Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Thương tật 70% cũng không đau đớn bằng 17 năm mắc bệnh gút

Cứ ngỡ, chiến tranh là một cuộc chiến tàn khốc và gây nhiều tổn thất nhất nhưng với bác Nguyễn Chí Thanh – thương binh hạng 2/4 – ở Lào Cai thì có một nỗi đau cũng dai dẳng, khổ sở không kém đó là quãng thời gian 17 năm “sống chung” cùng gút mạn tính.

Quá khứ huy hoàng là điềm báo cho những ngày giông bão

Ở tuổi 63, bác Nguyễn Chí Thanh (Thị trấn phố Lu, phường Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) vẫn nhớ như in những năm tháng nếm mật nằm gai, xẻ núi băng rừng trong hai cuộc chiến chống đế quốc Mỹ và quân diệt chủng Pôn Pốt. Với bác Thanh, đó sẽ mãi là những trang sử thiêng liêng và quý giá nhất của cuộc đời, dẫu trong cuộc chiến ấy, bác phải để lại một phần xương máu ở chiến trường với mức thương tật 70% (thương binh hạng 2/4).

Xuất ngũ trở về quê hương, bác Thanh lập gia đình với người vợ cùng quê và có những đứa con xinh xắn. Tuy phải lăn lộn không ít nghề từ phụ hồ, thợ xây để trang trải cuộc sống nhưng người lính cụ Hồ vẫn thấy cuộc đời an yên. Sau nhiều nỗ lực, bác Thanh cũng tích được chút vốn và mở được cửa hàng kinh doanh hàng khô và hải sản ở trung tâm thị trấn.

Bác Thanh và vợ dịp kỷ niệm ngày cưới

Mọi thứ cứ êm đềm trôi qua nhưng đó chỉ là khoảng lặng trước cơn bão lớn. Bởi đầu năm 2006, bác Thanh đột nhiên phát hiện đầu ngón chân bị sưng đau dữ dội. Bác đi khám thì được chuẩn đoán bị viêm đa khớp, tràn dịch khớp. Rất may là tình trạng được cải thiện khi bác Thanh uống thuốc bác sỹ kê. Khoảng 3 tháng sau, cơn đau lại tái lại và có phần dồn dập hơn trước khiến bác Thanh rất sợ hãi. Bác tức tốc lên Hà Nội, đến bệnh viện Bạch Mai thăm khám. Tại đây, bác được kết luận mắc bệnh gút với chỉ số acid uric hơn 600 mmol/L.

Tôi như người mất hồn khi nghe thông báo từ bác sỹ. Càng suy xụp hơn khi tôi biết rằng chính thói quen uống nhiều rượu và ăn thực phẩm giàu đạm khiến tôi trở thành nạn nhân của căn bệnh quái ác này” – Bác Thanh nhớ lại.

Thương tật 70% cũng không đau đớn bằng gút mạn tính

Sau bệnh viện Bạch Mai, bác Thanh đi khám lại ở bệnh viện Đại học Y thì cũng cho kết quả tương tự. Bác Thanh đành chấp nhận sự thật và tích cực uống thuốc để đập tan được bệnh gút.

Nhưng gút đâu phải là căn bệnh dễ dàng đối phó, dù có uống thuốc tây y hay thuốc nam của thầy lang nức tiếng, cơn đau gút cũng chỉ giảm một thời gian rồi lại tái lại. Cứ như thế, tháng đôi ba lần, bác Thanh lại bị bệnh gút hành hạ, ăn không ngon, ngủ không yên, cũng không thể chạy được hàng chỉ vì gút. Để đối phó với gút, bác Thanh tìm đến thuốc giảm đau colchicin. Liên tục 4 năm liền, bác Thanh uống colchicin như cơm bữa mà không biết rằng nó tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm với sức khỏe.

Cũng chỉ vì lạm dụng thuốc giảm đau và điều trị không đến nơi, bác Thanh đã phải trả giá đắt: bệnh gút chuyển sang giai đoạn mạn tính, thận bị suy thận độ 2, chỉ số acid uric lúc này đã ở mức hơn 900 mmol/L. Kể từ ngày chức năng thận suy yếu, sức khỏe của các Thanh giảm đi rõ rệt. Có bận đau quá, khớp bàn chân lại sưng to khiến bác Thanh không đi lại được.

Nghĩ lại thời gian đó mà tôi vẫn sợ, các khớp xương như bị đinh đóng vào, chân đau tê cứng cứ trực khụy xuống, dù có cố thế nào cũng không thể đứng được. Cả ngày cả đêm tôi phải treo chân lên cao để dễ chịu hơn. Khổ sở vô cùng” – Bác Thanh cho biết.

Do không đi lại được nên mọi sinh hoạt, ăn uống bác Thanh phải nhờ cậy hết vào vợ. “Các con đều ở xa, vợ thì vừa lo kinh doanh, vừa lo chăm tôi nên rất vất vả. Nói thật, bom đạn chiến tranh hay vết thương tật vĩnh viễn trên người 70% cũng không làm tôi nao núng, ấy vậy mà trở về thời bình tôi lại bị điêu đứng trước bệnh gút mạn tính” – Bác Thanh chia sẻ thêm.

Tiêu tan nỗi lo bệnh gút nhờ duyên trời định

Bằng sự kiên trì và lòng quả cảm của người lính, bác Thanh có thể đi trở lại và trông nom cửa hàng. Nhưng đến giờ bệnh gút vẫn trở thành nỗi ám ánh của cuộc đời bác. Thậm chí, 10 ngón tay và các đầu ngón chân của bác đều đã có hạt tophi như hạt ngô. Việc cầm nắm đôi lúc cũng không được như ý vì sự xuất hiện của những “vị khách không mời” này.

Bác Thanh bảo cũng đã sử dụng thêm vài loại thuốc nữa nhưng bệnh gút vẫn không thể khỏi hết. Cứ thế đến nay đã tròn 17 năm, bác Thanh vẫn canh cánh trong lòng mong muốn đẩy lùi được gút.

Và rồi, ngày đó cũng tới khi bác Thanh được con gái tặng một hộp Hoàng Tiên Đan. Nói về cơ duyên với Hoàng Tiên Đan, bác Thanh tiết lộ, cách đây 5 năm bác đã từng biết đến sản phẩm này qua báo chí nhưng vì băn khoăn nên cũng không dám mua về dùng.

5 năm sau, nhận được sản phẩm Hoàng Tiên Đan từ con gái, bác Thanh khá phân vân song chiều lòng con, bác vẫn uống hết. Kỳ lạ là chỉ mới hết một hộp, bác Thanh thấy cơn đau gút có chiều hướng giảm dần, người khoan khoái, dễ chịu hơn nên tiếp tục mua thêm để uống.

Sau 22 ngày sử dụng Hoàng Tiên Đan, bác Thanh đi xét nghiệm thì thấy chỉ số acid uric có dấu hiệu tăng lên. Quá hoang mang, bác Thanh dừng không uống nữa. Nhờ được các chuyên viên tư vấn giải thích do tinh thể muối urat chưa kịp đào thải hết ra ngoài nên mới dẫn đến tình trạng này. Thấy có lý nên bác Thanh lại tiếp tục sử dụng.

Uống Hoàng Tiên Đan được hơn 1 tháng, bác Thanh thấy sức khỏe tốt hơn hẳn, đi lại thoải mái hơn, cơn đau gút cấp và mạn tính cũng thưa dần, các khớp cũng không còn sưng đau nữa. Chưa hết, bác Thanh còn phát hiện một bất ngờ thú vị là khả năng sinh lý được cải thiện hơn trước. Quá phấn khởi, bác Thanh đi khám và vỡ òa hạnh phúc khi được thông báo: chức năng thận phục hồi rất tốt, chỉ số acid uric đã giảm xuống còn 525 mmol/L.

Đến nay, bác Thanh đã “làm bạn” với Hoàng Tiên Đan được hơn 2 tháng. Khỏi phải nói bác Thanh hài lòng như nào, bác cũng ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn. Bác Thanh còn coi Hoàng Tiên Đan như “báu vật” bất li thân luôn được bác mang theo bên mình. 

Người ta nói “tư tưởng không thông, đeo bình tôn cũng nặng”, giờ thì bác Thanh đã cởi bỏ được “bình tông” nên yêu đời hơn hẳn. Bác Thanh bảo chắc chắn sẽ kiên trì sử dụng Hoàng Tiên Đan để tiêu tan được hết gút mạn tính. “Tôi tin tưởng ngày đó sẽ đến bởi tôi đã có Hoàng Tiên Đan” – Bác Thanh khẳng định.

Những thông tin thú vị về bác Nguyễn Chí Thanh:

– Sinh ra và lớn lên tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định nhưng Lào Cai mới là nơi an cư lập nghiệp.

– Nhập ngũ tháng 8, năm 1974 tại sư đoàn 312, quân đoàn 1.

– Bác Thanh bảo từng không ít lần “khóc thầm, khóc vụng” vì nhớ nhà nhưng khi ra chiến trường thì chiến đấu rất dũng cảm.

– Nhờ tư tưởng chính trị vững vàng và tinh thần chiến đấu tốt, năm 1976, bác Thanh được cử đi học lớp quân y. Sau 16 tháng học hành chăm chỉ, bác được điều chuyển về công tác tại trung đoàn với chức vụ y sĩ. Bác và đồng đội thường xuyên phải thức đêm để trị cho rất nhiều bộ đội (có đêm lên đến 200 người).

– Sau đó bác điều động vào sư đoàn 30, quân khu 9 để chiến đấu.

– Bác từng sống và chiến đấu gần 6 năm ở Campuchia nên biết cả tiếng Campuchia. Đây cũng là nơi diễn ra trận pháo nảy lửa và dẫn đến thương tật 70% của bác.

– Xuất ngũ về quê, bác Thanh không theo nghề y sỹ mà muốn thử sức trong lĩnh vực kinh doanh.

– Năm 46 tuổi, bác bắt đầu bị bệnh gút. Từng uống colchicin rất nhiều, đến mức nước  tiểu có màu “lạ” và rước thêm cả bệnh đau dạ dày. Do có kinh nghiệm về thuốc nên bác Thanh đã không ít lần thắc mắc với bác sỹ và yêu cầu đổi thuốc khác nhưng bác sỹ bảo “không có thuốc nào khác, nếu đau dạ dày thì uống thêm thuốc điều trị dạ dày”.

– Để trị gút, bác Thanh còn tự mày mò, sưu tầm thuốc để uống nhưng vẫn không khả thi. Mọi thứ bắt đầu thay đổi kể từ khi bác “gặp” Hoàng Tiên Đan. “Đây mới đúng là sản phẩm tôi tìm kiếm bấy lâu. Uống Hoàng Tiên Đan thấy rất dễ chịu, có lẽ do cơ địa hợp với sản phẩm” – bác Thanh cho biết.

 

Bạn có thể tử vong nếu bị gút mạn tính!

Thế nào là gút mạn tính?

Cơn đau gút lặp đi lặp lại nhiều lần, hoặc tái đi tái lại liên tục 2-3 lần/ năm thì được gọi là gút mạn tính.

Nguyên nhân gây ra gút mạn tính?

Chức năng thận suy giảm, không tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị và sử dụng sản phẩm trị gút không chất lượng là căn nguyên khiến bệnh gút ngày một dai dẳng, khó điều trị và chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Biểu hiện điển hình của gút mạn tính

– Các khớp viêm sưng tấy dữ dội với tần suất xuất hiện nhiều lần trong tháng hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm.

– Xuất hiện cơn đau cấp tính kéo dài 5-7 ngày và rất dễ tái lại khi có điều kiện thuận lợi (ăn thực phẩm giàu đạm, uống rượu bia).

– Cơn đau xuất hiện nhiều ở khớp bàn chân, cổ chân, đầu gối, bàn tay, cổ tay và khuỷu tay với các triệu chứng khớp sưng to, đỏ, phù, căng bóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, chạm nhẹ cũng rất đau.

– Có sự lắng đọng urat tại các khớp xương và các tổ chức khác; hình thành các hạt tophi dưới da và gây bệnh khớp do tinh thể urat tích tụ quá nhiều.

– Chức năng thận suy giảm rõ rệt do lượng acid uric dư thừa khiến thận phải làm việc quá mức.

– Chỉ số acid uric cao, giao động từ 580-700mmol/l.

Nguy hiểm khôn lường khi mắc gút mạn tính

– Gút mạn tính gây đau đớn về thể xác, mất ngủ, kém ăn, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, khó chịu, dễ nổi nóng, cáu gắt.

– Các hạt tophi loét vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết.

– Các khớp xương, sụn bị hủy hoại, biến dạng, teo cơ khiến quá trình vận động, đi lại hạn chế. Nặng hơn có thể tàn phế, liệt, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống.

– Tổn thương thận: Thận là bộ phận bị tác động rất lớn khi bị gút mạn tính do tình trạng lắng đọng muối urat trong thận dễ gây sỏi thận, tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, suy thận.

– Gút mạn tính còn là con đường ngắn nhất dẫn đến các bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh gan và thậm chí là tử vong.

Bài viết liên quan

.fb-comments, .fb-comments span, .fb-comments iframe {width: 100% !important;}

Nguồn: https://hoangtiendan.com.vn/thuong-tat-70-cung-khong-dau-don-bang-17-nam-mac-benh-gut

Xem thêm: Cách trị sùi mào gà bằng lá tía tô và nghệ tại nhà nên biết

Rate this post
Exit mobile version