Nếu chế biến thức ăn theo sở thích mà “bất chấp” các nguyên tắc, rất nhiều khi bạn đã làm mất chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm tươi ngon đấy!
Nếu chế biến thức ăn theo sở thích mà “bất chấp” các nguyên tắc, rất nhiều khi bạn đã làm mất chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm tươi ngon đấy!
Các chuyên gia về dinh dưỡng đã chỉ ra những sai lầm mà bạn có thể mắc phải khi ăn uống khiến thức ăn mất đi đa số vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích cũng như cách chế biến phù hợp của 10 loại thực phẩm dưới đây nhé.
1. Hạt lanh
Hạt lanh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe vì trong các hạt này chứa nhiều chất xơ, chất béo omega 3 và lignan, một chất có khả năng chống ung thư. Tuy nhiên, cơ thể bạn không thể tiêu hóa toàn bộ lượng hạt mà bạn ăn vào.
Do đó, bạn chỉ cần rắc một ít vào thức uống buổi sáng hay thêm vào sữa chua sẽ giúp bạn không bỏ phí lượng dinh dưỡng của hạt lanh. Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên bạn nên sử dụng dạng bột của hạt lanh, dạng này giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và không lãng phí lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bạn.
2. Trà đen
Mặc dù các nghiên cứu cho rằng thêm sữa vào trà sẽ không ảnh hưởng đến thành phần chống oxy hóa trong trà, nhưng sữa có thể làm giảm lợi ích về tim mạch mà trà mang lại. Protein trong sữa có thể kết hợp với catechin trong trà và cuối cùng khiến cơ thể bạn khó hấp thu những chất có lợi cho sức khỏe của bạn.
3. Bông cải xanh
Việc ăn bông cải xanh bằng cách hấp sẽ khá buồn chán và đơn điệu với nhiều người. Thế nhưng, một nghiên cứu lại cho thấy hấp là cách nấu bông cải tốt nhất để đảm bảo chất dinh dưỡng có lợi cho bạn.
Đun sôi hay chiên bông cải sẽ khiến bạn mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi đấy. Vì vậy, bạn có thể hấp bông cải, kèm các loại sốt đặc biệt để chế biến thành món salad ngon miệng nhé.
4. Dâu tây
Trong dâu tây chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là loại trái cây giải khát yêu thích trong gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen cắt dâu tây ra và lưu trữ thì sẽ bị hao hụt dinh dưỡng đấy.
Các chuyên gia về dinh dưỡng đã chỉ ra những sai lầm mà bạn có thể mắc phải khi ăn uống khiến thức ăn mất đi đa số vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích cũng như cách chế biến phù hợp của 10 loại thực phẩm dưới đây nhé.
1. Hạt lanh
Hạt lanh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe vì trong các hạt này chứa nhiều chất xơ, chất béo omega 3 và lignan, một chất có khả năng chống ung thư. Tuy nhiên, cơ thể bạn không thể tiêu hóa toàn bộ lượng hạt mà bạn ăn vào.
Do đó, bạn chỉ cần rắc một ít vào thức uống buổi sáng hay thêm vào sữa chua sẽ giúp bạn không bỏ phí lượng dinh dưỡng của hạt lanh. Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên bạn nên sử dụng dạng bột của hạt lanh, dạng này giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và không lãng phí lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của bạn.
2. Trà đen
Mặc dù các nghiên cứu cho rằng thêm sữa vào trà sẽ không ảnh hưởng đến thành phần chống oxy hóa trong trà, nhưng sữa có thể làm giảm lợi ích về tim mạch mà trà mang lại. Protein trong sữa có thể kết hợp với catechin trong trà và cuối cùng khiến cơ thể bạn khó hấp thu những chất có lợi cho sức khỏe của bạn.
3. Bông cải xanh
Việc ăn bông cải xanh bằng cách hấp sẽ khá buồn chán và đơn điệu với nhiều người. Thế nhưng, một nghiên cứu lại cho thấy hấp là cách nấu bông cải tốt nhất để đảm bảo chất dinh dưỡng có lợi cho bạn.
Đun sôi hay chiên bông cải sẽ khiến bạn mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng có lợi đấy. Vì vậy, bạn có thể hấp bông cải, kèm các loại sốt đặc biệt để chế biến thành món salad ngon miệng nhé.
4. Dâu tây
Trong dâu tây chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn là loại trái cây giải khát yêu thích trong gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen cắt dâu tây ra và lưu trữ thì sẽ bị hao hụt dinh dưỡng đấy.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết vitamin C trong dâu tây nhạy cảm với ánh sáng và oxy. Nếu bạn cắt dâu tây sẽ khiến nhiều tế bào phơi bày với các yếu tố làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của loại trái này. Vì thế, tốt nhất là bạn để nguyên trái để ăn hay lưu trữ nhé.
5. Tỏi
Ngược lại với vitamin C như đã nói ở trên, allicin là một enzyme chống ung thư được tìm thấy trong tỏi lại có lợi khi tiếp xúc với không khí.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên để tỏi đã lột ngoài không khí khoảng 10 phút trước khi nấu nướng để thành phần có lợi được hoạt hóa hoàn toàn.
6. Ngũ cốc nguyên hạt và đậu
Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu sấy khô chứa chất chống oxy hóa là phytate. Chất này khi kết hợp với vitamin và khoáng chất trong thức ăn lại khiến cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng hơn.
Vì thế, đối với các loại ngũ cốc còn nguyên cám này ngoại trừ lúa mạch bạn nên ngâm trong nước và để qua đêm để loại bỏ chất phytate nhé. Bên cạnh đó, việc ngâm các loại hạt hay đậu này còn giúp cơ thể bạn hấp thu sắt và kẽm tốt hơn.
7. Sữa chua
Khi làm sữa chua, bạn có để ý trên bề mặt xuất hiện một lớp nước mỏng không? Bạn không nên đổ lớp nước đó đi nhé mà hãy khuấy nhẹ và trộn với sữa chua bên dưới.
Trong lớp nước sữa ấy có chứa protein, vitamin B12 và nhiều khoáng chất như canxi, phosphor. Bạn cũng không nên dùng sữa chua để chế biến các món nóng như cà ri gà chẳng hạn, vì bạn đang làm mất đi lợi ích của các men vi sinh trong sữa chua.
8. Cà chua
Cà chua tươi sống là một thực vật yêu thích trong các món salad hay sandwich, nhưng bạn sẽ gặp khó khăn để hấp thu chất lycopene.
Đây là chất chống ung thư và ngăn ngừa bệnh tim mạch rất có lợi cho sức khỏe, nhưng bạn cần nấu chín cà chua để hấp thu tốt chất này. Đồng thời các nhà nghiên cứu còn phát hiện chất chống oxy hóa trong cà chua sẽ tăng lên khi cà chua được nấu chín.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết vitamin C trong dâu tây nhạy cảm với ánh sáng và oxy. Nếu bạn cắt dâu tây sẽ khiến nhiều tế bào phơi bày với các yếu tố làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của loại trái này. Vì thế, tốt nhất là bạn để nguyên trái để ăn hay lưu trữ nhé.
5. Tỏi
Ngược lại với vitamin C như đã nói ở trên, allicin là một enzyme chống ung thư được tìm thấy trong tỏi lại có lợi khi tiếp xúc với không khí.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên để tỏi đã lột ngoài không khí khoảng 10 phút trước khi nấu nướng để thành phần có lợi được hoạt hóa hoàn toàn.
6. Ngũ cốc nguyên hạt và đậu
Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu sấy khô chứa chất chống oxy hóa là phytate. Chất này khi kết hợp với vitamin và khoáng chất trong thức ăn lại khiến cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng hơn.
Vì thế, đối với các loại ngũ cốc còn nguyên cám này ngoại trừ lúa mạch bạn nên ngâm trong nước và để qua đêm để loại bỏ chất phytate nhé. Bên cạnh đó, việc ngâm các loại hạt hay đậu này còn giúp cơ thể bạn hấp thu sắt và kẽm tốt hơn.
7. Sữa chua
Khi làm sữa chua, bạn có để ý trên bề mặt xuất hiện một lớp nước mỏng không? Bạn không nên đổ lớp nước đó đi nhé mà hãy khuấy nhẹ và trộn với sữa chua bên dưới.
Trong lớp nước sữa ấy có chứa protein, vitamin B12 và nhiều khoáng chất như canxi, phosphor. Bạn cũng không nên dùng sữa chua để chế biến các món nóng như cà ri gà chẳng hạn, vì bạn đang làm mất đi lợi ích của các men vi sinh trong sữa chua.
8. Cà chua
Cà chua tươi sống là một thực vật yêu thích trong các món salad hay sandwich, nhưng bạn sẽ gặp khó khăn để hấp thu chất lycopene.
Đây là chất chống ung thư và ngăn ngừa bệnh tim mạch rất có lợi cho sức khỏe, nhưng bạn cần nấu chín cà chua để hấp thu tốt chất này. Đồng thời các nhà nghiên cứu còn phát hiện chất chống oxy hóa trong cà chua sẽ tăng lên khi cà chua được nấu chín.
9. Thịt nướng
Bất cứ ai là tín đồ của thịt nướng chắc hẳn đều cho rằng thịt nướng bằng than và chín kỹ một chút mới ngon. Nhưng bạn nên cẩn thận đừng để thịt bị khét và đen như than nhé.
Các chất gây ung thư như heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) được hình thành khi thịt được nấu ở nhiệt độ cao như khi nướng bằng than. Thay vì dựa vào màu sắc của thịt, bạn nên dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ thích hợp giúp thịt chín và an toàn.
10. Măng tây
Bạn sẽ gặp các dạng chế biến sẵn của măng tây mà chỉ cần bỏ vào lò vi sóng là có thể thưởng thức ngay. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hấp măng tây để đảm bảo lượng vitamin C không mất đi, vì đây là chất dinh dưỡng tan trong nước.
Bạn chỉ nên nấu măng tây đến độ giòn dịu thôi chứ không nên nấu mềm nhũn. Bạn có thể lấy phần nước sau khi hấp hay luộc để làm nước súp vì trong đó chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Nếu biết cách chế biến, bạn không chỉ thưởng thức được hương vị của thực phẩm mà còn gặt hái được lợi ích cho sức khỏe từ chất dinh dưỡng mà thực phẩm mang lại nữa. Hãy áp dụng cách ăn uống trên cho bản thân và người thân trong gia đình nhé!
9. Thịt nướng
Bất cứ ai là tín đồ của thịt nướng chắc hẳn đều cho rằng thịt nướng bằng than và chín kỹ một chút mới ngon. Nhưng bạn nên cẩn thận đừng để thịt bị khét và đen như than nhé.
Các chất gây ung thư như heterocyclic amines (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) được hình thành khi thịt được nấu ở nhiệt độ cao như khi nướng bằng than. Thay vì dựa vào màu sắc của thịt, bạn nên dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ thích hợp giúp thịt chín và an toàn.
10. Măng tây
Bạn sẽ gặp các dạng chế biến sẵn của măng tây mà chỉ cần bỏ vào lò vi sóng là có thể thưởng thức ngay. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hấp măng tây để đảm bảo lượng vitamin C không mất đi, vì đây là chất dinh dưỡng tan trong nước.
Bạn chỉ nên nấu măng tây đến độ giòn dịu thôi chứ không nên nấu mềm nhũn. Bạn có thể lấy phần nước sau khi hấp hay luộc để làm nước súp vì trong đó chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Nếu biết cách chế biến, bạn không chỉ thưởng thức được hương vị của thực phẩm mà còn gặt hái được lợi ích cho sức khỏe từ chất dinh dưỡng mà thực phẩm mang lại nữa. Hãy áp dụng cách ăn uống trên cho bản thân và người thân trong gia đình nhé!
Xem thêm: Tam thất bắc – Đặc điểm, công dụng và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả nhất