Đau dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Dạ dày có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong hệ tiêu hóa, nên khi nó gặp vấn đề, các cơ quan khác sẽ bị ảnh hưởng. Hiện nay, bệnh đau dạ dày gặp ở rất nhiều người. Vậy làm thế nào để chữa bệnh đau dạ dày? Hãy cùng tham khảo 9 bài thuốc dân gian chữa bệnh đau dạ dày.
Ưu – Nhược điểm chữa đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian
Bất kỳ một phương pháp điều trị nào cũng có ưu điểm và cũng như các hạn chế của nó trong quá trình điều trị và điều trị bệnh đau dạ dày cũng vậy. Dưới đây là các ưu – nhược điểm điều trị bệnh bằng các bài thuốc dân gian.
Ưu điểm:
- Các dược liệu điều trị bệnh đau dạ dày rất dễ tìm, những dược liệu này có trong đời sống hàng ngày.
- Chữa đau dạ dày bằng các bài thuốc dân gian an toàn, lành tính, không gây ra các tác dụng phụ.
- Tiết kiệm được thời gian và chi phí.
- Các bài thuốc dân gian điều trị bệnh đau dạ dày áp dụng cho mọi đối tượng.
Nhược điểm:
- Các bài thuốc dân gian có tác dụng chậm nên người bệnh cần phải kiên trì để có kết quả.
- Bệnh đau dạ dày chỉ giảm chứ không khỏi hoàn toàn.
- Nếu nhận biết không đúng bệnh mà cứ theo điều trị sẽ mất thời gian và công sức, tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
9 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày
Bạn đọc có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để chữa đau dạ dày.
1. Mật ong kết hợp với nghệ
Trong mật ong có các chất kháng viêm, khử khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. Được dùng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh.
Trong nghệ có chất curcumin, đây là chất oxy hóa cao, có tác dụng kháng viêm và chống ung thư.
Kết hợp mật ong với nghệ giúp tăng cường khả năng kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, tăng cường các lợi khuẩn cho đường ruột. Giúp giảm đau dạ dày hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 1 muỗng mật ong nguyên chất
- 1 muỗng bột nghệ
Cách thực hiện:
- Cho mật ong và bột nghệ vào ly, đổ nước ấm vào và khuấy đều. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần để giảm đau dạ dày.
2. Mật ong kết hợp với chuối xanh
Ngoài kết hợp với nghệ, mật còn có thể với chuối xanh để điều trị đau dạ dày. Chuối xanh có khả năng làm lành niêm mạc của dạ dày, nó còn có khả năng ức chế các acid, giảm tình trạng ợ nóng.
Chuẩn bị:
- Chuối xanh
- Mật ong
Cách thực hiện:
- Chuối xanh bỏ vỏ và thái thành từng lát mỏng
- Đem đi phơi khô các lát chuối đã thái
- Sau đó mang chuối đi xay thành bột rồi bỏ vào lọ bảo quản
- Mỗi ngày lấy 1 muỗng bột chuối xanh pha cùng với 1 muỗng mật ong nguyên chất cùng với nước ấm và dùng. Dùng đều đặn để có hiệu quả.
3. Bí đỏ
Bí đỏ giúp tăng cường miễn dịch, đẩy lùi các vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Trong bí đỏ có chứa các vitamin giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa được tốt hơn.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 30gr hạt bí đỏ sao đến khi vàng thì làm thành bột và bỏ vào lọ bảo quản. Mỗi lần dùng lấy 1 muỗng bột bí đỏ pha với 1 ly nước ấm nhỏ. Uống mỗi ngày để bệnh được cải thiện.
- Cách 2: Bí đỏ sau khi bỏ vỏ, cho vào máy xay hoặc máy ép lấy nước uống mỗi ngày. Mỗi ngày uống từ 2 ly nước ép bí đỏ để giảm tình trạng đau dạ dày.
- Cách 3: Có thể nấu canh bí đỏ dùng mỗi ngày để hỗ trợ điều trị đau dạ dày.
4. Nha đam
Nha đam hay Lô hội là dược liệu tốt trong điều trị chứng chướng bụng, đầy hơi. Nghiên cứu cho thấy dùng nước ép nha đam sau mỗi bữa ăn sẽ giảm chứng đầy hơi.
Trong nha đam có chứa phytochemical, chất này có tính kháng viêm, chứa các kháng sinh và sát trùng. Thúc đẩy phát triển các lợi khuẩn cho đường ruột, và đẩy lùi các vi khuẩn có hại.
Cách thực hiện:
- Nha đam bỏ sạch vỏ, đặc biệt lớp vỏ vàng gần gốc, lớp vỏ này gây kích ứng đường ruột.
- Rửa sạch nha đam sau khi bỏ vỏ và cho vào máy xay lấy nước uống.
- Uống nước ép nha đam mỗi ngày sau bữa ăn giúp giảm đau dạ dày và các chứng đầy hơi.
5. Lá mơ
Lá mơ ngoài dùng làm món ăn thì còn là một dược liệu giúp điều trị đau dạ dày hiệu quả. Lá mơ được nhiều người áp dụng điều trị đau dạ dày và có hiệu quả. Trong lá mơ có các chất hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như giải độc, tẩy giun, kiết lỵ, đau dạ dày.
Chuẩn bị: Lá mơ khoảng 30gr
Cách thực hiện: Lá mơ sau khi rửa sạch, để ráo thì giã nát, lọc lấy nước uống. Mỗi ngày duy trì uống 1 lần để giảm đau dạ dày.
Xem thêm: Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc chữa dứt điểm bệnh dạ dày không nên bỏ qua
6. Gừng
Trong rừng chứa các chất tăng cường khả năng kháng viêm, chất chống oxy hóa cao. Ngậm 1 lát gừng tươi sau bữa ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn tốt hơn, chống chướng bụng.
Cách thực hiện:
- Buổi sáng và buổi tối bỏ vài lát gừng vào trà xanh để uống sẽ giảm các triệu chứng của bệnh đau dại dày.
- Hoặc người bệnh có thể kết hợp 1 muỗng nước cốt gừng, 1 muỗng nước cốt chanh và 1 thìa mật ong sau đó cho nước lọc vào khuấy đều và uống sẽ giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày.
7. Bắp cải
Bắp cải thuộc tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, bổ cho tỳ vị, tốt cho dạ dày.
Trong bắp cải có các vitamin, muối khoáng,…hỗ trợ chữa các bệnh về dạ dày như: Viêm loét dạ dày, đau dạ dày…
Cách thức hiện:
- Bắp cải sau khi ngâm nước muối, rửa sạch thì để ráo rồi mang chần với nước sôi.
- Cho bắp cải đã trần qua nước sôi vào máy xay mịn ra.
- Dùng vải lọc, lọc lấy nước và uống. Chia đều ra uống mỗi ngày, uống mỗi ngày để có hiệu quả.
8. Đậu rồng
Các chất trong đậu rồng có công dụng làm lành các vết bị loét, hỗ trợ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, ngăn tình trạng xuất huyết dạ dày.
Cách thực hiện:
- Tách đậu rồng lấy hạt, rửa sạch hạt, phơi khô và xay thành bột và bỏ vào lọ bảo quản.
- Mỗi lần dùng lấy 1 muỗng bột hạt đậu rồng và một muỗng mật ong pha với nước uống.
- Uống đều đặn mỗi ngày trước khi ăn để giảm các triệu chứng đau dạ dày.
9. Bạc hà
Bạc hà có rất nhiều công dụng trong đó có làm dịu cơ bụng, làm cải thiện chức năng của mật,…
Cách thực hiện:
- Cho 1 ít lá bạc hà khô vào ly nước sôi và đậy kín đến 10 phút. Sau đó uống chậm chậm để giảm đau dạ dày.
- Ngoài ra, đối với lá bạc hà tươi, người bệnh có thể nhai cả lá để giảm đau dạ dày, giảm buồn nôn,…
Trên đây là 9 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày để người bệnh tham khảo. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu thì người bệnh nên trực tiếp đến trung tâm y tế để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị. Vì bệnh đau dạ dày là bệnh cần phải được điều trị ngay nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Hãy áp dụng tốt để bênh khỏi nhanh nhất.
Xem thêm: Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi bị đái tháo đường thai kỳ