Triệu chứng đau dạ dày xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ không phải là tình trạng hiếm gặp. Lúc này, bất kỳ loại thực phẩm nào mà mẹ bầu tiêu thụ đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh và sức khỏe của bé. Vậy bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì để giảm triệu chứng bệnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lời tìm lời giải đáp.
Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì?
Mẹ bầu thường bị đau dạ dày khi thai kỳ bước vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nếu không biết cách tiêu thụ thực phẩm hợp lý, tình trạng bệnh sẽ càng thêm trầm trọng dẫn đến lượng axit dư thừa, đau vùng thượng vị, đầy hơi, nôn mửa, kén ăn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém,…. Những biểu hiện đó đều có tác động trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp bạn kiểm soát các cơn đau, cải thiện triệu chứng bệnh và thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.
Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh có thể giải đáp được thắc mắc “Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì? ” :
Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3
Không như những loại axit béo gây hại, axit béo trong Omega 3 có khả năng chống viêm, bảo vệ các ổ loét, thúc đẩy tái tạo và phục hồi niêm mạc, hỗ trợ giảm các cơn đau thắt ở dạ dày. Nếu được tiêu thụ đều đặn, Omega 3 sẽ giúp bạn cải thiện sự dẻo dai trong xương khớp, ngăn ngừa các tình trạng rụng tóc, loãng xương,…
Đối với thai nhi, các nhóm thực phẩm này còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh bẩm sinh ở trẻ như: viêm da cơ địa, tim mạch, viêm da dị ứng, hen phế quản,…. Một vài biểu hiện có thể gặp phải như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ,…. cũng sẽ được đẩy lùi, đảm bảo trẻ phát triển toàn diện.
Các loại thực phẩm có trong nhóm này: cá thu, cá hồi, hạt bí, bơ, dầu ô liu, hạnh nhân, hạt óc chó,…
Nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất protein
Protein là chất dinh dưỡng quan trọng cần phải bổ sung trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt là đối với mẹ bầu, protein mang đến nhiều lợi ích “xịn sò”:
- Hỗ trợ vận chuyển lượng oxy lưu thông trong máu
- Tăng cường phát triển cơ bắp
- Kích thích sản sinh kháng thể
- Cân bằng nồng độ hormone
- Củng cố sự liên kết ở các mô
- Hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện, khỏe mạnh
Nhờ những lợi ích này mà các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược, xanh xao, kén ăn do bệnh đau dạ dày hành hạ được cải thiện. Thai phụ có thể tiêu thụ những món giàu protein sau đây: thịt gà, cá hồi, thịt lợn nạc, thịt bò, đậu nành, sữa, trứng,…
Thực phẩm nhiều tinh bột
Tinh bột là nhóm dưỡng chất chính cung cấp năng lượng cho thai phụ. Mỗi ngày mẹ bầu cần tiêu thụ khoảng 2300 đến 2400 kcal, trong đó tinh bột đã cung cấp gần 3/4 tổng năng lượng (Theo các bác sĩ chuyên khoa Sản phụ). Nhóm thực phẩm này nếu được bổ sung đều đặn sẽ hỗ trợ duy trì cân nặng, thể trạng khỏe mạnh và hạn chế biểu hiện suy nhược ở mẹ bầu.
Các triệu chứng đau dạ dày như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, táo bón…. sẽ giảm đáng kể nếu được bổ sung đầy đủ các thực phẩm ở nhóm này. Theo nghiên cứu, tinh bột có thể thấm hút lượng axit dư thừa trong dạ dày, bảo vệ các vết viêm loét và kích thích sản sinh lớp màng nhầy.
Mẹ bầu có thể bổ sung yến mạch, bánh mì, gạo lứt, đậu nành, khoai tây,… để kiểm soát các cơn đau thắt dạ dày, cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ và bé. Tuy nhiên, cần cân bằng lượng tinh bột với các thành phần dinh dưỡng khác như chất đạm, xơ,… trong mỗi bữa ăn. Nhằm đáp ứng được sự phát triển toàn diện của trẻ và hạn chế mẹ bầu tăng cân quá mức.
Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì? – Tăng cường tiêu thụ nhiều rau xanh
Rau xanh chứa nhiều chất xơ và khoáng chất tốt cho cơ thể. Vì vậy mà rau xanh luôn được khuyến khích tiêu thụ trong mỗi bữa ăn để cải thiện khả năng tiêu hóa, thúc đẩy sự trao đổi chất, ngăn ngừa tình trạng táo bón và hạn chế một số bệnh lý ở đường ruột.
Đồng thời, hàm lượng nước và nồng độ pH kiềm trong rau xanh có khả năng giảm được lượng axit dư thừa, trung hòa axit trong dạ dày và cải thiện các triệu chứng đau dạ dày như khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng, ợ hơi, ăn uống không ngon miệng, đau thắt vùng thượng vị.
Mẹ bầu có thể uống nước ép, sinh tố từ các loại rau củ để bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất. Hoặc dùng các loại rau như súp lơ, mồng tơi, bắp cải, rau lang, rau cải, rau cần, rau
ngót,… để giảm tình trạng bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo loại bỏ bụi bẩn, hóa chất có trong rau, bạn nên ngâm với nước muối pha loãng và rửa thật sạch với nước. Nếu sơ chế qua loa sẽ gây rối loạn hệ tiêu hóa và làm các vết viêm loét nặng hơn.
Bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua
Sữa chua là một trong những thực phẩm sẽ giải đáp được câu hỏi: “Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì?”
Sữa chua chứa nhiều protein, axit amin, khoáng chất và đặc biệt là lượng lớn probiotic – lợi khuẩn hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Probiotic ức chế các vi khuẩn có hại trong đường ruột, ngăn ngừa táo bón, khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.
Theo nghiên cứu, sữa chua còn có khả năng giảm các triệu chứng ốm nghén trong thời kỳ mang thai. Khuyến khích mẹ bầu bổ sung từ 1 đến 2 hũ sữa chua mỗi ngày để nâng cao hệ miễn dịch và giảm mức độ cũng như tần suất các cơn đau.
Thai phụ có thể tăng thêm hương vị bằng cách kết hợp sữa chua với các loại trái cây, yến mạch, hạt chia,…
Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì? – Giải đáp với trái cây giàu dưỡng chất vitamin
Hệ miễn dịch trong thời gian đầu của thai kỳ thường có xu hướng bị suy giảm vì nội tiết tố bất ổn và những thay đổi đột ngột trong cơ thể. Đây là thời điểm vàng để các cơn đau dạ dày nói riêng và những bệnh lý khác bùng phát.
Vì vậy mà trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung các loại trái cây giàu dưỡng chất vitamin và chất chống oxy hóa nhằm nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là các loại chứa vitamin C như bưởi, sơ ri, cam, việt quất, dâu tây,… có thể hạn chế được tình trạng cảm vặt, mệt mỏi,..…
Đồng thời, lựu, cam, táo, bưởi, chuối hỗ trợ rất tốt trong việc giảm đáng kể các cơn đau thắt ở dạ dày và hỗ trợ sự phát triển toàn diện ở thai nhi.
Lưu ý, khi đói tránh tiêu thụ trái cây có vị chua như dâu tây, cam , quýt,… Chỉ nên sử dụng nhóm này từ 30 đến 60 phút sau bữa ăn để đảm bảo nồng độ pH đã giảm , không gây tình trạng khó chịu, đầy bụng, đau vùng thượng vị.
Bà bầu uống nước tinh khiết giảm cơn đau dạ dày
Nước lọc không chỉ giúp giải khát mà nó còn có khả năng cân bằng điện giải và điều hòa thân nhiệt, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, ngăn ngừa táo bón và trung hòa lượng dịch vị trong dạ dày.
Mẹ bầu được khuyến khích tiêu thụ 3 lít nước mỗi ngày. Thói quen này sẽ giảm được tình trạng ốm nghén, đảm bảo lượng nước ối, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đau dạ dày khi mang thai cần kiêng gì?
Đau dạ dày khi mang thai cần tránh một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Việc dung nạp thực phẩm không phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cả mẹ và bé. Dưới đây là 4 loại thực phẩm mà mẹ bầu bị đau dạ dày không nên ăn:
Thực phẩm còn sống, tái
Mặc dù nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng khá cao các chất dinh dưỡng nhưng vì chưa được làm chín kỹ nên các loại vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, nấm vẫn còn “ẩn nấp”. Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt khi bệnh đau dạ dày “đeo bám” thì tình trạng bệnh sẽ diễn biến trầm trọng hơn. Có thể dẫn đến các biến chứng như ung thư dạ dày, thủng dạ dày,…
Ở một vài trường hợp, các vi khuẩn có hại trong thực phẩm sống gây nhiễm đường ruột, tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh ở trẻ hoặc thai chết lưu. Vì vậy, thai phụ tuyệt đối không tiêu thụ các loại thực phẩm tái, còn sống như sashimi, gỏi, nem,.. để đảm bảo an toàn cho thai nhi và bản thân
Thực phẩm gây biểu hiện dị ứng
Song song với câu hỏi: “Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì? “ thì thắc mắc xoay quanh việc kiêng cữ khi mang thai bị đau dạ dày cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các chị em.
Để giải đáp thì không thể không đề cập đến nhóm thực phẩm gây dị ứng. Đây là các loại thực phẩm khi tiêu thụ, bạn sẽ gặp một số triệu chứng như: ngứa da, mề đay, tiêu chảy, ngứa cổ họng, đau dạ dày, buồn nôn,… Tùy mức độ dị ứng mà sẽ có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh và sự phát triển của bé.
Tình trạng nghiêm trọng sẽ dẫn đến các cơn đau thắt dạ dày dữ dội, nôn mửa liên tục, suy hô hấp, khó thở, tăng co bóp ở cơ tử cung. Do đó trong thời gian mang thai, mẹ bầu cẩn trọng với những loại thực phẩm mình dị ứng, đặc biệt là các thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng như mè, đậu phộng, hải sản,…
Thực phẩm gây tăng lượng axit
Lượng axit dư thừa ở dạ dày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến buồn nôn, đầy hơi, đau rát vùng thượng vị, khó tiêu, chướng bụ
ng,… Để giảm nguy cơ làm tăng lượng dịch vị khi ăn uống, mẹ bầu cần hạn chế:
- Thực phẩm giàu axit như xoài chua, ổi, cóc, dưa muối, kim chi,..
- Thực phẩm có gia vị cay nóng, dầu mỡ, mặn “chát” và chất bảo quản
- Nước ngọt có nồng độ gas
- Bánh kẹo, socola, snack
Hầu hết nhóm thực phẩm này khá nghèo chất dinh dưỡng, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ. Do đó, nếu không mắc phải bệnh dạ dày, mẹ bầu cũng không nên dung nạp chúng.
Thuốc uống chứa các chất kích thích
Tiêu biểu chất kích thích có trong thức uống là caffeine. Bên cạnh lợi ích là tăng mức độ tập trung khi làm việc và học tập, tỉnh táo, tạo cảm giác phấn chấn thì khả năng hấp thu sắt, canxi và một số các dưỡng chất khác cũng sẽ bị giảm dần, khiến trẻ yếu ớt và chậm phát triển.
Cồn là chất được gọi tên thứ hai trong nhóm này. Các loại rượu bia sẽ gây ra một số vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi, gây rối loạn hành vi bẩm sinh, hệ miễn dịch kém, giảm khả năng nghe nhìn,… Hơn thế nữa, việc dung nạp các loại thức uống chứa chất kích thích làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai rất cao.
Ngoài tác động đến thai nhi, các chất kích thích có trong thức uống sẽ ăn mòn niêm mạc ở đường tiêu hóa, kích thích dạ dày sản sinh dịch vị, khiến các cơn đau ở thượng vị trầm trọng hơn. Từ đó dẫn đến những biến chứng như: trào ngược thực quản, thủng dạ dày, hẹp môn vị và xuất huyết tiêu hóa,…
Nguyên tắc xây dựng thực đơn đau dạ dày khi có thai
Để giảm thiểu các rủi ro dẫn đến các biến chứng trầm trọng, mẹ bầu cần xây dựng thực đơn cho mỗi bữa ăn. Việc này không chỉ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của bản thân mà còn giúp nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh.
Tuy nhiên, không phải ăn như thế nào cũng được vì thói quen ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dạ dày. Thực đơn không khoa học sẽ khiến gia tăng áp lực lên dạ dày, từ đó gây ra những cơn đau dữ dội đi kèm với các vấn đề về tiêu hóa. Vì vậy khi xây dựng thực đơn, mẹ bầu cần đáp ứng các nguyên tắc sau:
- Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn hằng ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé. Tránh tiêu thụ một loại thực phẩm cố định, trong trường hợp mẹ bầu cần tăng cường bổ sung một nhóm chất nào đó, bạn có thể dung nạp chúng với hàm lượng nhiều hơn nhưng vẫn phải đảm bảo đi kèm với các nhóm chất khác.
- Chỉ tiêu thụ các nhóm thức ăn lành mạnh và tránh hoàn toàn một số thức ăn, đồ uống làm tăng lượng dịch axit
- Nên xác định thai kỳ đang trong giai đoạn nào để xây dựng thực đơn với liều lượng hợp lý. Việc tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít đều có ảnh hưởng không tốt đến quá trình nuôi dưỡng bào thai.
- Khuyến khích các mẹ bầu chia nhỏ khẩu phần ăn. Thay vì 3 bữa chính, thai phụ có thể chia 4 đến 6 bữa ăn nhỏ trong ngày, mỗi bữa nên cách nhau ít nhất 2 tiếng.
- Hạn chế vận động mạnh sau khi ăn xong để tránh kích thích các cơn đau thắt bùng phát
- Ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi và nên ưu tiên chế biến món ăn kiểu luộc, hầm, hấp, nấu canh, nấu cháo. Thực phẩm được chế biến theo các dạng này rất dễ tiêu hóa, hỗ trợ rất tốt trong việc hạn chế các biểu hiện khó tiêu, đầy ơ, đầy bụng, ợ chua,… sau khi ăn
- Tránh bỏ bữa khi mang thai, thói quen này rất có hại với sự phát triển của trẻ vì cơ thể mẹ không đủ chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng bào thai. Song, hoạt động tiêu hóa ở dạ dày cũng bị rối loạn, khiến bệnh càng thêm trầm trọng.
Trên đây là những thông tin hữu ích về những thực phẩm nên ăn, cần phải kiêng cữ mà các mẹ bầu cần nắm rõ để giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề : “Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì? “. Luôn nhớ rằng, thói quen ăn uống luôn có tác động trực tiếp đến dạ dày và sự phát triển của trẻ, mẹ bầu nên tuân thủ những nguyên tắc trên một cách nghiêm ngặt để tình trạng bệnh suy giảm mà mẹ và bé đều khỏe.
Xem thêm: Mẹ bầu uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Xem thêm: Viêm xương khớp