Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến khiến bé khó chịu và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh nếu không được xử lý đúng cách có thể khởi phát các triệu chứng khó thở, ho, ngạt thở và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiềm ẩn khác.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng trào ngược dạ dày khởi phát khi hoạt động tiết acid dạ dày tăng lên đột ngột và đẩy thức ăn trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào bao gồm người trưởng thành, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Theo các thống kê cho thấy, tình trạng này ảnh hưởng khoảng 1% ở trẻ sơ sinh, trẻ em từ 3 – 9 tuổi khoảng 2% và 5% ở trẻ có độ tuổi từ 10 – 17.
Đa số các trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ em là do hệ thống tiêu hóa và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Phần cuối của ống thực quản chứa cơ thắt thực quản, có chức năng giãn ra để chứa lượng thức ăn được dung nạp vào dạ dày, sau đó co lại nhằm ngăn chặn thức ăn và acid dạ dày trào ngược lên thực quản.
Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh khởi phát chủ yếu là do cơ thắt thực quản yếu, chưa hoàn thiện như người trưởng thành, dẫn đến tình trạng co giãn không đúng thời điểm nên gây trào ngược lên thực quản. Tình trạng này thường gặp ở những bé từ 3 – 4 tháng tuổi.
Ngoài ra, trong một số trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể liên quan đến một số vấn đề sau:
- Trẻ bị hẹp môn vị (tình trạng lượng thức ăn không thể xuống phần ruột non)
- Không dung nạp được thực phẩm
- Bé bị viêm thực quản hoặc các tế bào bạch cầu tích tụ ở thực quản gây tổn thương và viêm mô
- Chứng rối loạn tiêu hóa
- Rối loạn phát triển thần kinh
- Sinh non
- Bệnh hen suyễn
- Trẻ bị béo phì
- Yếu tố di truyền (khi có ba hoặc mẹ bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý này ở trẻ)
Các biểu hiện nhận biết trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh
Ở mỗi trường hợp khác nhau, triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản cũng sẽ biểu hiện không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung với đối tượng trẻ sơ sinh khi mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản thường xuất hiện những dấu hiệu sau:
Buồn nôn, nôn mửa kèm theo ợ nóng: Hiện ợ ở trẻ sơ sinh thường xảy ra phổ biến nhưng ợ nóng kèm theo nôn mửa có thể là dấu hiệu của chứng trào ngược dạ dày (thường xuất hiện ở trẻ trên 12 tháng tuổi).
Trong một số trường hợp, dịch nôn của trẻ có màu vàng, chất lỏng màu xanh hoặc nôn ra máu có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Lúc này ba mẹ hãy chủ động đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Trẻ biếng ăn, từ chối ăn: Với những bé bị trào ngược dạ dày thường kèm theo chứng đau rát họng, khó nuốt nên sẽ từ chối bú sữa hoặc ăn dặm. Bạn cần chủ động theo dõi biểu hiện của trẻ để nhận biết chính xác tình trạng bệnh và áp dụng biện pháp xử đúng cách.
Khó chịu, quấy khóc khi ăn: Tình trạng này có thể bé đang bị khó chịu ở vùng bụng hoặc kích thích thực quản khiến bé đau rát nên bắt đầu quấy khóc.
Trẻ thường xuyên bị nấc cục: Hiện nấc cục ở trẻ thường liên quan đến lượng thức ăn hoặc chất lỏng tồn tại trong thanh quản, thực quản. Hiện tượng này có thể liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
Ho thường xuyên: Ho là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày . Nguyên nhân là lượng acid dạ dày trào lên thực quản dẫn đến cổ họng bị kích thích và ho. Ngoài ra, các chất lỏng và thức ăn có thể xâm nhập vào phổi, khí quản gây viêm phổi, nhiễm trùng phổi ở trẻ.
Uốn cong lưng bất thường: Hiện tượng này thường xuất hiện sau khi trẻ ăn no hoặc đang ăn. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ uốn cong lưng là do cảm giác đau khi lượng acid dạ dày và thức ăn tồn đọng ở thực quản.
Khó ngủ, ngủ không ngon: Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon, thức giấc thường xuyên.
Ngoài các biểu hiện nhận biết trên, một số trường hợp trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày còn khởi phát các triệu chứng sau:
- Đau bụng thường xuyên
- Phát triển và tăng trưởng chậm
- Thở khò khè, khó thở
- Viêm phổi thường xuyên tái phát
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia đầu ngành, tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng tự thuyên giảm hẳn sau khi trẻ được 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, khoảng 5% trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày kéo dài đến lúc tập đi và đến độ tuổi đi học.
Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện, chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, với các trường hợp trẻ sinh sớm có thể khởi phát đau dạ dày và các vấn đề sức khỏe khác. Cụ thể như:
- Khó chịu: Các triệu chứng trào ngược dạ dày có thể khiến trẻ khó chịu, dễ cáu gắt, nhất là dễ quấy khóc sau khi bú. Bên cạnh đó, nếu tập trung quan sát bạn có thể nhận thấy trẻ bị đau vùng thượng vị khi đói hoặc khi nuốt thức ăn bị đau, vướng.
- Không dung nạp được thức ăn: Có những trường hợp trẻ không thể dung nạp các công thức giàu chất béo hoặc bị dị ứng thực phẩm có là nguyên nhân khởi phát chứng trào ngược dạ dày. Điều này sẽ giúp bé loại bỏ được lượng sữa, lượng thức ăn còn sót dạ trong dạ dày.
- Trẻ chậm tăng cân: Với những trẻ sơ sinh thiếu tháng thường được các chuyên gia khuyến nghị bổ sung các chất dinh dưỡng khác kết hợp cùng với sữa mẹ nhằm đảm sức khỏe cũng như phát triển cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, những trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày rất khó hấp thu các dưỡng chất hoặc từ chối bú sữa mẹ nên dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng cân hơn so với cân nặng tiêu chuẩn.
- Gặp vấn đề về phổi: Đối với các trường hợp trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi mãn tính hoặc khiến các triệu chứng trở nên nặng nề hơn nếu đã có tiền sử bệnh lý. Hiện tượng này xảy ra khi acid dịch vị và thức ăn trào ngược lên thực quản thường xuyên, đôi lúc có thể tràn vào phổi, khí quản. Dẫn đến kích thích những mô phổi gây ho, viêm.
- Ảnh hướng đến hệ tim mạch: Một số trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có thể làm chậm nhịp tim, thậm chí ngưng thở, tuy nhiên tỉ lệ này không cao. Khi nhận thấy các biểu hiện này, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em và trẻ sơ sinh thông qua các biểu hiện lâm sàng. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang với chất cản quang: Trước khi tiến hành chụp X-quang trẻ sẽ được nuốt Barium, đây là một chất cản quang. Hoạt chất này có tác dụng làm nổi bật dạ dạ, thực quản và tá tràng. Thông qua các thông số chụp được, bác sĩ sẽ xác định được mức độ thu hẹp ở những cơ quan này hoặc những tác nhân gây tác nghẽn hệ tiêu hóa.
- Kiểm tra nồng độ pH: Để tiến hành xét nghiệm này, bác sĩ sẽ cho bé nuốt đầu dò nội soi mỏng, dài trong vòng 24 giờ nhằm xác định chính xác nồng độ pH trong dạ dày. Chẩn đoán này giúp nhận biết được các vấn đề hô hấp có liên quan đến hiện tượng trào ngược.
- Nội soi đường tiêu hóa trên: Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành chèn ống nội soi vào thực quản rồi xuống dạ dày đến phần trên ruột non nhằm xác định mức độ tổn thương dạ dày cũng như một số vấn đề liên quan.
- Nghiên cứu khả năng giúp làm rỗng dạ dày: Trong chẩn đoán này, bác sĩ chuyên khoa có thể pha chất phóng xạ cùng với sữa để trẻ uống. Từ hoạt chất này sẽ giúp bác sĩ xác định được quy trình tiêu hóa thức ăn cũng như mức độ trào ngược dạ dày ở trẻ.
Xử lý và phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày có xu hướng thuyên giảm sau 12 tháng tuổi mà không cần can thiệp y khoa. Tuy nhiên, để làm giảm cảm giác khó chịu, đồng thời ngăn ngừa phát sinh các biến chứng, ba mẹ nên tham khảo một số biện pháp dưới đây:
1. Cho bé ăn dặm thường xuyên
Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thường gây nôn mửa và ợ nóng khi ăn quá no. Do đó, ba mẹ cần lưu ý có thể giảm lượng thức ăn đồng thời tăng tần suất ăn nhằm tránh tình trạng trẻ ăn quá no, từ đó khắc phục được các triệu chứng bệnh lý hiệu quả.
Phụ nữ đang cho con bú nên hạn chế dung nạp sữa và trứng nhằm ngăn ngừa biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ. Đối với những bé sử dụng sữa công thức, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn các loại sữa phù hợp với tình trạng của trẻ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, hợp lý hoặc cho trẻ ăn theo nhu cầu nhưng vẫn đảm bảo các dưỡng chất nhằm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý, đồng thời tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt hơn.
2. Bổ sung ngũ cốc vào sữa của trẻ
Ba mẹ nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về việc bổ sung ngũ cốc vào sữa của bé khi bị trào ngược dạ dày. Nhóm thức ăn đặc có thể làm giảm hoạt động tăng tiết acid trào ngược lên thực quản, từ đó cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ rát do bệnh lý gây ra.
Với trường hợp trẻ bú mẹ, bạn có thể dùng máy hút sữa pha với bột ngũ cốc theo chỉ dẫn. Với trẻ sử dụng sữa công thức, ba mẹ nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các loại ngũ cốc phù hợp với tình trạng của bé, đồng thời tránh gây ra phản ứng các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, ở những trẻ bú bình, bạn hãy đảm bảo núm đầy sữa trong quá trình bú. Điều này sẽ tránh được lượng không khí thừa xâm nhập vào dạ dày trẻ. Bạn cũng nên tránh sử dụng núm vú có lỗ quá lớn bởi sẽ khiến sữa xuống nhanh, cơ thể trẻ không hấp thu kịp.
3. Giúp bé ợ sau khi bú
Ngay cả khi trẻ bú bình hay bú mẹ bạn cũng nên giúp trẻ ợ sau khi bú. Hành động này sẽ giúp lượng sữa xuống dạ dày đúng cách, từ đó ngăn ngừa được tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh.
Để giúp bé ợ sau khi bú, bạn cần vuốt ngực hoặc lưng bé theo hướng từ trên xuống dưới, hành động này còn hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa ở trẻ diễn ra tốt hơn.
4. Giúp trẻ thay đổi tư thế ngủ
Để cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, bạn hãy để bé ngủ trên tấm đệm chắc chắn, hạn chế gối, chăn dày hay các loại đồ chơi. Theo các chuyên gia, tư thế ngủ trên xe đẩy hoặc ngủ nghiêng người sẽ làm tăng nguy bị trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, để cải thiện triệu chứng, bạn nên sử dụng đối kê đầu cho bé khoảng 3 – 5cm.
Ngoài ra, ba mẹ cũng nên lưu ý, các tư thế nằm ngủ khác với tư thế nằm ngừa cũng có thể làm tăng nguy cơ gây ngạt thở, thậm chí là đột tử ở trẻ.
5. Sử dụng thuốc điều trị
Trong một số trường hợp cần thiết, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc giúp làm giảm lượng axit dạ dày ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thuốc chỉ sử dụng với các trường hợp triệu chứng trào ngược dạ dày ở mức độ nghiêm trọng, không đáp ứng các biện pháp kiểm soát tại nhà.
Một số loại thuốc thường được chỉ định cải thiện chứng trào ngược dạ dày:
- Thuốc chẹn H2: Ranitidine, Famotidine, Nizatidine, Cimetidine
- Thuốc ức chế bơm proton: Dexilant, Nexium, Esomeprazole, Prevacid và Prilosec
Các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thường không được chỉ định ở trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp có thể gây rối loạn tiêu hóa và khởi phát một số tác dụng không mong muốn. Do đó, ba mẹ chỉ cho trẻ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
6. Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật chữa trào ngược dạ dày thường không được áp dụng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hay các triệu chứng bệnh lý thường xuyên tái phát và có mức độ nặng nề hơn. Lúc này bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành phẫu thuật.
Phương pháp này thường mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ về mặt lợi ích cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trước khi tiến hành điều trị.
Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày đều không phát sinh các biến chứng nghiêm trọng và có xu hướng tự thuyên giảm sau khi được 1 tuổi. Tuy nhiên, trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý và chăm sóc tại nhà nhưng không đáp ứng. Lúc này bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Xem thêm: Top 3 cách chữa đau dạ dày bằng quả dừa đơn giản, hiệu quả nhất