Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em: Những điều bố mẹ không thể xem thường

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em là một tình trạng diễn ra khá phổ biến trong những năm gần đây. Chính vì thế, cha mẹ hãy chú ý đến những triệu chứng bất thường của trẻ và tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh này để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về căn bệnh này.

Vì sao trẻ bị xuất huyết dạ dày?

Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày, xuất huyết bao tử là tình trạng dạ dày bị chảy máu do tác động gây tổn thương. Đây là một hiện tượng khá nguy hiểm vì nó có thể gây mất máu, thiếu máu, đe dọa đến sức khỏe của trẻ. Riêng với trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện thì mức độ ảnh hưởng của căn bệnh này càng trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.

Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ cao bị xuất huyết dạ dày

Thường thì những triệu chứng xuất huyết dạ dày thường xảy ra phổ biến ở những người lớn hoặc ở trẻ trong độ tuổi 3 – 10 tuổi. Lý do bởi xuất huyết thường do nhiễm khuẩn, ăn uống, sinh hoạt không đúng cách. 

Thế nhưng, trẻ sơ sinh và những trẻ còn rất nhỏ vẫn có thể bị xuất huyết dạ dày là bởi:

Trẻ bị thiếu hụt Vitamin K

Một trong những nguyên nhân chính gây hiện tượng xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh là trẻ bị thiếu hụt trầm trọng vitamin K. Đây là một loại vitamin có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Vitamin K có ở một số vi khuẩn sống ở đại tràng và ruột của trẻ. Ngoài ra, loại vitamin này còn có trong nhiều loại rau xanh hằng ngày. Thế nhưng, một câu hỏi được đặt ra đó là tại sao trẻ lại thiếu hụt loại vitamin này? Nguyên nhân là do khi người mẹ mang thai, một hàm lượng nhỏ vitamin K đã được chuyển qua nhau thai trong suốt cả thai kỳ. 

Cần bổ sung vitamin K cho trẻ

Hàm lượng Vitamin K có trong sữa mẹ vốn chiếm tỉ lệ không lớn. Cùng với đó, một số vi khuẩn có lợi trong đường ruột (lợi khuẩn Lactobacillus) ở trẻ nhỏ lại không có khả năng tổng hợp loại vitamin này. Tất cả những lý do này gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin K, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ sinh thiếu tháng, sinh non

Trẻ sinh thiếu tháng thường rất d
ễ bị thiếu hụt những chất làm đông máu. Chính vì thế, trẻ dễ bị xuất huyết ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể, nhất là tại dạ dày.

Thêm vào đó, hệ miễn dịch của những đứa trẻ sinh non thường kém hơn bình thường, vì thế trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Do hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày gây ra

Bệnh viêm loét dạ dày không chỉ tấn công người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị tấn công của bệnh viêm loét dạ dày. Tình trạng bệnh này không phổ biến nhiều ở trẻ sơ sinh nhưng cũng có tỷ lệ nhỏ mắc phải căn bệnh này.

Bệnh viêm loét dạ dày gây ra nhiều hệ quả tai hại

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh xuất phát từ thói quen chăm sóc trẻ không đúng cách từ đó làm cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập. Những loại vi khuẩn này làm suy giảm sức đề kháng ở trẻ, khiến dạ dày trẻ vốn đã non yếu, chưa hoàn thiện nay lại ngày càng mỏng và dẫn đến tình trạng viêm loét.

Triệu chứng rõ nhất của bệnh xuất huyết dạ dày

Khi bị viêm loét dạ dày bệnh nhân sẽ có những triệu chứng rất rõ như: khó thở, đau tức ngực, đau bụng, thường xuyên mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng… nếu tình trạng này kéo dài và xuất huyết nghiêm trọng sẽ gây ra những tác động lớn đến sức khỏe.

Khi đó, trẻ có thể có một vài những biểu hiện bệnh nặng hơn như: nôn dịch màu đỏ hoặc nâu, đi đại tiện thấy phân có màu đen.

Vì thế, ngay khi thấy trẻ bắt đầu có những triệu chứng kể trên bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức, tránh để bệnh chuyển biến nặng và xuất hiện biến chứng. Trong một vài trường hợp, tình trạng xuất huyết kéo dài có thể khiến trẻ mất máu nhiều và dẫn đến tử vong.

Cách điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ

Khi gặp tình trạng xuất huyết dạ dày ở trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh bằng một vài biện pháp phổ biến như:

Truyền dịch và máu thêm cho trẻ

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ truyền nước biển trước cho trẻ. Quá trình này sẽ giúp cho trẻ phục hồi sức khỏe và thể trạng nhanh hơn. Ngoài ra, nó cũng giúp cho các cơ quan có chứa lưu lượng máu tuần hoàn máu ổn định hơn.

Trẻ cần được truyền dịch và máu để phục hồi thể trạng sau khi điều trị bệnh

Khi bị xuất huyết dạ dày, trẻ sẽ được truyền dịch và máu để có thể phục hồi thể trạng. Nếu trẻ bị suy giảm chức năng phổi, bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông động mạch phổi để hỗ trợ khả năng hô hấp được tốt hơn.

Cho trẻ dùng thuốc điều trị xuất huyết

Có một số loại thuốc có khả năng cầm máu được bác sĩ chỉ định dùng để giảm lưu lượng máu chảy ra, đồng thời ức chế sản xuất axit trong dạ dày. Khi hàm lượng axit giảm xuống sẽ giúp trẻ không có cảm giác đau và khó chịu tại vị trí bị loét hoặc chảy máu.

Thuốc tây y có tác dụng chữa bệnh nhanh chóng

Tuy nhiên, khi dùng thuốc điều trị bệnh xuất huyết dạ dày cho trẻ, cha mẹ cần chú ý làm theo đúng chỉ định. Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Phẫu thuật điều trị xuất huyết dạ dày

Một vài trường hợp trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị xuất huyết dạ dày, đặc biệt là khi:

Tùy theo thể trạng của từng trẻ và những giai đoạn mắc bệnh khác nhau, các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị bệnh phù hợp nhất.

Biện pháp phòng tránh xuất huyết dạ dày ở trẻ

Bệnh xuất huyết dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, ngay từ bây giờ, hãy thực hiện những biện pháp phòng tránh bệnh từ sớm. 

Chú ý phòng tránh bệnh xuất huyết dạ dày ở trẻ em từ sớm

Có một số cách phòng tránh bệnh xuất huyết dạ dày ở trẻ như:

Trên đây là những thông tin cung cấp cho bạn về xuất huyết dạ dày ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin này bố mẹ sẽ có thêm nguồn kiến thức hữu ích để phòng chống và chăm sóc trẻ tốt hơn.

Xem thêm: Chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Rate this post
Exit mobile version