các bệnh lý nền.
Paracetamol chống chỉ định với những người bệnh bị suy gan nặng, người thường xuyên bị thiếu máu, thiếu sắt hay gặp những vấn đề về gan, phổi hay tim. Ngoài ra, trong thời gian uống thuốc, người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích.
Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì? – Thuốc tác dụng chậm Diacerein
Diacerein là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh thoái hóa khớp nói chung. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh thoái hóa cột sống tiến triển mức độ nhanh sẽ không được chỉ định sử dụng thuốc.
Cơ chế tác động: Diacerein làm kích thích khả năng sản xuất ra chất tạo keo, các proteoglycan và axit hyaluronic. Ngoài ra, loại thuốc này có khả năng ức chế di chuyển thực bào, tế bào gây viêm, đại thực bào và cytokine IL-1b.
Đây là loại thuốc có tác dụng trong việc tái tạo các mô sụn bị thoái hóa, giảm đau và chống viêm tại vị trí khớp gối bị tổn thương.
Khi sử dụng thuốc Diacerein , người bệnh nên sử dụng thường xuyên trong một thời gian theo chỉ định của bác sĩ mới phát huy được công dụng
Một số trường hợp không được sử d
ụng thuốc Diacerein:
- Những người có tiền sử hoặc mắc bệnh về gan
- Có tiền sử bị mất nước do tiêu chảy nặng hoặc giảm kali trong máu
- Mẫn cảm với thành phần của thuốc và bị viêm co thắt đại tràng
Thuốc chống viêm không steroid NSAID
Với những bệnh nhân khi sử dụng Paracetamol không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc chống viêm NSAID để giúp giảm đau, kháng viêm trường hợp nặng.
Cơ chế tác động: NSAID gây ức chế cyclooxygenase 1 và 2, làm giảm tổng hợp prostaglandin từ đó cải thiện hiệu quả các cơn đau. Ngoài ra, loại thuốc này còn gây ức chế PFG2, khiến người bệnh không cảm thủ được tín hiệu gây đau, làm giảm cảm giác đau nhức đáng kể.
Tác dụng chính của thuốc trị thoái hóa khớp gối NSAID là chống viêm, giảm đau và làm giảm các hiện tượng sưng đỏ hay nóng rát tại khớp gối.
Dưới đây là 4 loại thuốc đặc trưng của nhóm NSAID:
- Aspirin: Được chỉ định với trường hợp đau và sưng nhẹ. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Ibuprofen: Là loại thuốc giúp ức chế quá trình gây viêm và làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp gây ra.
- Naproxen: Loại thuốc này có tác dụng giảm sưng tấy, đau nhức và cơ cứng khớp gối. Người bệnh chỉ nên sử dụng tối đa liều dùng từ 1000 – 1100mg/ ngày.
- Thuốc bôi Voltaren gel: Có tác dụng chống viêm giảm đau hiệu quả. Người có vết thương hở không nên sử dụng thuốc bôi này.
Tác dụng phụ: Thành phần trong nhóm thuốc NSAID có thể gây ra hiện tượng viêm loét dạ dày, tá tràng, suy giảm chức năng gan. Sử dụng thường xuyên có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm như suy tủy, giảm bạch cầu, suy thận,…
Những đối tượng dưới đây tuyệt đối không nên sử dụng NSAID:
- Người có tiền sử bị xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày hay mắc rối loạn đông máu
- Tiền sử khởi phát cơn hen khi dùng NSAID hoặc có hiện tượng nổi mề đay
- Người mắc suy gan và suy tim mãn tính
- Phụ nữ đang mang thai đặc biệt ở giai đoạn thai kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối
- Người đang chuẩn bị làm phẫu thuật
NSAID chỉ được sử dụng khi có kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc cần hết sức lưu ý với các hiện tượng bất thường của cơ thể và thông báo ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì và nên sử dụng thế nào hiệu quả? Khi tình trạng thoái hóa khớp diễn biến nhanh hơn khiến cho người bệnh luôn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi, người bệnh được chỉ định sử dụng loại thuốc này.
Cơ chế tác động của thuốc chống trầm cảm 3 vòng là ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine. Từ đó giúp người bệnh giải tỏa tâm lý và kiểm soát cơn đau nhức. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau sẽ không rõ rệt mà cần phải sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau khác.
Người bệnh thoái hóa khớp gối có thể được chỉ định thuốc như: Venlafaxin, Duloxetine, Imipramine, Amitriptylin, Doxepin,…
Chống chỉ định:
- Người dị ứng với thành phần của thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc sử dụng monoamine oxidase
- Bệnh nhân đang phục hồi sau tình trạng nhồi máu cơ tim
Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh sẽ có một số tác dụng phụ như khô miệng, thị lực giảm, tiểu khó, rối loạn nhịp tim, buồn ngủ,…
Thuốc giảm đau gây nghiện opioids
Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì chính là vấn đề của nhiều bệnh nhân. Opioids là loại thuốc chữa thoái hóa khớp gối từ mức độ bệnh trung bình đến nặng. Trong thuốc giảm đau gây nghiện chứa chất tổng hợp có chiết xuất tự nhiên để tác động lên thụ thể opioid trên hệ thần kinh trung ương.
Tác dụng chính:
- Thuốc có tác dụng giảm đau nhờ vào việc kích thích Rp-muy và kappa để tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể. Khi thuốc ngấm dần vào cơ thể sẽ khiến bệnh nhân biến đổi trạng thái tâm lý và ức chế cảm g
iác đau. - Thu hồi canxi ở ngọn thần kinh để khiến mất cảm giác đau P, làm biến đổi hệ thống dẫn truyền thần kinh.
- Giảm căng thẳng và lo âu quá mức, xoa dịu thần kinh của bệnh nhân.
Một số loại thuốc điển hình của nhóm opioids đó là Codein và Tramadol để làm giảm các cơn đau.
Chống chỉ định:
- Người bệnh không được sử dụng opioids nếu quá mẫn với thành phần thuốc, có tiền sử suy tim, suy hô hấp hay suy gan nặng.
- Ngoài ra phụ nữ đang mang thai và cho con bú hay những người mắc bệnh hen suyễn cũng không nên sử dụng thuốc.
- Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc ức chế mono-aminoxidase trong vòng nửa tháng cũng không được chỉ định sử dụng.
Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh trường hợp nghiện thuốc. Nếu có xảy ra cần liên hệ với các sĩ để được xử lý kịp thời.
Thuốc chống thấp khớp DMARD
Thuốc DMARD được chỉ định sử dụng thêm trong đơn thuốc điều trị thoái hóa khớp gối khi ở giai đoạn bệnh nặng. Lúc này, người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau đã không còn có tác dụng nữa.
Công dụng của thuốc chống thấp khớp chủ yếu là ngăn chặn sự phá hủy của xương và sụn khớp, giảm quá trình phá hủy xương sụn khớp.
Một số loại thuốc chống thấp khớp nhóm DMARD phổ biến là: Cyclophosphamide, Ciclosporin, Hydroxychloroquine, Methotrexate, Leflunomide, Mycophenolate,…
Tuy nhiên, các loại thuốc này đều có tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì và tuân thủ đúng theo liều lượng theo hướng dẫn các bác sĩ chuyên khoa.
Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì hiệu quả? – Glucosamine
Glucosamine là loại thuốc được sử dụng điều trị và phòng ngừa bệnh lý xương khớp có nguyên nhân quá trình lão hóa gây ra. Theo thời gian, Glucosamine trong cơ thể thường có xu hướng giảm đi khiến mô sụn bị xơ hóa và kém linh hoạt.
Loại thuốc này có chiết xuất chính từ xương bò và hải sản. Từ đó, khi người bệnh bổ sung lượng glucosamine vào cơ thể giúp cho các mô sụn được tái tạo tốt hơn. Ngoài ra, thuốc còn giúp kích thích sản sinh dịch khớp trong màng hoạt dịch và khả năng hấp thu canxi cơ thể.
Cơ chế tác động: Glucosamine hiệu quả do cơ chế ức chế enzyme – nguyên nhân gây quá trình hủy xương như enzyme phospholinase, collagenase, stromelysin,… Từ đó, người bệnh có thể giảm đi các triệu chứng đau nhức cũng như tăng quá trình phục hồi các mô sụn trong cơ thể người bệnh.
Glucosamine chống chỉ định với những người có tiền sử suy gan, mắc bệnh tiểu đường hay dị ứng với hải sản,…
Lưu ý: Khi sử dụng người bệnh cần phải kiên trì trong một thời gian do thuốc có hiệu quả chậm.
Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì? – Viên uống Chondroitin
Chondroitin là thành phần quan trọng trong các mô tế bào cơ thể con người. Đây là một sulfated glycosaminoglycan quan trọng nên khi thiếu hụt sẽ gây ra hiện tượng thoái hóa khớp.
Cơ chế tác động:
- Chondroitin ức chế quá trình tổng hợp enzyme nitric oxid và enzyme proteolytic có hại cho sụn khớp.
- Ngoài ra hỗ trợ kích thích tổng hợp axit hyaluronic và proteoglycan giúp chống viêm và tái tạo các mô sụn đã bị hư tổn nặng.
Tác dụng: Đây là loại thuốc có tác dụng duy trì độ đàn hồi sụn khớp và cải thiện sức bền của các collagen nội bào. Ngoài ra Chondroitin còn làm co giãn linh hoạt mô sụn liên kết và ngăn ngừa quá trình lão hóa xương khớp cơ thể.
Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng Chondroitin cùng glucosamine hoặc các thực phẩm tốt cho xương khớp khác để tăng hiệu quả điều trị thoái hóa khớp gối.
Thuốc tiêm chứa Hyaluronic acid
Trên thực tế, bác sĩ thường tiến hành tiêm Hyaluronic acid đối với các bệnh nhân đau nhức nặng. Phương pháp này không chỉ cải thiện các cơn đ
au nhức mà còn kiểm soát phản ứng viêm tại vị trí tổn thương. Ngoài ra Hyaluronic acid còn giúp phục hồi và tái tạo các mô sụn, tăng cường sức khỏe xương khớp.
Đây là loại thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch giống như dịch nhờn của khớp. Từ đó khi bác sĩ tiêm Hyaluronic acid vào mô sụn khớp sẽ giúp bôi trơn, làm giảm ma sát mô sụn mỗi khi người bệnh vận động hoặc đi lại.
Song song với việc tiêm thuốc, người bệnh nên dùng một số loại thuốc có tác dụng chống thoái hóa xương như MSM, Glucosamine, Chondroitin,…
Thuốc tiêm Corticosteroid
Corticosteroid là thuốc ức chế miễn dịch và chống viêm hiệu quả, có tác dụng giống như hormone cortisol nội sinh cơ thể. Phương pháp tiêm được chỉ định khi người bệnh thoái hóa khớp có hiện tượng viêm mà các loại thuốc trên không đáp ứng được.
Một số loại thuốc tiêm corticosteroid phổ biến đó là:
- Corticosteroid tác dụng nhanh, thời gian ngắn: Hydrocortison acetate, Prednisol acetate.
- Corticosteroid tác dụng chậm: Dipropan, Depomerdol, Betamethason.
Hiện nay, không chỉ có dạng thuốc tiêm, Corticosteroid còn có dạng thuốc bôi, thuốc hít, thuốc uống,… nhưng thuốc tiêm là sự lựa chọn nhanh và hiệu quả nhất.
Cơ chế tác động của Corticosteroid thông qua việc ức chế các phản ứng viêm trong cơ thể, từ đó giúp giảm đau nhức. Đây là thuốc có tác động mạnh nên bác sĩ thường chỉ định tiêm ổ khớp tối đa 3 lần/năm và bệnh nhân cần theo dõi cẩn thận trong quá trình tiêm thuốc.
Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp một số các tác dụng phụ như:
- Chảy máu vị trí tiêm, nhiễm trùng, đau nhức nặng hơn
- Yếu cơ, mặt nóng bừng, mất ngủ, đứt gân
- Tăng đường huyết và giảm sức đề kháng cơ thể
Lưu ý khi sử dụng thuốc thoái hóa khớp gối
Sử dụng thuốc là phương pháp kiểm soát cơn đau nhức, tê viêm hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, trong khi sử dụng bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề dưới đây để không ảnh hưởng tới sức khỏe:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ theo phác đồ đã được chỉ định.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc, thay thế thuốc hay liều lượng cho phép.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ nếu có tiền sử mắc bệnh lý hoặc dị ứng với thành phần của thuốc.
- Một số loại thuốc cần người bệnh kiên trì sử dụng trong thời gian dài như Glucosamine, Chondroitin,… Những loại thuốc còn lại đều không được bác sĩ khuyến khích sử dụng thời gian dài.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh nên áp dụng các biện pháp giảm đau nhức ngay tại nhà bằng các mẹo dân gian hoặc các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh xương khớp.
- Có chế độ ăn uống hỗ trợ điều trị thoái hóa và sinh hoạt lành mạnh, không ảnh hưởng đến xương khớp.
- Tham gia các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng cho sức khỏe xương khớp.
- Nếu gặp các tác dụng phụ khi dùng thuốc, cần ngưng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì và sử dụng thế nào hiệu quả là vấn đề của rất nhiều bệnh nhân. Những loại thuốc trên trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Điều cần thiết là người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, chẩn đoán và lên phác đồ phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Xem thêm: Loại sữa nào tốt cho mẹ bầu khi bị đái tháo đường thai kỳ?