Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau dạ dày: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị hiệu quả

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên. Các triệu chứng bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ra các biến chứng nặng nề. Các phương pháp điều trị đau dạ dày hiện nay như sử dụng thuốc Tây, các mẹo cải thiện tại nhà, thuốc Đông y và kết hợp chăm sóc đúng cách.

Đau dạ dày (đau bao tử) là một trong những bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau

Đau dạ dày là bệnh gì?

Dạ dày hay bao tử là bộ phận tiêu hóa, có vị trí nằm giữa tá tràng và thực quản, đây được xem là một trong bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Dạ dày có nhiệm vụ chứa đựng và tiêu hóa lượng thức ăn được cơ thể dung nạp. Đau dạ dày khởi phát khi cơ quan này bị tổn thương (do những tác nhân bên ngoài hoặc vi khuẩn tấn công). Bên cạnh những cơn đau, bệnh lý còn kèm theo các biểu hiện như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,…

Tình trạng đau dạ dày sẽ khiến bộ phận không thể hoàn thành chức năng vốn có. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể, sinh hoạt hàng ngày và tăng nguy cơ phát sinh những biến chứng nặng nề.

Đau bao tử có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, trong đó nhóm người trưởng thành thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng còn lại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định các biểu hiện sớm và có các biện pháp can thiệp đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, phòng ngừa phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Vị trí đau dạ dày

Thực tế, triệu chứng đau dạ dày không xuất hiện ở vị trí cố định. Thay vào đó, tùy thuộc vào vị trí bị tổn thương ở niêm mạc dạ dày sẽ khởi phát cơn đau ở vị trí khác nhau. Cụ thể:

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày

Đau dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động khác nhau. Việc xác định cụ thể căn nguyên gây bệnh sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa tái phát.

Dưới đây là các nguyên nhân và yếu tố gây ra bệnh lý:

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau dạ dày và những bệnh lý về đường tiêu hóa khác

Các dấu hiệu nhận biết bệnh lý

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh đau bao tử thường dễ nhận biết. Cụ thể khi vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ xuất hiện tình trạng viêm và đi kèm với những biểu hiện đặc trưng của bệnh. Tại các giai đoạn tiến triển khác nhau, các triệu chứng bệnh lý cũng sẽ thể hiện ở mức độ khác nhau.

Dưới đây là những triệu chứng nhận biết bệnh đau dạ dày:

Trong trường hợp đau dạ dày cấp tính, những cơn đau thường bùng phát đột ngột ở mức độ nặng nề. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện nhanh chóng để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các biến chứng nặng nề.

Bệnh đau dạ dày nguy hiểm không?

Các triệu chứng bệnh đau dạ dày sẽ được kiểm soát tốt nếu được chẩn đoán, điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, những trường hợp chủ quan không điều trị, sinh hoạt không lành mạnh khiến tổn thương niêm mạc dạ dày tổn thương nặng nề. Điều này không chỉ gây đau rát, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt, hiệu suất học tập – làm việc mà còn có thể gây ra những biến chứng bệnh đau dạ dày nặng nề. Cụ thể:

Các triệu chứng bệnh đau dạ dày nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có xuất huyết tiêu hóa

Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở Việt Nam khá cao. Cụ thể, chiếm đến 7% trên tổng dân số cả nước. Trong khi đó, có khoảng 31% số ca mắc bệnh đau dạ dày xuất hiện vết loét và 9% ca biến chứng sang ung thư dạ dày. Mỗi năm, tỷ lệ người mắc bệnh đau dạ dày trong nước có xu hướng tăng lên với tốc độ 0.2%.

Chẩn đoán đau dạ dày

Trong trường hợp nhận thấy các biểu hiện bất thường ở dạ dày hoặc nghi ngờ mắc bệnh đau bao tử. Lúc này bạn cần đến bệnh viện để được tiến hành chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh lý. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp nhằm kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, ngăn ngừa tổn thương niêm mạc lan rộng gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán các biểu hiện lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh lý cũng như chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như nội soi dạ dày, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân,… Cụ thể:

Các phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày giúp kiểm soát các triệu chứng đau rát vùng thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa hiệu quả. Thông thường nhưng biểu hiện bệnh lý sẽ được khắc phục nhanh chóng bởi các loại thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, những mẹo chữa dân gian, bấm huyệt sẽ hỗ trợ cải thiện cơn đau tạm thời ở mức độ nhẹ.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày phổ biến:

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Việc sử dụng thuốc Tây được xem là một trong những phương điều trị đau dạ dày mang lại hiệu quả nhanh chóng và được áp dụng phổ biến. Những thành phần hoạt chất trong thuốc có tác dụng kiểm soát các cơn đau vùng thượng vị, nôn mửa, ợ nóng, ợ hơi hiệu quả nhanh. Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp bị đau dạ dày cấp tính.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo an toàn cũng như kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ chỉ định bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất dùng thuốc.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị đau dạ dày:

Các thành phần hoạt chất trong thuốc Tây có tác dụng kiểm soát các triệu chứng bệnh đau dạ dày nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa phát sinh biến chứng

2. Áp dụng các bài thuốc dân gian cải thiện bệnh lý

Bên cạnh tuân thủ biện pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bị đau dạ dày có thể áp dụng một số mẹo chữa dân gian để cải thiện các triệu chứng bệnh, đồng thời ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

Ưu điểm của biện pháp này là tận dụng các thảo dược tự nhiên có độ an toàn cao, lành tính, gần như không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể áp dụng nhiều đối tượng. Tuy nhiên, việc áp dụng các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh lý ở mức độ nhẹ, mới khởi phát.

Dưới đây là một số mẹo chữa đau dạ dày đơn giản và hiệu quả:

Tinh bột nghệ chữa đau dạ dày 

Với hàm lượng curcumin dồi dào có trong tinh bột nghệ không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày mà còn hỗ trợ tiêu trừ vi khuẩn Hp và lành lành vết thương ở niêm mạc. Bạn cũng có thể kết hợp tinh bột nghệ và mật ong nguyên chất giúp tăng hiệu quả điều trị.

Cải thiện đau dạ dày với chuối xanh

Theo ghi chép Y học cổ truyền, chuối xanh có vị chát, tính mát, tác dụng bổ tỳ, nhuận tràng và lợi tiện nên hỗ trợ cải thiện tình trạng khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng do bệnh lý gây ra hiệu quả. Bên cạnh đó, trong chuối xanh còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ sẽ giúp tăng dịch nhầy bảo vệ niêm mạc trong dạ dày, hạn chế tổn thương và hỗ trợ lành lành nhưng vết loét.

Uống trà hoa cúc cải thiện bệnh lý

Hoa cúc được biết đến với công dụng kháng viêm, giảm đau, tăng cường sức đề kháng. Người bị đau dạ dày có thể dùng trà hoa cúc mỗi ngày giúp làm dịu các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời hỗ trợ giãn cơ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và giúp an thần hiệu quả.

Uống trà hoa cúc đều đặn mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cơn đau vùng thượng vị, chống viêm, an thần và cải thiện một số triệu chứng do bệnh lý gây ra

3. Bấm huyệt chữa bệnh đau dạ dày

Bấm huyệt chữa bệnh đau dạ dày là một trong những phương pháp an toàn, được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả tích cực. Theo Đông y, các bộ phận trên cơ thể người được kết nối với nhau bằng những huyệt vị và kinh mạch. Việc tác động đến các huyệt vị sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra.

Dưới đây là một số huyệt vị giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày:

Bấm huyệt chữa đau dạ dày chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh lý ở mức độ nhẹ và tạm thời. Để khắc phục bệnh lý nhanh chóng, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa đau dạ dày

Đau bao tử là một trong những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và có xu hướng tái phát nhiều lần khi gặp điều trị thuận lợi. Do đó, bên cạnh tuân thủ các phương pháp điều trị, người bệnh nên chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát lâu dài. Cụ thể:

Tổn thương do bệnh đau dạ dày gây ra nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và kiểm soát nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

  • TOP 9+ thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả nhất không nên bỏ qua
  • Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? – Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa
  • Thuốc dạ dày chữ Y (Yumangel): Công dụng, Liều dùng, Giá bán
  • Mẹ bầu uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Xem thêm: Huyết trắng màu nâu: Nguyên nhân và thông tin cần biết

Rate this post
Exit mobile version