Nếu vừa sắm một chiếc bếp từ mới cho gian bếp của mình, bạn nên cập nhật ngay cách sử dụng bếp từ an toàn để tận dụng bếp hiệu quả, lâu dài mà không lo ảnh hưởng sức khỏe.
Nếu vừa sắm một chiếc bếp từ mới cho gian bếp của mình, bạn nên cập nhật ngay cách sử dụng bếp từ an toàn để tận dụng bếp hiệu quả, lâu dài mà không lo ảnh hưởng sức khỏe.
Bếp từ không tạo khói hay sinh nhiệt, giúp gian bếp không quá nóng và cũng ít ô nhiễm hơn. Tuy nhiên, do đã quen nấu bằng bếp gas, bạn có thể sẽ gặp rắc rối khi lần đầu tiên sử dụng bếp từ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách sử dụng bếp từ an toàn và lâu bền nhé!
Sử dụng đồ dùng bếp thích hợp
Vì bếp từ nấu chín thức ăn dựa vào điện từ, nên bếp chỉ hoạt động với những vật liệu chịu ảnh hưởng của từ trường thôi. Nồi chảo được làm từ sắt như gang và thép không rỉ là những vật liệu lý tưởng để nấu với bếp từ. Nồi bằng nhôm, đồng và thủy tinh lại không thể nấu với loại bếp này, thỉnh thoảng chúng còn để lại vết bẩn trên bề mặt bếp rất khó để tẩy rửa.
Ngày nay, bộ nồi chảo đều được làm từ những nguyên liệu hỗn hợp, vì thế bạn sẽ khó có thể xác định chính xác nồi chảo nào sẽ thích hợp với bếp từ. Nhưng bạn có thể xác định nhanh bằng cách dùng nam châm, xem thử nam châm có được đáy nồi hút không. Nếu cục nam châm rời khỏi đáy nồi, đây có thể không phải là sản phẩm thích hợp cho bếp nhà bạn. Bạn cũng có thể tìm kiếm nhãn dán cho phép sử dụng bếp từ trên các loại nồi chảo mà bạn muốn mua.
Bạn đang cảm thấy quá tốn kém và phiền phức khi phải mua thêm bộ đồ dùng bếp phù hợp với bếp từ? Nếu đã quen dùng bộ đồ bếp cũ, hoặc đơn giản hơn là không muốn phải thay lại toàn bộ đồ dùng bếp của mình, có một cách sử dụng bếp từ đơn giản hơn chính là mua đế kê bếp từ để thay thế. Loại đế bếp này sẽ giúp bạn làm nóng bộ nồi bạn muốn và cũng có tác dụng tương tự như khi nấu bằng bếp điện.
Bảo quản bếp từ đúng cách
1. Vệ sinh bếp mỗi ngày
Giữ gìn vệ sinh, loại sạch các vật bẩn trong bếp để giữ bếp sạch sẽ luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Tuy nhiên, bạn đừng đợi vài ngày mới dọn dẹp một lần. Đặc biệt là với bếp từ, bạn hãy lau sạch mặt bếp ngay sau mỗi lần nấu.
Thức ăn phía trên bề mặt bếp có thể không bị nấu chín nhưng vẫn bị nhiệt lượng dư lại xung quanh khiến chúng bám dính vào mặt bếp khó tẩy rửa hơn. Quá nhiều đồ ăn bám cứng trên mặt bếp sẽ làm giảm hiệu quả của bếp cũng như khiến nồi, chảo của bạn bị bám bẩn thêm.
Bếp từ không tạo khói hay sinh nhiệt, giúp gian bếp không quá nóng và cũng ít ô nhiễm hơn. Tuy nhiên, do đã quen nấu bằng bếp gas, bạn có thể sẽ gặp rắc rối khi lần đầu tiên sử dụng bếp từ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách sử dụng bếp từ an toàn và lâu bền nhé!
Sử dụng đồ dùng bếp thích hợp
Vì bếp từ nấu chín thức ăn dựa vào điện từ, nên bếp chỉ hoạt động với những vật liệu chịu ảnh hưởng của từ trường thôi. Nồi chảo được làm từ sắt như gang và thép không rỉ là những vật liệu lý tưởng để nấu với bếp từ. Nồi bằng nhôm, đồng và thủy tinh lại không thể nấu với loại bếp này, thỉnh thoảng chúng còn để lại vết bẩn trên bề mặt bếp rất khó để tẩy rửa.
Ngày nay, bộ nồi chảo đều được làm từ những nguyên liệu hỗn hợp, vì thế bạn sẽ khó có thể xác định chính xác nồi chảo nào sẽ thích hợp với bếp từ. Nhưng bạn có thể xác định nhanh bằng cách dùng nam châm, xem thử nam châm có được đáy nồi hút không. Nếu cục nam châm rời khỏi đáy nồi, đây có thể không phải là sản phẩm thích hợp cho bếp nhà bạn. Bạn cũng có thể tìm kiếm nhãn dán cho phép sử dụng bếp từ trên các loại nồi chảo mà bạn muốn mua.
Bạn đang cảm thấy quá tốn kém và phiền phức khi phải mua thêm bộ đồ dùng bếp phù hợp với bếp từ? Nếu đã quen dùng bộ đồ bếp cũ, hoặc đơn giản hơn là không muốn phải thay lại toàn bộ đồ dùng bếp của mình, có một cách sử dụng bếp từ đơn giản hơn chính là mua đế kê bếp từ để thay thế. Loại đế bếp này sẽ giúp bạn làm nóng bộ nồi bạn muốn và cũng có tác dụng tương tự như khi nấu bằng bếp điện.
Bảo quản bếp từ đúng cách
1. Vệ sinh bếp mỗi ngày
Giữ gìn vệ sinh, loại sạch các vật bẩn trong bếp để giữ bếp sạch sẽ luôn là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Tuy nhiên, bạn đừng đợi vài ngày mới dọn dẹp một lần. Đặc biệt là với bếp từ, bạn hãy lau sạch mặt bếp ngay sau mỗi lần nấu.
Thức ăn phía trên bề mặt bếp có thể không bị nấu chín nhưng vẫn bị nhiệt lượng dư lại xung quanh khiến chúng bám dính vào mặt bếp khó tẩy rửa hơn. Quá nhiều đồ ăn bám cứng trên mặt bếp sẽ làm giảm hiệu quả của bếp cũng như khiến nồi, chảo của bạn bị bám bẩn thêm.
Bề mặt bếp được làm từ ceramic có thể dễ dàng lau chùi và không hề nóng khi bạn nấu. Bạn chỉ cần một ít nước và xà phòng tẩy rửa, rồi dùng khăn lau lau chùi nhẹ nhàng là được. Lưu ý đừng sử dụng vật lau chùi thô nhám để tránh làm trầy bề mặt bếp nhé!
2. Cách sử dụng bếp từ: Bảo vệ bề mặt bếp
Bề mặt bếp là một trong những điểm thiết yếu của bếp từ. Do đó, bạn cần bảo quản mặt bếp cẩn thận, không chỉ khiến bếp trông đẹp hơn mà công suất làm việc cũng như độ hiệu quả của nó không bị giảm đi. Bề mặt bếp phải còn nguyên vẹn, sạch sẽ mới truyền tốt lượng nhiệt cần thiết để bạn nấu ăn.
Bên cạnh việc lau chùi bếp sau khi nấu, bạn cũng không nên đặt vật nặng lên bề mặt bếp vì có thể gây vỡ. Đồng thời, bạn không nên bằm hay thái lên bề mặt bếp. Dù cho bề mặt bếp từ có thể chắc chắn gấp đôi bếp thường, thế nhưng bạn cũng nên bảo vệ bếp để có thể sử dụng lâu dài.
3. Cho bếp từ thời gian tản nhiệt
Một điểm lưu ý nữa trong cách sử dụng bếp từ là bạn hãy cho bếp thời gian tản nhiệt. Do sử dụng nhiệt điện từ để nấu, bếp sẽ dùng điện tạo ra nhiệt lượng lớn mà lại không tỏa ra nhiều nhiệt trong lúc nấu. Chính vì vậy, sau khi bạn sử dụng xong và tắt bếp, bạn có thể nghe được tiếng quạt chạy bên trong bếp để giúp bếp từ tản bớt nhiệt ra ngoài.
Bạn đừng rút điện ra ngay sau khi nấu xong, hãy để bếp được tản nhiệt trong ít phút cho đến khi quạt chậm lại hoặc ngừng hẳn rồi mới ngắt điện. Nếu thường xuyên ngắt sớm khi bếp chưa dừng hoạt động hẳn có thể dễ làm chập mạch, các bộ phận chịu nhiệt lớn và lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của bếp.
Cách sử dụng bếp từ an toàn
1. Đảm bảo an toàn điện
Cũng tương tự như lúc sử dụng bếp gas, khi dùng bếp điện từ, bạn nên cẩn thận che chắn ổ điện và bếp, tránh tiếp xúc với các dung dịch khác. Dây điện cũng nên được quấn kỹ càng để hạn chế tối đa tình trạng bị hở dây, rò điện. Bạn hãy tránh để tay ướt chạm vào bếp hay cắm dây vào ổ điện nếu thường dùng loại bếp rời cắm dây.
Đặc biệt là nếu trong nhà có trẻ nhỏ, hãy chú ý cẩn thận không để dây điện sà xuống đất, không giật dây hay chọt vào ổ điện để tránh được những tình huống xấu nhất. Còn nếu bạn dùng bếp từ thay thế hoàn toàn cho bếp gas, gắn bếp vào một vị trí nhất định, hãy làm thêm công tắc và nắp che ổ điện để đảm bảo an toàn hơn nhé!
2. Canh thời gian nấu nướng – cách sử dụng bếp từ
Một trong những ưu điểm lớn nhất của bếp từ là tạo ra lượng nhiều đều, nhanh chóng và duy trì mức nhiệt đó theo lựa chọn của bạn. Thực phẩm sẽ được nấu chín với tốc độ nhanh hơn bình thường.
Bề mặt bếp được làm từ ceramic có thể dễ dàng lau chùi và không hề nóng khi bạn nấu. Bạn chỉ cần một ít nước và xà phòng tẩy rửa, rồi dùng khăn lau lau chùi nhẹ nhàng là được. Lưu ý đừng sử dụng vật lau chùi thô nhám để tránh làm trầy bề mặt bếp nhé!
2. Cách sử dụng bếp từ: Bảo vệ bề mặt bếp
Bề mặt bếp là một trong những điểm thiết yếu của bếp từ. Do đó, bạn cần bảo quản mặt bếp cẩn thận, không chỉ khiến bếp trông đẹp hơn mà công suất làm việc cũng như độ hiệu quả của nó không bị giảm đi. Bề mặt bếp phải còn nguyên vẹn, sạch sẽ mới truyền tốt lượng nhiệt cần thiết để bạn nấu ăn.
Bên cạnh việc lau chùi bếp sau khi nấu, bạn cũng không nên đặt vật nặng lên bề mặt bếp vì có thể gây vỡ. Đồng thời, bạn không nên bằm hay thái lên bề mặt bếp. Dù cho bề mặt bếp từ có thể chắc chắn gấp đôi bếp thường, thế nhưng bạn cũng nên bảo vệ bếp để có thể sử dụng lâu dài.
3. Cho bếp từ thời gian tản nhiệt
Một điểm lưu ý nữa trong cách sử dụng bếp từ là bạn hãy cho bếp thời gian tản nhiệt. Do sử dụng nhiệt điện từ để nấu, bếp sẽ dùng điện tạo ra nhiệt lượng lớn mà lại không tỏa ra nhiều nhiệt trong lúc nấu. Chính vì vậy, sau khi bạn sử dụng xong và tắt bếp, bạn có thể nghe được tiếng quạt chạy bên trong bếp để giúp bếp từ tản bớt nhiệt ra ngoài.
Bạn đừng rút điện ra ngay sau khi nấu xong, hãy để bếp được tản nhiệt trong ít phút cho đến khi quạt chậm lại hoặc ngừng hẳn rồi mới ngắt điện. Nếu thường xuyên ngắt sớm khi bếp chưa dừng hoạt động hẳn có thể dễ làm chập mạch, các bộ phận chịu nhiệt lớn và lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của bếp.
Cách sử dụng bếp từ an toàn
1. Đảm bảo an toàn điện
Cũng tương tự như lúc sử dụng bếp gas, khi dùng bếp điện từ, bạn nên cẩn thận che chắn ổ điện và bếp, tránh tiếp xúc với các dung dịch khác. Dây điện cũng nên được quấn kỹ càng để hạn chế tối đa tình trạng bị hở dây, rò điện. Bạn hãy tránh để tay ướt chạm vào bếp hay cắm dây vào ổ điện nếu thường dùng loại bếp rời cắm dây.
Đặc biệt là nếu trong nhà có trẻ nhỏ, hãy chú ý cẩn thận không để dây điện sà xuống đất, không giật dây hay chọt vào ổ điện để tránh được những tình huống xấu nhất. Còn nếu bạn dùng bếp từ thay thế hoàn toàn cho bếp gas, gắn bếp vào một vị trí nhất định, hãy làm thêm công tắc và nắp che ổ điện để đảm bảo an toàn hơn nhé!
2. Canh thời gian nấu nướng – cách sử dụng bếp từ
Một trong những ưu điểm lớn nhất của bếp từ là tạo ra lượng nhiều đều, nhanh chóng và duy trì mức nhiệt đó theo lựa chọn của bạn. Thực phẩm sẽ được nấu chín với tốc độ nhanh hơn bình thường.
Tuy nhiên, điều này cũng sẽ gây ra một số hạn chế do việc bạn đã nấu quen với các loại bếp khác, thời lượng nấu mỗi món ăn từ mỗi loại bếp sẽ khác nhau. Ví dụ như một nồi nước 2 lít sẽ mất 5 phút để đun sôi nếu bạn dùng bếp ga, 3 phút đối với các loại bếp điện thông thường, còn sử dụng bếp từ thì thời gian chỉ mất 1 phút.
Do đó, với những món ăn khác, nếu không để ý kỹ thời gian và chưa quen với tốc độ nấu của bếp, bạn sẽ rất dễ nấu quá chín hoặc thậm chí làm cháy đồ ăn. Hãy canh giờ nấu cẩn thận cho đến khi bạn quen thuộc với cách sử dụng bếp từ.
3. Không đứng quá gần bếp từ
Khi sử dụng bếp từ, bếp sẽ phát ra một lượng bức xạ điện từ nhưng loại bức xạ này có tần số thấp, chỉ tương tự như ra tần số vi sóng. Ngoài ra, lượng bức xạ này sẽ giảm dần đi và biến mất ở khoảng cách so với nguồn cỡ một bàn chân, do đó bạn sẽ không hấp thụ bức xạ nếu duy trì được khoảng cách thích hợp.
Những người đã cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung thường không gây tác động gì đến quá trình sử dụng bếp từ. Tuy nhiên, nếu loại máy tạo nhịp tim đó là loại đơn cực nằm ở bên trái thì nó có thể tạo ra một số tác động lúc bạn đứng quá gần bếp từ trong khi nồi chảo đặt trên bếp từ không đặt đúng tâm hay bao phủ toàn bộ vòng tròn nhiệt trên mặt bếp.
4. Cách sử dụng bếp từ: Không dùng muỗng kim loại để nấu
Trong quá trình nấu, bạn không nên sử dụng muỗng, đũa hoặc các dụng cụ khác bằng kim loại để nấu. Không chỉ truyền nhiệt mà một lượng điện nhỏ cũng có thể truyền vào người bạn thông qua các vật dụng này. Ngoài ra, bạn nên để những vật có nam châm tránh xa bề mặt bếp như dao nĩa (bạn có thể vô tình nhặt dao nĩa và bị bỏng đấy), màng nhôm thực phẩm hay điện thoại di động.
5. Dùng nồi đáy phẳng với kích thước phù hợp
Nếu đã phải mua bộ đồ dùng mới để có thể dùng được với bếp từ, bạn hãy lựa chọn những loại nồi chảo có đáy phẳng, kích thước đáy nên tròn vừa khít để che phủ toàn bộ vòng nhiệt trên mặt bếp nhé. Như vậy có thể giúp bạn tận dụng được hoàn toàn lượng nhiệt, thức ăn cũng sẽ nhận được lượng nhiệt nhanh và đồng đều hơn.
Không chỉ vậy, đồ bếp đáy phẳng sẽ nằm yên trên mặt bếp không bị lung lay nghiêng ngả làm rớt thức ăn ra ngoài, bạn cũng không cần phải thay đổi vị trí của chúng thường xuyên nữa, có thể hạn chế làm trầy mặt bếp.
Với những chỉ dẫn và lưu ý nho nhỏ trên đây, hy vọng bạn đã nắm được cách sử dụng bếp từ an toàn và đảm bảo vòng đời của bếp được kéo dài lâu hơn. Hãy vào bếp ngay và tạo ra những món ăn thật ngon mà không cần lo lắng gì nữa nhé!
Tuy nhiên, điều này cũng sẽ gây ra một số hạn chế do việc bạn đã nấu quen với các loại bếp khác, thời lượng nấu mỗi món ăn từ mỗi loại bếp sẽ khác nhau. Ví dụ như một nồi nước 2 lít sẽ mất 5 phút để đun sôi nếu bạn dùng bếp ga, 3 phút đối với các loại bếp điện thông thường, còn sử dụng bếp từ thì thời gian chỉ mất 1 phút.
Do đó, với những món ăn khác, nếu không để ý kỹ thời gian và chưa quen với tốc độ nấu của bếp, bạn sẽ rất dễ nấu quá chín hoặc thậm chí làm cháy đồ ăn. Hãy canh giờ nấu cẩn thận cho đến khi bạn quen thuộc với cách sử dụng bếp từ.
3. Không đứng quá gần bếp từ
Khi sử dụng bếp từ, bếp sẽ phát ra một lượng bức xạ điện từ nhưng loại bức xạ này có tần số thấp, chỉ tương tự như ra tần số vi sóng. Ngoài ra, lượng bức xạ này sẽ giảm dần đi và biến mất ở khoảng cách so với nguồn cỡ một bàn chân, do đó bạn sẽ không hấp thụ bức xạ nếu duy trì được khoảng cách thích hợp.
Những người đã cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung thường không gây tác động gì đến quá trình sử dụng bếp từ. Tuy nhiên, nếu loại máy tạo nhịp tim đó là loại đơn cực nằm ở bên trái thì nó có thể tạo ra một số tác động lúc bạn đứng quá gần bếp từ trong khi nồi chảo đặt trên bếp từ không đặt đúng tâm hay bao phủ toàn bộ vòng tròn nhiệt trên mặt bếp.
4. Cách sử dụng bếp từ: Không dùng muỗng kim loại để nấu
Trong quá trình nấu, bạn không nên sử dụng muỗng, đũa hoặc các dụng cụ khác bằng kim loại để nấu. Không chỉ truyền nhiệt mà một lượng điện nhỏ cũng có thể truyền vào người bạn thông qua các vật dụng này. Ngoài ra, bạn nên để những vật có nam châm tránh xa bề mặt bếp như dao nĩa (bạn có thể vô tình nhặt dao nĩa và bị bỏng đấy), màng nhôm thực phẩm hay điện thoại di động.
5. Dùng nồi đáy phẳng với kích thước phù hợp
Nếu đã phải mua bộ đồ dùng mới để có thể dùng được với bếp từ, bạn hãy lựa chọn những loại nồi chảo có đáy phẳng, kích thước đáy nên tròn vừa khít để che phủ toàn bộ vòng nhiệt trên mặt bếp nhé. Như vậy có thể giúp bạn tận dụng được hoàn toàn lượng nhiệt, thức ăn cũng sẽ nhận được lượng nhiệt nhanh và đồng đều hơn.
Không chỉ vậy, đồ bếp đáy phẳng sẽ nằm yên trên mặt bếp không bị lung lay nghiêng ngả làm rớt thức ăn ra ngoài, bạn cũng không cần phải thay đổi vị trí của chúng thường xuyên nữa, có thể hạn chế làm trầy mặt bếp.
Với những chỉ dẫn và lưu ý nho nhỏ trên đây, hy vọng bạn đã nắm được cách sử dụng bếp từ an toàn và đảm bảo vòng đời của bếp được kéo dài lâu hơn. Hãy vào bếp ngay và tạo ra những món ăn thật ngon mà không cần lo lắng gì nữa nhé!
Xem thêm: Ung thư là gì? Cách điều trị bệnh ung thư có giống nhau?