Bệnh chàm môi là tình trạng da môi ngứa ngáy, bong tróc, nứt nẻ và nổi mụn nước trên da. Căn bệnh này thường bùng phát vào mùa đông, thời tiết hanh khô và gây ra nhiều sự khó chịu, đau rát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều rủi ro ngoài ý muốn.
Bệnh chàm môi là gì?
Bệnh chàm môi hay còn được gọi là bệnh viêm môi do chàm. Đây là tình trạng viêm nhiễm có tính chất mạn tính thuộc nhóm bệnh chàm Eczema. Theo một thống kê cho thấy, bệnh chàm môi thường xuất hiện chủ yếu ở những người từ 13 tuổi trở lên, kéo dài dai dẳng và dễ tái phát, thậm chí có những trường hợp mắc bệnh cả cuộc đời.
Những triệu chứng bệnh chàm môi thường bùng phát theo từng giai đoạn, đặc trưng điển hình như da ửng đỏ, phát ban, rát đỏ, khô ráp, bong tróc, xuất hiện các đốm mụn nước nhỏ, có thể tự vỡ, tiết dịch. Căn bệnh này thường xảy ra do sự kết hợp của 2 yếu tố ngoại sinh và nội sinh.
Cũng tương tự như bệnh chàm ở các vị trí khác, bệnh chàm môi thường bùng phát theo từng giai đoạn, dễ tái phát khi da môi tiếp xúc với thời tiết hanh khô hoặc thời tiết nắng nóng. Bệnh chàm môi chỉ có khả năng lây lan trong phạm vi 2 cánh môi trên và dưới hoặc vùng mép lân cận, không thể lây lan ra vùng cổ, mặt hay các vị trí khác trên cơ thể.
Bệnh chàm môi được chia làm các dạng chính gồm:
- Viêm môi bong vảy: Đây là trường hợp mắc bệnh phổ biến nhất, không chỉ gây ngứa ngáy dữ dội mà còn khiến da môi bong tróc dữ dội. Nếu những mảng bong tróc nhỏ, li ti thì sẽ ít rát hơn, còn nếu bong tróc từng mảng to thì khiến da môi bị đau rát, mỏng dần đi khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
- Viêm môi da kích ứng: Có rất nhiều tác nhân làm khởi phát bệnh viêm môi da kích ứng như thời tiết nắng nóng, nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc da môi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khiến da bị mất nước, vi khuẩn dễ dàng tích tụ và tấn công gây bệnh.
- Viêm môi do dị ứng: Người bệnh dị ứng với son môi, hải sản, thực phẩm có mùi tanh, rượu bia hoặc một số loại thuốc tân dược… có thể làm bùng phát triệu chứng bệnh viêm môi do dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng không quá khó để chữa trị, chỉ cần loại bỏ những tác nhân dị ứng trên là bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
- Viêm môi do nhiễm nấm: Loại nấm phổ biến như Candida hoặc các loại vi khuẩn. Dạng bệnh này thường xảy ra phổ biến ở những người có thói quen liếm môi, đeo niềng răng, mang răng giả hoặc do nước bọt tích tụ ở khóe miệng, khóe môi. Tình trạng tích tụ nước bọt này thường xuất hiện ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm môi
Tương tự như những dạng bệnh chàm tại các vị trí khác, bệnh chàm môi hiện nay vẫn chưa được xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân khởi phát bệnh chàm môi thường được chia làm 2 dạng: yếu tố bên trong (nội sinh) và yếu tố bên ngoài (ngoại sinh).
Nguyên nhân nội sinh
- Do di truyền: Không riêng gì bệnh chàm môi, hầu hết các bệnh lý da liễu nói chung đều có tính di truyền. Nếu trong gia đình có người từng có tiền sử mắc các bệnh lý da liễu như hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,…thì thế hệ con cháu đời sau sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Việc bạn dễ dàng mắc phải một số bệnh lý đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh… chứng minh rằng hệ miễn dịch của bạn nhạy cảm hơn người bình thường. Trong quá trình này có thể dễ làm khởi phát bệnh chàm môi.
- Do stress: Những người thường xuyên căng thẳng kéo dài, áp lực khiến cơ thể rơi vào mệt mỏi, không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, kẽm, vitamin nhóm B… khiến cho da bị khô, khởi phát triệu chứng chàm môi.
- Rối loạn nồng độ hormone: Ở một số đối tượng như người bước vào độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, phụ nữ bị tiền mãn kinh… cũng là một trong những nguyên nhân khởi phát triệu chứng bệnh chàm môi hoặc khiến triệu chứng bùng phát mạnh hơn.
Nguyên nhân ngoại sinh
Hầu hết các trường hợp bị bệnh chàm môi có liên quan đến một số yếu tố bên ngoài như:
- Thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng khiến da môi bị kích thích. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể sản sinh kháng nguyên và làm bùng phát các triệu chứng bệnh chàm trên bề mặt môi.
- Những người có thói quen thường xuyên liếm môi.
- Thường xuyên sử dụng mỹ phẩm như son môi hay những sản phẩm dưỡng da môi có chứa chất độc hại, xăm môi.
- Dị ứng với xà phòng, nước hoa, sữa tắm có chứa hương liệu, dầu gội…
- Dị ứng một số loại thực phẩm như sữa động vật, hải sản, đậu phộng, thực phẩm có mùi tanh hôi…
- Vùng da môi hoặc xung quanh miệng không được chăm sóc cẩn thận chính là điều kiện để bệnh chàm môi hình thành và phát triển.
- Da môi dị ứng với vải hay các loại vật dụng.
Trên đây là một số nguyên nhân gây bệnh chàm môi phổ biến. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân, tốt nhất người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và có phương án chữa bệnh hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm môi
Theo các chuyên gia da liễu, triệu chứng của bệnh chàm da thường dễ nhầm lẫn với bệnh khô môi thông thường. Những triệu chứng của bệnh chàm môi thường xuất hiện ở cả môi trên và môi dưới hoặc ở viền môi. Cụ thể với các triệu chứng nhận biết sau:
- Da môi và vùng da xung quanh môi ửng đỏ.
- Ban đầu, môi có cảm giác ngứa ngáy, khô ráp, da nứt nẻ in từng vết hằn trên da, bong tróc liên tục thành từng mảng lớn, màu môi sậm hơn gây khó khăn trong việc ăn uống, nói chuyện.
- Ở giai đoạn sau, trên môi càng ngứa ngáy và đau rát, xung quanh viền môi xuất hiện triệu chứng sưng đỏ, phát ban và nổi mụn nước. Những đốm mụn nước này dễ vỡ, tiết dịch và lở loét khiến môi ngày càng khô ráp, bong tróc và nứt sâu vào bên trong môi.
- Nếu không được điều trị kịp thời, những tổn thương trên môi ngày càng lan rộng, lở loét, thậm chí là chảy máu khiến người bệnh ăn uống khó khăn, 2 bờ môi sưng cứng, đỏ tấy khiến người bệnh khó nói chuyện.
- Triệu chứng bệnh chàm môi có xu hướng bùng phát mạnh vào mùa đông, thời tiết hanh khô. Bệnh có tính chất dai dẳng, kéo dài và thường xuyên tái phát.
Biện pháp điều trị bệnh chàm môi
Thông thường, để chẩn đoán bệnh chàm môi bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện biện pháp xét nghiệm dị ứng bằng tấm dán Patch test nhằm kiểm tra chất gây dị ứng. Nếu biện pháp này không cho kết quả chính xác, người bệnh sẽ phải thực hiện thêm thử nghiệm chích. Sau khi tiêm hóa chất vào cánh tay, sau khoảng 30 phút sẽ giúp xác định tác nhân gây ra dị ứng.
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp thông qua các biện pháp sau:
1. Thực hiện các biện pháp dưỡng ẩm môi
Đặc trưng triệu chứng của bệnh chàm môi là tình trạng khô ráp, nứt nẻ do mất nước và suy giảm sức đề kháng của môi. Vì vậy, để cải thiện những tổn thương trên da môi, giảm ngứa ngáy thì người bệnh nên thường xuyên thực hiện dưỡng ẩm. Việc dưỡng ẩm da môi hằng ngày sẽ giúp giảm khô, giảm ngứa và hạn chế bong tróc, cấp ẩm đầy đủ làm tăng cường hàng rào bảo vệ da và giảm thiểu nguy cơ dị ứng.
Để thực hiện dưỡng ẩm hiệu quả, người bệnh nên cân nhắc chọn lựa sản phẩm dưỡng môi lành tính, không chứa các loại hóa chất độc hại để tránh làm cho da môi ngày càng diễn tiến trầm trọng hơn. Gợi ý một số sản phẩm dưỡng môi lành tính đến từ các thương hiệu lớn như: Vaseline, Bioderma, kem dưỡng Eucerin, LaRoche Posay Vitamin B5, Aquaphor…
2. Điều trị chàm môi bằng thuốc Tây
Đối với những trường hợp bị chàm môi nặng gây ngứa ngáy, ửng đỏ và bị viêm nhiễm thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc tân dược. Thuốc Tây chữa bệnh chàm da được bào chế dưới dạng thuốc uống và thuốc bôi, cụ thể như:
- Thuốc corticoid dạng bôi: Nhóm thuốc dạng bôi chứa thành phần corticoid có khả năng chống viêm và các tác nhân dị ứng. Bôi thuốc trực tiếp lên da môi 2 lần/ ngày, kiên trì thực hiện trong khoảng 2 tuần để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy và viêm do chàm. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý tuân thủ tuyệt đối liều dùng loại thuốc này, không nên lạm dụng bôi thuốc quá mức vì thuốc dễ gây ra tác dụng phụ như làm teo da, mỏng da, giãn mao mạch…
- Kem bôi chứa steroid: Đây là loại kem bôi có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh lý da liễu, trong đó có bệnh chàm môi. Tuy nhiên, sử dụng kem bôi chứa steroid thường chỉ được sử dụng dưới 2 tuần để tránh gâ
y ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn. - Thuốc kháng sinh, chống nấm: Đối với những trường hợp bị bội nhiễm do vi khuẩn hoặc nấm thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc này.
- Thuốc kháng histamine H1: Đây là loại thuốc có tác dụng ức chế quá trình sản sinh các chất trung gian Histamine nhằm kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy, đau rát.
- Thuốc ức chế Calcineurin: Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng thay thế cho thuốc corticoid dạng bôi để hỗ trợ cải thiện những tổn thương trên da môi. Thuốc có hiệu quả tương tự như thuốc chứa corticoid nhưng ưu điểm của thuốc là hiếm gây ra tác dụng phụ.
3. Áp dụng các loại thảo dược tự nhiên
Với những trường hợp bệnh nhẹ thì người bệnh có thể tận dụng các loại thảo dược tự nhiên để giảm tối đa tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể kể đến một số mẹo như:
- Dầu dừa: Hàm lượng cao axit béo trong dầu dừa đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da, tăng cường khả năng bảo vệ da môi trước những tác nhân gây hại. Không những vậy, axit lauric còn có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của nấm Candida và tụ cầu khuẩn để phòng ngừa tình trạng bội nhiễm.
- Gel nha đam: Đây là loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong hầu hết các bệnh lý da liễu, trong đó có cả bệnh chàm môi. Dùng một ít gel nha đam thoa đều lên môi nhằm tăng khả năng dưỡng ẩm, cải thiện triệu chứng chàm da.
- Đường: Đường được sử dụng như một loại nguyên liệu tự nhiên để tẩy tế bào chết, kích thích sự hình thành những tế bào da mới. Thường thì đường nâu có có công dụng tẩy tế bào chết tốt hơn đường trắng. Trộn một ít đường nâu cùng vài giọt chanh để tăng hiệu quả điều trị.
- Mật ong: Mật ong có đặc tính dưỡng ẩm và chống khuẩn tốt. Mỗi ngày bạn thoa một lớp mỏng mật ong lên môi, đợi khoảng 15 phút để phục hồi độ ẩm cần thiết cho da môi và cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
- Lá trầu không: Đây là dược liệu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm cực mạnh nên được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh chàm môi. Rửa sạch vài lá trầu không, giã nát cùng một ít muối hạt và lọc lấy nước cốt lá trầu không. Dùng tăm bông thấm nước lá trầu không bôi lên môi, đợi khoảng 15 – 20 phút sau thì rửa sạch lại bẳng nước. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Quả bơ: Trong bơ có chứa hàm lượng cao vitamin E, axit amin và Omega – 3 có khả năng làm dịu da, cấp ẩm và giảm bong tróc, cải thiện các triệu chứng chung của bệnh. Dùng một ít thịt quả bơ nghiền nhuyễn rồi bôi trực tiếp lên môi, đợi khoảng 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
- Hạt lanh: Đây là một trong những nguồn nguyên liệu có chứa hàm lượng axit béo omega – 3 với khả năng dưỡng ẩm hiệu quả cho làn da. Hằng ngày dùng khoảng 3 – 5 muỗng cà phê hạt lanh để bôi lên môi, kiên trì thực hiện hằng ngày để cải thiện rõ rệt các triệu chứng chàm môi.
- Bơ hạt mỡ: Mỗi ngày trước khi đi ngủ bạn bôi một ít bơ hạt mỡ lên da môi, để qua đêm cho khô lại, rửa sạch lại với nước sẽ giúp đạt được hiệu quả cao vì bơ hạt mỡ có khả năng dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt.
4. Chữa chàm môi bằng các bài thuốc Đông y
Chữa bệnh chàm môi bằng Đông y là biện pháp đang được nhiều người chọn lựa vì sở hữu nhiều ưu điểm như hiệu quả lâu dài, an toàn, không gây ra tác dụng phụ… Vì sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên nên những bài thuốc Đông y có khả năng cải thiện những tổn thương trên da, tăng cường khả năng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, từ đó giảm thiểu triệu chứng bệnh chàm môi.
Một số bài thuốc Đông y chữa chàm môi phổ biến như:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại dược liệu gồm ké đầu ngựa, phú bình, hoàng kỳ, bạch tiễn bì và hy thiêm thảo mỗi loại 12g, 7g phòng phong và 8g thương truật. Sắc các dược liệu trên cùng 6 chén nước trên lửa vừa, đợi khi nước cạn xuống còn 3 bát thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
- Bài thuốc số 2: Dùng các loại dược liệu gồm liên kiều, chi tử, ngưu bàng tử, kinh giới, đơn bì, cát cân, hạ khô thảo. Đem sắc các dược liệu trên cùng với 6 chén nước, đến khi nước thuốc cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp và uống hết trong ngày.
Lưu ý: Những bài thuốc Đông y chữa bệnh chàm môi khá hiệu quả, tuy nhiên tác dụng của thuốc thường đến khá chậm vì dược liệu tự nhiên không thể nào phát huy công dụng nhanh như thuốc tân dược được. Do đó người bệnh chỉ cần kiên trì áp dụng hằng ngày trong một thời gian dài sẽ đạt được hiệu quả cải thiện chàm môi rõ rệt.
Biện pháp phòng ngừa tái phát bệnh chàm môi
Bệnh chàm môi là căn bệnh không thể chữa khỏi dứt điểm,
tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thực hiện phòng ngừa nguyên nhân và tác nhân gây bệnh bằng các biện pháp sau:
- Trước khi sử dụng bất kỳ loại mỹ phẩm nào, nhất là son dưỡng và son môi thì bạn nên cân nhắc test thử ra tay để xem phản ứng của da trước khi chính thức sử dụng.
- Thực hiện dưỡng ẩm môi 2 lần/ ngày vào ban ngày và ban đêm để giảm thiểu tình trạng khô môi.
- Từ bỏ thói quen liếm môi để tránh gây kích ứng da môi. Bạn cũng nên đem theo son dưỡng bên người để sử dụng ngay khi cần thiết.
- Chú ý tránh để da môi tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng như không khí quá lạnh hoặc quá nóng. Mỗi khi ra ngoài nên che chắn môi cẩn thận để tránh các tác nhân dị ứng.
- Trong quá trình sử dụng son dưỡng hay son môi nên cân nhắc chọn lựa sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Phải ngưng sử dụng ngay nếu có bất kỳ phản ứng dị ứng nào.
- Kiểm soát căng thẳng, stress để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm bùng phát. Vì vậy, người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ nghỉ đủ giấc, áp dụng thực hiện các kỹ thuật thư thiền định, tập yoga…
- Tìm hiểu và loại bỏ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, hình thành thói quen đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi mua để giảm thiểu những rủi ro ngoài ý muốn.
Chàm môi là bệnh lý da liễu mạn tính dễ xảy ra ở mọi đối tượng. Trên thực tế bệnh chỉ gây ra những tổn thương ngoài da chứ không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Những triệu chứng bệnh chàm môi cũng không quá khó để điều trị, chỉ cần người bệnh kiên trì và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh chàm khô: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị
- Cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa giúp cải thiện nhanh chóng
- Da tay bị bong tróc là thiếu chất gì? Cách bổ sung khắc phục
- Da đầu khô bong tróc, ngứa ngáy là bệnh gì? Cách khắc phục