Mề đay mẩn ngứa là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng, chủ yếu do các nguyên nhân dị ứng gây nên. Bệnh tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị kịp thời để tình trạng ngứa rát kéo dài khiến người bệnh rất khó chịu, có thể để lại sẹo thâm hay một số bệnh viêm nhiễm nguy hiểm khác. Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa dưới đây để điều trị các vấn đề gây bệnh tận gốc, nhờ đó có thể kiểm soát bệnh hiệu quả.
Có nên dùng thuốc điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa không?
Nguyên nhân gây bệnh mề đay chủ yếu là do các tác nhân lạ bên ngoài kích thích khiến cho hệ miễn dịch phóng thích histamin để loại bỏ các dị nguyên. Histamin được phóng thích quá mức này nếu đi vào máu sẽ làm cho các mô liên kết tại đây bị vỡ, thoát dịch ra ngoài đồng thời rò rỉ protein huyết tương nên gây ra các tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban khắp người.
Như vậy có thể thấy, chính histamin bên trong cơ thể đã gây nên tình trạng nổi mề đay. Vì vậy cần phải giải quyết được vấn đề này, kiểm soát được lượng histamin được phóng ra thì mới có thể điều trị được bệnh mề đay. Đặc biệt với những người bị mề đay do cơ địa dễ dị ứng hoặc do yếu tố di truyền dẫn tới mãn tính thì nếu không dùng thuốc bệnh sẽ tái phát thường xuyên nhiều lần khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi đồng thời dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Trong dân gian truyền tai nhau rất nhiều phương pháp điều trị bệnh mề đay tại nhà từ thảo dược. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ có thể cải thiện tình trạng ngứa rát, sưng tấy ngay lập tức, trong thời gian ngắn chứ không có tác dụng kiểm soát các yếu tố gây bệnh từ bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, không phải cơ địa nào cũng có thể phù hợp với các loại thảo dược này, hiệu quả điều trị cũng chỉ mang tính tương đối.
Vì thế, nếu muốn giải quyết tốt nhất các vấn đề liên quan đến bệnh mề đay thì người bệnh nên dùng các loại thuốc Tây. Tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định những loại thuốc điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa phù hợp để hỗ trợ kiểm soát bệnh hiệu quả nhất.
Các loại thuốc điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa phổ biến
Trong điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa nói riêng và các bệnh dị ứng ngoài da nói chung, người bệnh sẽ được chỉ định các nhóm thuốc uống và thuốc dùng ngoài da. Dùng thuốc uống để kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh bên trong, tăng cường hệ miễn dịch trong khi đó các loại thuốc bôi ngoài da giúp giảm ngứa rát, phòng tránh viêm nhiễm và ngăn ngừa thâm sẹo cho người bệnh. Kết hợp hai nhóm thuốc này sẽ đem đến tác dụng rất hiệu quả trong việc cải thiện và dứt điểm bệnh mề đay.
Các loại thuốc uống
Nhóm thuốc uống được dùng trong điều trị mề đay chủ yếu là các nhóm thuốc kháng histamin, nhóm thuốc kháng sinh chống viêm hoặc thuốc corticoid.. Đây đều là các loại thuốc có tác dụng ức chế histamin- nguyên nhân gây mề đay, ngăn vừa viêm nhiễm và giảm ngứa ngáy, mụn nhọt khá hiệu quả,
Thuốc Fexofenadine Hydrochloride
Thuốc Fexofenadine Hydrochloride thuộc nhóm kháng thụ thể histamin thế hệ mới, ít tác dụng phụ, có thể phù hợp với nhiều đối tượng nên thường được dùng nhiều trong điều trị mề đay cũng như một số bệnh dị ứng khác. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất là Fexofenadine hoạt động trên cơ chế co thắt phế quản và chống lại các tác động của histamin, nhờ đó cải thiện bệnh hiệu quả.
Sử dụng thuốc sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng như nổi mề đay mẩn ngứa, hắt xì, nghẹt mũi, chảy nước mắt, nổi mẩn, sưng phù ở các vùng dị ứng. Đặc biệt thuốc không gây ra các tác dụng phụ mệt mỏi, buồn ngủ như nhóm kháng H1 thế hệ cũ, vì thế người bệnh sau dùng thuốc vẫn có thể học tập và làm việc hiệu quả.
Thuốc Fexofenadine thường được chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Những người mắc bệnh mề đay vô căn mãn tính sau khi dùng thuốc cũng sẽ thấy ngay các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt. Tùy vào từng tình trạng bệnh và độ tuổi bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng khác nhau.
Tuy nhiên khi dùng thuốc cần chú ý với một số đối tượng sau đây
- Người đang dùng một số loại thuốc vitamin, thực phẩm chức năng, một số loại thảo dược ( thuốc đông y), Erythromycin, Ketoconazole hay một số nhóm thuốc kháng axit chứa Nhôm, Magie.. để tránh các tương tác với thuốc làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra một số tác dụng phụ khác.
- Phụ nữ có thai và đang cho cho con bú cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc
Thuốc Loratadine
Thuốc Loratadine cũng thuộc nhóm thuốc kháng Histamin thế hệ hai được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc được điều chế thành hai dạng chính là Loratadin 10mg và Loratadin 5mg với các tác dụng tương đương nhau nhưng dùng cho đối tượng khác nhau.
Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự phóng thích histamin cực kỳ tốt, nhanh chóng làm giảm các triệu chứng nổi mẩn, ngứa rát cùng một triệu chứng như hắt xì, chảy nước mũi. Thuốc không phân bố đến não nên sẽ không gây ra cảm giác buồn ngủ mệt mỏi cho người dùng.
Thuốc Loratadine thường được chỉ định cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Có thể dùng thuốc ở dạng uống hoặc nhai. Thuốc hấp thụ cực nhanh trên cơ thể, đem đến tác dụng thuyên giảm các triệu chứng chỉ sau 1-4 giờ, đạt hiệu quả tối đa sau 8-12 giờ và có thể duy trì kéo dài hơn 24 giờ.
Tuy nhiên,Thuốc Loratadine thường ít được dùng với những trường hợp nổi mề đay nặng. Dùng thuốc cũng cần lưu ý vowius một số đối tượng sau
- Người bị suy gan, phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đường tuýp 2, bị cường giáp và một số bệnh lý về tim.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc
Một số tác dụng phụ của thuốc mà người dùng cần chú ý
- Thuốc này có thể gây ra tình trạng khô miệng đặc biệt với những người cao tuổi, làm tăng nguy cơ sâu răng nên người bệnh cần lưu ý khi dùng. Tốt nhất là nên chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn chặn nguy cơ này.
- Loratadine cũng có thể gây ra đau đầu chóng mặt nên những người làm các công việc liên quan đến máy móc, vận chuyển cần lưu ý để không ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Thuốc Cetirizin
Thuốc Cetirizin là nhóm thuốc kháng histamin thế hệ một nhưng có tác dụng cực tốt, nên dù có một số tác dụng phụ nhưng vẫn được chỉ định điều trị mề đay mẩn ngứa trong nhiều trường hợp. Đặc biệt thuốc dùng rất hiệu quả cho những người bị mề đay dạng nặng, mề đay mãn tính cùng các triệu chứng mẩn ngứa bên ngoài da. Cetirizin được bào chế ở dạng chính là viên nang, viên bao phim, hiện nay thuốc có thêm cả dạ siro dùng cho trẻ em.
Cetirizin hoạt động trên cơ chế ức chế giai đoạn đầu của các phản ứng dị ứng thông qua trung gian histamin, hạn chế quá trình di chuyển của các tế bào viêm, đồng thời giải phóng các chất trung gian tại giai đoạn sau nên có thể giải quyết tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng hiệu quả.
Thuốc Cetirizin được chỉ định dùng cho cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, sưng phù, hắt hơi, sổ mũi do bệnh mề đay hiệu quả. Lưu ý khi dùng thuốc dạng viên cần phải nhai kỹ trước khi nuốt.
Dùng thuốc Cetirizin nên cẩn trọng với một số đối tượng sau
- Người bị suy thận hoặc đang dùng thận nhân tạo
- Phụ nữ có thai và cho con bú
- Người bị suy gan (vẫn được sử dụng như thay đổi liều lượng)
- Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc
- Người không dụng nạp được một số loại đường vì trong thuốc có chứa đường lactose.
Loại thuốc trị mề đay này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như
- Buồn ngủ, có thể gây ra hiện tượng ngủ gà, mức độ tùy thuộc vào liều lượng thuốc
- Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu
- Khô miệng, viêm họng, buồn nôn
- Chán ăn, bí tiểu, tăng tiết nước bọt.
Vì thế người sau khi dùng thuốc Cetirizin tốt nhất nên nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh gây ảnh hưởng đến công việc hay học tập.
Thuốc Diphenhydramine
Diphenhydramin là cũng là loại thuốc trị mề đay phổ biến thuốc nhóm kháng histamin loại ethanolamin. Thuốc hoạt động trên cơ chế ức chế cạnh tranh đối với các histamine gây dị ứng, nhờ đó giảm ngay các triệu chứng như hắt hơi, ngạt mũi, nổi mề đay mẩn ngứa khó chịu trên da.
Ưu điểm của Diphenhydramin là có tác dụng an thần khá tốt, giúp người dùng ngủ ngon hơn, giảm mệt mỏi căng thẳng, sau ngủ không bị đau đầu choáng váng. Vì thế thường được ưu tiên dùng trước khi đi ngủ để an thần nhẹ, cho người bệnh ngủ sâu giấc hơn và tăng cường sức đề kháng tốt hơn.
Thuốc Diphenhydramin dùng được cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Có thể dùng được ở cả dạng uống và tiêm. Bên cạnh đó, có thể dùng dạng tiêm cho trẻ sơ sinh nhưng với một liều lượng vừa đủ do bác sĩ chỉ định. Diphenhydramin có khả năng hấp thụ vào cơ thể khá tốt, cho tác dụng ngay sau 1- 4 giờ sử dụng.
Cẩn trọng khi dùng thuốc Diphenhydramin với một số đối tượng sau
- Người bị hen suyễn
- Phụ nữ mang thai và người đang cho con bú
- Người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc bàng quang hay hẹp môn vị
- Người thường uống rượu bia
- Người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc
Thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như
- Buồn ngủ
- Khô miệng, hoặc khô mũi, họng
- Táo bón, đau dạ dày
- Khô mắt hoặc đau mắt
- Tim đâp nhanh
- Bí tiểu hay khó khăn khi tiểu.
Người dùng thuốc nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh xa bia rượu để đảm bảo tác dụng tốt nhất tác dụng của thuốc.
Thuốc Dexamethason
Dexamethason thuộc nhóm thuốc có chứa corticoid được dùng khá nhiều trong điều trị mề đay mẩn ngứa. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch, giảm mẩn ngứa cực kỳ hiệu quả giúp người dùng giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi khó chịu. Thuốc có thê dùng ở cả dạng uống hay tiêm bắp.
Thuốc có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Tuy nhiên với trẻ em nên hỏi kỹ bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo vừa đủ liều không gây hại đến sức khỏe cho bé.
Người bệnh nên lưu ý khi dùng thuốc với các đối tượng sau
- Người bị nhiễm nấm toàn thân.
- Người bị nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
- Người bị loét dạ dày tá tràng, bị đái tháo đường và tăng huyết áp.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Người dị ứng và mẫn cảm với các thành phần của thuốc
Thuốc Dexamethason dù có tác dụng giảm các triệu chứng mề đay mẩn ngứa, chống viêm nhiễm cực kỳ tốt, tuy nhiên nó cũng có khá nhiều tác dụng phù người bệnh cần lưu ý. Bao gồm
- Da có thể bị phát ban, sưng mặt, tay chân trong thời gian ngắn.
- Da mỏng hơn nếu sử dụng thuốc liều dài
- Thị lực kém đi
- Bị cảm lạnh, sốt
- Tăng huyết áp, có thể bị co giật
- Đi ngoài ra phân đen.
Vì có các yếu tố nguy hiểm cao nên thuốc Dexamethason thường được chỉ định liều ngắn ngày cho những trừng hợp mề đay mãn tính để ngăn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác.
Bên cạnh đó, với một số trường hợp bị dị ứng nổi mề đay kèm theo các triệu chứng ho, sốt, đau nhức có thể được chỉ định dùng thêm các loại thuốc hạ sốt, kháng sinh, thuốc chống viêm giảm đau. Tuy nhiên một số người có thể bị dị ứng thuốc kháng sinh hay thuốc chống viêm nên cũng cần cẩn trọng khi sử dụng.
Các loại thuốc bôi
Khi bị mẩn ngứa dị ứng, người bệnh thường bị ngứa rát rất khó chịu. Các vùng da bị ngứa có thể khiến người bệnh gãi, gây trầy xước và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cao hơn. Vì thế bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc bôi ngoài da để giảm nhanh các triệu chứng này, hạn chế viêm nhiễm và ngăn ngừa để lại thâm sẹo xấu xí.
Thuốc Phenergan
Thuốc Phenergan là một loại thuốc bôi thuộc nhóm kháng histamin thường được chỉ định dùng trong các triệu chứng giảm mề đay mẩn ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm trên da rất an toàn. Thuốc hoạt động trên cơ chế cạnh tranh với histamin, từ đó ức chế các phản ứng viêm do histamin gây nên nhưng không ngăn cản phóng thích histamin.
Loại thuốc bôi này khá an toàn nên được dùng cho cả trẻ em trên 2 tuổi và người lớn. Cách sử dụng thuốc cũng rất đơn giản, chỉ lần làm sạch da và bột một liều lượng vừa đủ, ngày 3-4 lần sẽ thấy tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa biến mất nhanh chóng.
Tuy nhiên khi dùng thuốc bôi Phenergan cũng cần cẩn trọng với một số đối tượng
- Người mắc bệnh chàm
- Các vùng da mề đay mẩn ngứa bị trầy xước, mưng mủ, chảy nước, nhiễm trùng.
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
- Người có dấu hiệu hay nguy cơ mắc hội chứng Reye
Thuốc Phenergan cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như
- Nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời
- Kích ứng tại nơi bôi thuốc
- Dùng quá liều trên da cũng có thể gây ra tác dụng phụ như bị ảo giác, ngưng thở
Thuốc Eumovate
Thuốc Eumovate là loại thuốc bôi với hoạt chất chính là clobetasone butyrate 0,05% w/w thuộc nhóm thuốc corticoid. Thuốc có tác dụng khá tốt với những triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa, nấm đồng thời có khả năng kháng khuẩn chống viêm khá mạnh nên có thể ngăn ngừa viêm nhiễm rất tốt.
Thuốc có một số tác dụng phụ không tốt cho da nên thường hạn chế dùng ở trẻ em và được dùng đối với người lớn nhiều hơn. Cách dùng thuốc cũng đơn giản là làm sạch vùng da bị dị ứng mẩn ngứa, sau đó bôi lên một lượng kem vừa đủ, xoa nhẹ đến vùng kem ngấm vào da và biến mất. Không cần rửa lại nếu vị trí nổi mề đay dị ứng không nằm ở bàn tay.
Dùng thuốc Eumovate cần lưu ý với một số đối tượng sau
- Người bị dị ứng mẫn cảm với clobetasone butyrate 0,05% w/w và các thành phần của thuốc.
- Các vùng da bị dị ứng bị trầy xước hay viêm nhiễm
- Có mụn nhọt, mụn trứng cá.
- Da bị ngứa nhưng không có dấu hiệu sưng viêm
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác như
- Phát ban, ngứa, dị ứng ( do cơ địa dị ứng với các thành phần của thuốc)
- Bệnh vảy nến hoặc bị nổi mụn.
- Có thể bị teo da, rối loạn sắc tố, bỏng rát da.
Do Eumovate thuộc nhóm corticoid nên thường chỉ định dùng trong thời gian ngắn, với liều lượng nhất định để không gây các biến chứng nguy hiểm khác trên da.
Thuốc Hydrocortisone Cream 1%
Thuốc bôi Hydrocortisone cũng là loại thuốc có thể được chỉ định trong điều trị các triệu chứng mề đay mẩn ngứa, khá hiệu quả mà không có quá nhiều tác dụng phụ cho da. Thuốc thuốc nhóm steroid chống viêm có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm trên da sau khi bị mề đay.
Thuốc hoạt động trên cơ chế co mạch, ức chế các phản ứng trung gian gây dị ứng đồng thời hình thành các chất lỏng có tác dụng chống trên da rất tốt. Nhờ đó sau khi bôi thuốc người bệnh không còn cảm thấy quá ngứa rát, không gãi hay làm trầy xước vùng da bị tổn thương thì sẽ ngăn ngừa tối đa nguy cơ để lại sẹo thâm trên da.
Hydrocortisone Cream 1% chủ yếu được dùng cho người lớn, chỉ được dùng cho trẻ em khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Cần cẩn trọng khi dùng thuốc với một số đối tượng sau
- Không thoa lên mặt, mũi
- Không dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay nấm
- Không dùng cho các trường hợp da bị lở loét, nhiễm trùng
- Không dùng cho các trường hợp bị dị ứng hay mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thuốc Hydrocortisone Cream 1% không có quá nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên trong một số trường hợp nó có thể gây khô da, rạn da hay phát ban dị ứng nếu người dùng bị dị ứng thuốc.
Lưu ý trong việc dùng thuốc trị mề đay mẩn ngứa
Dùng thuốc Tây trong điều trị các chứng mề đay mẩn ngứa tuy cho hiệu quả nhanh chóng nhưng không quá lạm dụng nó. Trong các loại thuốc thường luôn có chứa một thành phần biệt dược có thể gây dị ứng và không tốt cho sức khỏe và da. Đặc biệt với những nhóm thuốc kháng thuốc histamin thế hệ cũ và nhóm thuốc corticoid thường có thể gây ra nhiều tác dụng phụ vì thế người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng.
Các loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay, nhất là với những người có cơ địa dễ dị ứng,vì thế người bệnh cần đảm bảo cơ thể không bị dị ứng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc để không làm bệnh trầm trọng hơn. Tốt nhất người bệnh nên chú ý các vấn đề sau
- Không gãi vào các vùng da bị dị ứng, nếu làm trầy xước da thì không nên sử dụng các loại thuốc bôi.
- Hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào
- Khi sử dụng thuốc Tây thì không sử dụng các bài thuốc Đông Y
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, kể cả các dạng thuốc bôi cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, những người có tiền sử bị bệnh hoặc đang điều trị một bệnh nào đó.
- Nếu thấy trong thời gian sử dụng thuốc có các triệu chứng bất thường như khó thở, phát ban, sốt cao, nôn mửa cần dừng ngay thuốc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, tránh các biến chứng nguy hiểm.
- Dùng thuốc đúng liều lượng chỉ định. Dùng thuốc quá liều có thể gây tổn hại cho sức khỏe trong khi dùng không đúng liều sẽ khiến tăng nguy cơ kháng thuốc, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Các loại thuốc điều trị thường chỉ định trong một thời gian ngắn để tránh các tổn thương khác ngoài da và sức khỏe. Nếu bệnh có tái phát, người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để được điều trị phù hợp, không tự ý mua thuốc về dùng sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc và tăng nguy cơ mề đay mãn tính rất khó điều trị.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý đến việc thay đổi một lối sống khoa học và lành mạnh hơn để có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Các vấn đề người bệnh cần thay đổi để có thể hạn chế các triệu chứng tái phát bệnh mề đay mẩn ngứa bao gồm
- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
- Tránh xa các tác nhân gây dị ứng nổi mề đay như bụi bẩn, lông động vật, các thực phẩm giàu đạm, các chất hóa học,vvv
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hay vào thời điểm giao mùa.
- Mặc đồ rộng rãi thoáng mát trong khi điều trị mề đay, ưu tiên chọn các loại vải mềm mịn, tránh để cọ xát làm da bị tổn thương.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, ưu tiên bổ sung vitamin và các khoáng chất có trong các loại trái cây, rau củ.
- Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước ép trái cây, rau củ.
- Trong thời gian bị mề đay nên hạn chế dùng các loại mỹ phẩm, đồ dưỡng da. Nếu dùng nên ưu tiên dùng kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần vitamin A, C.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc, hạn chế bị căng thẳng, stress kéo dài.
- Có thể dùng các loại nước tắm từ lá thảo dược để làm dịu da khi bị mề đay mẩn ngứa.
Kết hợp các loại thuốc uống, thuốc bôi và chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh mề đay. Dù bệnh không thể dứt điểm hẳn nhưng khả năng tái phát là rất thấp nếu thực hiện tốt các phương pháp này.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả. Nếu dùng thuốc một thời gian mà không thấy các triệu chứng thuyên giảm bạn nên liên hệ với bác sĩ để được khám và có phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Xem thêm: Ung thư phổi