Thịt gà là một món ăn quen thuộc, vô cùng thơm ngon bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đối với người bệnh tiểu đường có rất nhiều món ăn bạn cần phải hạn chế sử dụng. Vậy người bị bệnh tiểu đường có ăn được thịt gà không? Nên ăn như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Người bị tiểu đường ăn thịt gà được không?
Với thắc mắc “Người bệnh tiểu đường ăn thịt gà được không?”, câu trả lời chắc chắn là có. Người mắc chứng đái tháo đường vẫn có thể sử dụng thịt gà với khẩu phần như bình thường mà không cần kiêng khem bất cứ thứ gì cả. Bởi trong thành phần của thịt gà có chứa hàm lượng lớn protein loại 1, rất có lợi cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường.
Một nghiên cứu được Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng lâm sàng của Singapore công bố trên tạp chí dinh dưỡng châu u vào năm 2014 cho biết, khi kết hợp lườn gà với cơm trắng, rau xanh và dầu lạc thì chỉ số GI ở mức tốt, chỉ khoảng 50.
Các nhà nghiên cứu khuyên người bệnh tiểu đường nên sử dụng canh gà hoặc nước luộc gà trước khi sử dụng những món ăn khác. Bởi điều này sẽ giúp làm giảm phản ứng của cơ thể với đường. Được biết, trong soup gà có chứa các axit amino, đây là loại axit rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường bởi nó kích thích cơ thể sản sinh thêm hàm lượng insulin, giúp điều tiết lượng đường trong máu hiệu quả. Nếu người bệnh sử dụng nước luộc gà khoảng 15 phút trước khi ăn, lượng đường trong máu sẽ được giảm đi ⅓ so với mức bình thường.
Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng lâm sáng của Singapore đã đưa ra kết luận rằng: Nếu người bệnh ăn cơm cùng với các loại thực phẩm chứa nhiều protein sẽ giúp làm giảm chỉ số GI xuống đáng kể. Trong khi đó, cá hoặc thịt gà là những loại thực phẩm chứa hàm lượng protein ở mức cao, có thể sử dụng cùng với cơm trắng mà không làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh.
Bên cạnh vấn đề “người tiểu đường ăn thịt gà được không?” người bệnh cần thực hiện theo chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Bởi vốn dĩ, nếu ăn quá nhiều các loại thịt và nội tạng động vật sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu đường tuýp 2. Do đó, người bệnh cần chú ý tới cách ăn thịt gà sao cho đúng để không làm bệnh trở nên nghiêm trọng. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để biết được liều lượng chính xác khẩu phần ăn thích hợp dành cho mình.
Gợi ý những món ăn ngon từ thịt gà cho người bệnh
Sau khi đã có được câu trả lời cho vấn đề “Người bệnh tiểu đường có được ăn thịt gà không?”. Ngay sau đây sẽ là gợi ý một vài món ăn được làm từ thịt gà thích hợp cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể tham khảo:
Thịt gà hấp lá chanh cho người tiểu đường
Gà hấp lá chanh là một gợi ý khá thú vị cho bệnh nhân bị tiểu đường. Thịt gà dai ngọt kết hợp với lá chanh thơm sẽ giúp kích thích vị giác. Món ăn này vừa ngon miệng lại không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Hãy cùng tham khảo cách chế biến món ăn đơn giản này.
Cách thực hiện:
- Dùng nửa con gà, rửa sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Ướp thịt gà bằng nước mắm pha với bột nghệ trong vòng 15 phút.
- Đập dập củ sả và vò lá chanh rồi xếp vào đáy nồi hấp.
- Xếp thịt gà vào đĩa rồi cho vào nồi hấp. Sau đó lấy vải sạch phủ lên vung nồi để thấm hết hơi nước, tránh để nước chảy xuống khiến gà bị nát.
- Hấp gà trong vòng 15 phút thì tắt bếp, sau đó ủ thêm 10 phút nữa cho gà chín mềm.
- Bạn bắc ra và rắc thêm một ít lá chanh thái lát lên trên để trang trí.
- Khi ăn, người bệnh nên loại bỏ da gà để tránh làm tăng lượng đường huyết trong máu.
- Với món ăn này, người bệnh nên ăn khoảng 1-2 lần/tuần, kết hợp thêm với sử dụng nhiều rau xanh và hoa quả để không bị ngán.
Món súp gà dừa cho bệnh nhân đái tháo đường
Soup gà được xem là lựa chọn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường. Soup gà rất giàu dinh dưỡng lại không can thiệp tới lượng đường huyết trong cơ thể. Do đó người bệnh có thể sử dụng thường xuyên mà không sợ sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Cách thực hiện:
- Bạn luộc trước nửa con gà để lấy nước dùng.
- Phần ức gà rửa sạch, loại bỏ da và thái lát.
- Hành tây, tỏi, gừng, bí ngô, ớt chuông rửa sạch, thái nhỏ.
- Dùng dầu oliu để xào qua ức gà, cho thêm muối và hạt tiêu đảo đều với lửa lớn trong vòng 5 phút.
- Cho hành tây, gừng, tỏi vào xào tiếp trong 3 phút. Sau đó cho thêm ớt chuông và bí ngô vào.
- Thêm vào nồi nước dùng gà và nước cốt dừa, đun với lửa lớn.
- Khi nồi soup đã sôi, bạn để nhỏ lửa và hầm thêm khoảng 20 phút nữa.
- Nêm nếm gia vị và tắt bếp, có thể cho thêm rau ngò vào để tăng thêm hương vị và màu sắc cho món ăn.
Hướng dẫn làm món gà nướng cho bệnh nhân tiểu đường
Gà nướng cũng là một món ăn giúp bệnh nhân tiểu đường có thể thay đổi khẩu vị của mình và không cảm thấy nhàm chán trong mỗi bữa ăn. Cách làm món ăn cũng hết sức đơn giản như sau.
Cách thực hiện:
- Bạn làm sạch gà sau đó dùng dầu oliu, muối, hạt tiêu để phết lên toàn bộ phần thịt gà. Có thể cho thêm bột quế để giúp làm món ăn thơm ngon hơn và tăng độ mặn tự nhiên.
- Cho gà vào lò nướng ở nhiệt độ 400 độ C, sau khoảng 10 phút thì hạ nhiệt xuống còn 165 độ C.
- Sau khoảng 30 phút thì tắt lò nướng.
- Khi gà chín, bạn chỉ cần bỏ ra đĩa và trang trí là được.
- Món ăn này bạn có thể ăn 1-2 lần/tuần mà không lo sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hướng dẫn chế biến món ức gà nhồi
Ức gà nhồi là một món ăn thơm ngon, giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe người bệnh mà không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Đây là cách giúp chữa tiểu đường hiệu quả tại nhà.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch ức gà, loại bỏ da, dùng dao rạch một đường ở giữa phần ức gà.
- Phô mai mozzarella, cà chua, hành tây, húng quế cắt nhỏ. Sau đó trộn đều các nguyên liệu trên lại với nhau rồi nhồi vào trong ức gà. Sử dụng tăm để cố định lại phần ức gà hoặc chụng lá hẹ qua nước ấm để buộc lại.
- Đem phần ức gà trên vào tấm nướng, cho thêm một chút muối, hạt tiêu và ớt bột.
- Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 185 độ C, sau đó cho ức gà vào nướng. Sau khoảng 20 phút thì tắt lò.
- Khi gà chín, bạn lấy ra và trình bày ra đĩa là có thể sử dụng.
- Mỗi tuần nên ăn 1-2 bữa ức gà nhồi để cung cấp thêm nhiều năng lượng cho cơ thể.
Hướng dẫn làm món salad gà cho bệnh nhân tiểu đường
Salad gà mà một món ăn lành mạnh, có sự kết hợp đầy đủ của các nhóm dinh dưỡng như: Protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất,… Người bệnh tiểu đường có thể thoải mái sử dụng món ăn này mà không lo sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch phần ức gà, bỏ da và luộc chín. Trong quá trình luộc có thể cho thêm một ít muối ăn.
- Dưa leo, cà rốt, hành tây đều rửa sạch, ngâm nước muối 10 phút và để ráo. Sau đó thái lát hoặc thái thành sợi.
- Ức gà sau khi đã chín, vớt ra để nguội và xe nhỏ thành sợi.
- Pha nước sốt salad từ dầu oliu, muối tiêu, dấm, đường ăn dành riêng cho bệnh tiểu đường.
- Cho tất cả những nguyên liệu trên vào một tô lớn và trộn đều và nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Mỗi tuần nên ăn 2-3 bữa salad gà để cải thiện tình trạng bệnh.
Lưu ý khi sử dụng thịt gà cho bệnh nhân bị tiểu đường
Người bệnh tiểu đường có thể ăn được thịt gà, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên ăn quá nhiều thịt gà cùng lúc hoặc ăn quá thường xuyên. Mỗi tuần bạn chỉ nên sử dụng 3-4 bữa thịt gà để đảm bảo cơ thể không bị dư thừa năng lượng.
- Nên chế biến gà thành nhiều món ăn khác nhau để đảm bảo không bị ngán. Một số món ăn từ gà tốt cho bệnh nhân tiểu đường mà bạn nên thực hiện như thịt gà luộc, soup gà, cháo gà, salad gà,…
- Khi ăn thịt gà, người bệnh nên loại bỏ hoàn toàn phần da gà. Bởi trong da gà có chứa nhiều cholesterol xấu không có lợi cho sức khỏe người bệnh.
- Những bệnh nhân bị tiểu đường biến chứng suy thận hoặc protein niệu cần hạn chế sử dụng thịt gà. Bởi việc cung cấp nhiều đạm sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn, khiến chức năng thận bị suy giảm. Trong trường hợp này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng sử dụng thịt gà sao cho phù hợp.
- Khi chế biến các món ăn với thịt gà, bạn không nên cho quá nhiều gia vị, đặc biệt là muối và đường.
- Nên sử dụng các loại dầu thực vật, dầu oliu để chế biến thay vì dùng mỡ động vật. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường nên tránh sử dụng những món ăn chế biến nhiều dầu mỡ và gia vị như chiên, rán, xào,… thay vào đó bạn nên ăn gà hấp, luộc, nấu cháo hoặc làm soup.
- Khi ăn thịt gà, người bệnh nên ăn kèm với các loại rau củ quả khác để cân bằng lượng đường trong máu và cân bằng hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể.
- Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể kiểm tra lượng đường huyết của mình trước và sau khi ăn thịt gà để xem lượng đường huyết trong máu có bị tăng hay không. Từ đó có thể tự điều chỉnh lại khẩu phần ăn sao cho phù hợp.
Nhìn chung, thịt gà là một loại thực phẩm bổ dưỡng mà người bệnh tiểu đường nên sử dụng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần linh hoạt trong việc chế biến món ăn cũng như ăn đủ khẩu phần ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc “bệnh tiểu đường ăn thịt gà được không?”. Thực đơn dinh dưỡng đối với bệnh nhân đái tháo đường vô cùng quan trọng. Vì vậy bạn cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng thịt gà theo đúng cách và đúng khẩu phần ăn sẽ giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả, đồng thời không làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu.