Trị viêm họng bằng tỏi là bài thuốc dân gian có hiệu quả rất tốt, cách làm đơn giản và tiết kiệm chi phí. Trong tỏi có chứa các thành phần protein, carbohydrates, germanium, allicin..với hàm lượng khá cao giúp tiêu viêm, kháng khuẩn cao và đem đến công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh viêm họng.
Trị viêm họng bằng tỏi có thực sự hiệu quả?
Viêm họng là một trong những bệnh thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh này có thể kéo dài và rất dễ tái phát khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu và có thể khiến cơ thể bị nhờn thuốc nếu liên tục dùng các loại thuốc tây y. Vì vậy bên cạnh các loại thuốc đặc trị người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian từ các thảo dược tự nhiên để hỗ trợ quá trình điều trị nhanh hơn mà vẫn an toàn cho cơ thể.
Điều trị viêm họng bằng tỏi là phương pháp rất được dân gian ưu tiên sử dụng bởi có hiệu quả rất tốt, mà cách làm lại vô cùng đơn giản. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng giải độc, tiêu diệt vi khuẩn, long đờm trị viêm rất tốt. Bởi thế người bệnh viêm họng sau khi sử dụng các cách trị từ tỏi nhanh chóng hết ho đờm, ho khan, hồi phục sức khỏe nhanh trông thấy.
Theo Tây y, trong ỏi có chứa các germanium, allicin với hàm lượng cao gấp đôi nhân sâm hay bạc hà. Đây đều là những chất có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong kháng khuẩn hay ức chế sự hoạt động của các virut. Thành phần i ốt và tinh dầu của tỏi có vai trò kháng virus và kháng ký sinh trùng ngăn ngừa yếu tố gây bệnh viêm họng rất tốt.
Trong tỏi tươi có hàm lượng vitamin và các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể như các vitamin A, B, C, D, PP, hidrad carbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin cùng các khoáng chất iốt, canxi, phốt pho, magiê…Đây đều là những chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm bớt các triệu chứng mệt mỏi do viêm họng và nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Đặc biệt khi tỏi cắt mỏng hoặc đập dập chất, aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Đây là một loại chất kháng sinh cực mạnh, thậm chí cao hơn cả penicillin. Alicin giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, giảm các triệu chứng bệnh đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe nhanh hơn.Ngoài ra, selenium có trong tỏi một chất chống oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào làm tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Chính bởi những lý do này mà có thể nói rằng dùng tỏi chữa bệnh viêm họng là phương pháp vô cùng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, có thể sử dụng cho mọi đối tượng.
8 Cách trị viêm họng bằng tỏi
Có rất nhiều bài thuốc trị viêm họng bằng tỏi với nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm. Dùng tỏi để chữa bệnh nên dùng kết hợp thêm một số loại thảo dược để tăng hiệu quả với người bệnh.
Cách trị 1: Dùng trực tiếp tỏi tươi
Nguyên liệu: 1 tép tỏi tươi
Cách làm: Nhai trực tiếp tỏi tươi, sau đó súc miệng bằng nước ấm để làm giảm mùi hôi trong miệng.
Liều dùng: 1 tép/ 1 ngày. Dùng liên tục cho tới khi hết bệnh.
Khi nhai tỏi sẽ kích thích chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin làm tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Tỏi có tính ấm nên làm cổ họng bớt ho khan, đau nhức cũng như tiêu đờm hiệu quả.
Cách trị 2: Tỏi ngâm dấm
Nguyên liệu: 3 củ tỏi, dấm, một bình thủy tinh
Cách làm:
- Tỏi đem bóc vỏ cho sạch rồi cho vào lọ thủy tinh.
- Đổ đầy giấm vào lọ, nếu lọ quá to thì phải đảm bảo đổ nước kín mặt tỏi rồi đậy nắp kín và ngâm trong vòng 1 tháng.
- Khi ngâm xong, đem tỏi ngâm giấm đi xắt thành từng miếng mỏng để ngậm.
Liều dùng: Mỗi lần ngậm từ 2-3 l;át trong 15 phút. Kiên trì dùng mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Tỏi ngâm dấm có khả năng kháng viêm, sát khuẩn tốt lại có thể để được khá lâu trong môi trường thoáng mát, vì vậy bạn có thể làm sẵn một hũ tỏi ngâm để chưng khi bị đau họng là dùng luôn hoặc ăn hàng ngày để phòng ngừa viêm họng rất tốt.
Cách trị 3: Tỏi ngâm mật ong
Nguyên liệu: Tỏi, mật ong, bình thủy tinh
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ sạch cho vào bình thủy
- Đổ mật ong vào đầy bình, nếu bình có kích cỡ lớn hơn số tỏi thì phải đảm bảo đổ mật ong ngập mặt tỏi và đậy kín
- Ngâm trong 10 – 15 ngày là dùng được
Liều dùng: Mỗi lần dùng là 1 tép tỏi và một thìa mật ong. Dùng 1- 2 lần/ ngày.
Mật ong có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho và tiêu đờm khi kết hợp cùng các tinh chất có trong tỏi sẽ càng tăng cường tác dụng điều trị viêm họng hiệu quả. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng bổ sung năng lượng, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm hô hấp cũng như tăng cường sức đề kháng người dùng.
Cách trị 4: Tỏi mật ong hấp cách thủy
Nguyên liệu: 1- 2 tép tỏi, mật ong
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc băm nhỏ, nghiền nát để dễ dùng hơn
- Cho tỏi vào bát cùng một ít mật ong và đảo nhẹ
- Đem hấp cách thủy trong khoảng 15 phút
Liều dùng: Sử dụng khi còn ấm, mỗi lần từ 1-2 thìa. Dùng cả tỏi và mật ong để tăng cường hiệu quả điều trị
Đây là cách chữa tiêu đờm, trị đau rát họng, diệt khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch rất hiệu quả.
Cách trị 5: Tỏi nướng
Nguyên liệu: 1 củ tỏi, giấy bạc và một ít muối hột
Cách làm:
- Tỏi để nguyên vỏ, bọc vào giấy bạc sau đó đem đi nướng trong 10 – 15 phút
- Bóc lớp giấy bạc, bỏ phần vỏ cháy xém
- Lấy một vài tép tỏi nghiền nát với vài hạt muối hột
- Pha thêm một chút nước ấm rồi uống
Liều dùng: Bạn cũng có thể ăn trực tiếp tỏi ngay sau khi nướng. Dùng 2 lần/ngày với người lớn 1 lần/ ngày với trẻ em.
Tỏi nướng có mùi thơm nhẹ nên dễ ăn hơn là khi ăn tỏi sống. Bài thuốc này giúp điều trị viêm họng và viêm amidan, ức chế vi khuẩn, tiêu viêm, nâng cao hệ miễn dịch rất tốt cho người dùng.
Cách trị 6: Rượu tỏi
Nguyên liệu: 40g tỏi khô, 100ml rượu trắng 45 độ, bình thủy tinh
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ sạch rồi thái lát, cho vào bình thủy
- đổ đầy rượu vào bình hoặc phải ngập mặt tỏi.
- Tỏi sẽ chuyển từ màu trắng hoặc hơi đục sang màu vàng trong thời gian đầu. Ngâm khoảng 10 ngày, tỏi hoàn toàn chuyển thành màu vàng như nghệ là có thể sử dụng
Liều dùng: Uống rượu tỏi 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 40 giọt hoặc 1 ly nhỏ. Có thể dùng kèm nước ấm để giảm mùi hôi từ tỏi.
Rượu có khả năng sát trùng và làm ấm cơ thể, kết hợp cùng tỏi sẽ càng tăng cường hiệu quả gấp nhiều lần. Người bị viêm họng dùng rượu tỏi được làm sạch cổ họng, tiêu đờm, loại trừ các vi khuẩn, virus gây bệnh nhanh chóng.
Cách trị 7: Sữa tỏi
Nguyên liệu: 1 củ tỏi, sữa tươi ( có thể dùng có đường để dễ uống hơn)
Cách làm
- Tỏi bóc vỏ sạch, đập dập hoặc giã nhuyễn
- Hâm sữa nóng và cho tỏi vào khuấy đều. Hâm trong khoảng 15 phút
- Dùng để uống khi sữa còn ấm.
Liều dùng: Mỗi ngày từ 1-2 ly
Sữa tỏi giúp bổ sung năng lượng, tăng cường đề kháng, làm ấm họng hiệu quả. Nhất là với những người đang bị đau rát cổ, ăn uống khó khăn thì càng nên dùng sữa tỏi vì rất dễ uống và có thể làm dịu cổ họng. Bài thuốc này rất phù hợp để điều trị cho trẻ em vị viêm họng.
Cách trị 8: Siro chanh tỏi
Nguyên liệu: 4 -5 vỏ quả chanh(nếu dùng chanh vàng có thể giảm lại), 100g tỏi, bình thủy tinh, mật ong
Cách làm:
- Vỏ Chanh rửa sạch, phơi khô một nắng
- Thái vỏ chanh thành các sợi mỏng rồi cho vào hũ thủy tinh
- Tỏi mang bóc vỏ sạch rồi cho cùng vào hũ
- Đổ mật ong vào ngập tỏi và và vỏ chanh để ngâm trong 15 ngày là có thể sử dụng
Liều dùng: 1- 2 lần/ ngày. Mỗi lần 1 thìa cà phê mật ong ăn kèm với vỏ chanh và 1 tép tỏi
Siro chanh tỏi có vị thơm từ chanh đã làm át được mùi hôi của tỏi nên rất dễ uống. Cách trị này giúp điều trị ho có đờm, giảm ho khan và giảm đau rát cổ họng. Siro chanh tỏi rất phù hợp với những người bị viêm họng mãn tính và có các triệu chứng khàn tiếng và ho khan dai dẳng.
Bên cạnh đó, người ta còn kết hợp tỏi với đường phèn hay gừng để điều trị viêm họng, giảm các triệu chứng ho khan, đau họng, mệt mỏi cho người bệnh nhanh chóng. Các bài thuốc trên đây bên cạnh việc điều trị viêm họng còn có tác dụng phòng chống ung thư, trị viêm khớp, cảm cúm, phòng chống tim mạch và khử độc rất hiệu quả.
Một số lưu ý khi dùng các cách trị viêm họng từ tỏi
Trị viêm họng bằng tỏi không chỉ là bài thuốc dân gian được truyền miệng mà đã được khoa học hay tây y công nhận và kiểm chứng. Bài thuốc này có thể sử dụng cho nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ đến người gia hay cả phụ nữ mang thai vì rất an toàn và tốt cho sức khỏe. Áp dụng các bài thuốc này với các lọai thuốc điều trị tây y sẽ đẩy nhanh quá trình chữa bệnh viêm họng cho người bệnh.
Dù có tác dụng “kháng sinh” mạnh nhưng tỏi chỉ đem lại hiệu quả cao với các trường hợp viêm họng do virus, dị ứng hoặc do các nguyên nhân không phải do nhiễm trùng gây ra. Với những người bị viêm họng liên cầu khuẩn sử dụng tỏi chưa thực sự có tác dụng tốt. Vì vậy với tình trạng viêm họng này bạn lên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp hơn.
Ngoài ra khi dùng tỏi để trị viêm họng bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau
- Tỏi có vị cay nồng và mùi hăng khá khó chịu. Vì vậy nên tránh dùng dùng thuốc ăn trực tiếp tỏi tươi hay rượu tỏi cho trẻ nhỏ hoặc người đang bị nhiệt miệng.
- Sử dụng tỏi với mọt liều lượng phù hợp vì lạm dụng tỏi có thể gây nóng rát dạ dày, đầy bụng, khó tiêu và ợ nóng.
- Một số hoạt chất trong tỏi có thể kéo dài thời gian đông máu. Vì vậy nên tránh sử dụng đồng thời với Aspirin, thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống đông máu warfarin, coumarin,…
- Tỏi có thể gây hôi miệng và tăng tiết tuyến mồ hôi. Do đó cần vệ sinh răng miệng kỹ bằng cách súc miệng bằng nước ấm, đánh răng và mặc đồ rộng rãi thoải mái.
Mặc dù tỏi có tác dụng điều trị viêm họng tốt nhưng không thể có tác dụng bằng các loại thuốc đặc trị. Với các trường hợp bị viêm họng nặng bạn nên đến bệnh viện để được tư vấn phù hợp. Sử dụng tỏi kết hợp với thuốc đặc trị sẽ giúp việc điều trị bệnh viêm họng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể sử dụng kết hợp tỏi trong các món ăn hằng ngày để tăng cường đề kháng và phòng các bệnh như viêm họng, ung thư, tim mạch hay đau dạ dày tốt nhất.
Trị viêm họng bằng tỏi là bài thuốc vừa đơn giản, vừa có hiệu quả cao, lại rất tiết kiệm chi phí mà ai cũng có thể sử dụng được. Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn những thông ti hữu ích và thú vị. Chúc bạn có thể làm thành công những bài thuốc đơn giản này.
Xem thêm: Môi bị sưng 1 cục: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả