Gút là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp, gây đau đớn, sưng đỏ ở ngón chân, mắt cá và đầu gối. (1,2) Bệnh lý này có thể được điều trị và kiểm soát hiệu quả. Các phương pháp điều trị gút thường liên quan đến sử dụng thuốc để trị các cơn gút cấp và ngăn ngừa những đợt bùng phát tiếp theo. (3)
Gút là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp, gây đau đớn, sưng đỏ ở ngón chân, mắt cá và đầu gối. (1,2) Bệnh lý này có thể được điều trị và kiểm soát hiệu quả. Các phương pháp điều trị gút thường liên quan đến sử dụng thuốc để trị các cơn gút cấp và ngăn ngừa những đợt bùng phát tiếp theo. (3)
Ngày nay, nhiều phụ nữ trong gia đình cảm thấy lo lắng vì không biết chồng mình có nguy cơ bị gút không khi mà tỷ lệ nam giới mắc bệnh này thường cao hơn nữ. Câu chuyện của chị M. sau đây cũng là chuyện mà nhiều người vợ quan tâm.
Chị M. nghe ông xã kể rằng tại phòng ban nơi anh công tác có 7 đồng nghiệp nam thì đã có 4 người bị bệnh gút. Mặc dù chồng chị vẫn rất vui vẻ, lạc quan vì không nằm trong nhóm đó nhưng chị vẫn cảm thấy lo khi chồng mình ăn uống, tiếp khách cùng đồng nghiệp rất nhiều, không biết có nguy cơ bị gút giống họ hay không. Chị được biết các thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng và rượu, bia sẽ làm tăng nguy cơ bị gút. Đây lại chính là những món chủ yếu trên bàn nhậu của chồng mình với đối tác.
Vậy đâu là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút? Liệu những điều chị M. lo lắng là có cơ sở hay chỉ là nỗi lo thái quá? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về dấu hiệu bệnh gút để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả.
Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh gút
Bệnh gút xảy ra khi các tinh thể urat lắng đọng trong các khớp, gây ra phản ứng viêm và đau dữ dội trong các cơn gút cấp. Các tinh thể này hình thành khi nồng độ axit uric trong máu cao. (1)
Do đó, khả năng phát triển bệnh gút sẽ tăng lên nếu như lượng axit uric trong máu cao và một số yếu tố có thể tác động đến nồng độ chất này gồm: (1, 2)
- Tuổi tác và giới tính. Bệnh gút thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra, nam giới có nhiều khả năng phát triển bệnh gút sớm hơn, độ tuổi khoảng 30–50; trong khi nữ giới thường xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng bệnh sau khi mãn kinh.
- Thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Rượu, bia và một số thực phẩm có chứa một lượng lớn axit uric, nhất là thịt đỏ, nội tạng, một số động vật có vỏ sẽ làm tăng nguy cơ bị gút.
- Một số loại thuốc. Ví dụ, thuốc lợi tiểu và aspirin có thể làm tăng nồng độ axit uric, từ đó tăng nguy cơ mắc phải bệnh gút. Một số thuốc chống thải ghép dành cho bệnh nhân ghép tạng cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
- Chức năng thận. Chức năng thận càng suy giảm thì nồng độ axit uric trong máu càng cao.
- Béo phì. Khi thừa cân, cơ thể sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn và thận cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đào thải chất này ra ngoài.
- Một số bệnh lý. Một vài bệnh lý và tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, bao gồm tình trạng tăng huyết áp không được điều trị và các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim và thận.
Không phải ai có nồng độ axit uric trong máu cao cũng sẽ mắc bệnh gút. Tiền sử gia đình mắc bệnh gút cũng làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này, nhưng không phải ai có thành viên trong gia đình đã mắc bệnh gút đều sẽ mắc bệnh. (2)
Vậy việc chồng chị M. thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm có khả năng làm tăng axit uric trong máu có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu khi axit uric trong máu tăng nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng nếu không phòng ngừa tốt sẽ rất dễ bùng phát cơn gút cấp. Vì thế, điều chị M. lo lắng hoàn toàn có căn cứ.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh gút
Bệnh gút bao gồm 4 giai đoạn là tăng axit uric máu không biểu hiện triệu chứng, cơn gút cấp tính, giai đoạn giữa những cơn gút cấp và giai đoạn không triệu chứng, cuối cùng là bệnh gút mạn tính. (8)
Cơn gút cấp thường bùng phát vào ban đêm và đầu giờ sáng nhưng cũng có khi xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Mức độ đau và viêm tăng nhanh trong vòng 12–24 giờ và thường hết hoàn toàn sau vài ngày đến vài tuần, ngay cả khi không được điều trị. (9)
Triệu chứng đặc trưng của gút là các cơn đau xảy r
a đột ngột, dữ dội, sưng, đỏ và hạn chế phạm vi chuyển động ở các khớp, thường thấy ở khớp ở gốc ngón chân cái. (1) Các khớp khác ở chân như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gút. (2)
Ngày nay, nhiều phụ nữ trong gia đình cảm thấy lo lắng vì không biết chồng mình có nguy cơ bị gút không khi mà tỷ lệ nam giới mắc bệnh này thường cao hơn nữ. Câu chuyện của chị M. sau đây cũng là chuyện mà nhiều người vợ quan tâm.
Chị M. nghe ông xã kể rằng tại phòng ban nơi anh công tác có 7 đồng nghiệp nam thì đã có 4 người bị bệnh gút. Mặc dù chồng chị vẫn rất vui vẻ, lạc quan vì không nằm trong nhóm đó nhưng chị vẫn cảm thấy lo khi chồng mình ăn uống, tiếp khách cùng đồng nghiệp rất nhiều, không biết có nguy cơ bị gút giống họ hay không. Chị được biết các thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng và rượu, bia sẽ làm tăng nguy cơ bị gút. Đây lại chính là những món chủ yếu trên bàn nhậu của chồng mình với đối tác.
Vậy đâu là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút? Liệu những điều chị M. lo lắng là có cơ sở hay chỉ là nỗi lo thái quá? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về dấu hiệu bệnh gút để kịp thời phát hiện và điều trị hiệu quả.
Những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh gút
Bệnh gút xảy ra khi các tinh thể urat lắng đọng trong các khớp, gây ra phản ứng viêm và đau dữ dội trong các cơn gút cấp. Các tinh thể này hình thành khi nồng độ axit uric trong máu cao. (1)
Do đó, khả năng phát triển bệnh gút sẽ tăng lên nếu như lượng axit uric trong máu cao và một số yếu tố có thể tác động đến nồng độ chất này gồm: (1, 2)
- Tuổi tác và giới tính. Bệnh gút thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Ngoài ra, nam giới có nhiều khả năng phát triển bệnh gút sớm hơn, độ tuổi khoảng 30–50; trong khi nữ giới thường xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng bệnh sau khi mãn kinh.
- Thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Rượu, bia và một số thực phẩm có chứa một lượng lớn axit uric, nhất là thịt đỏ, nội tạng, một số động vật có vỏ sẽ làm tăng nguy cơ bị gút.
- Một số loại thuốc. Ví dụ, thuốc lợi tiểu và aspirin có thể làm tăng nồng độ axit uric, từ đó tăng nguy cơ mắc phải bệnh gút. Một số thuốc chống thải ghép dành cho bệnh nhân ghép tạng cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
- Chức năng thận. Chức năng thận càng suy giảm thì nồng độ axit uric trong máu càng cao.
- Béo phì. Khi thừa cân, cơ thể sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn và thận cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đào thải chất này ra ngoài.
- Một số bệnh lý. Một vài bệnh lý và tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, bao gồm tình trạng tăng huyết áp không được điều trị và các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim và thận.
Không phải ai có nồng độ axit uric trong máu cao cũng sẽ mắc bệnh gút. Tiền sử gia đình mắc bệnh gút cũng làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này, nhưng không phải ai có thành viên trong gia đình đã mắc bệnh gút đều sẽ mắc bệnh. (2)
Vậy việc chồng chị M. thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm có khả năng làm tăng axit uric trong máu có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh gút. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu khi axit uric trong máu tăng nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng nếu không phòng ngừa tốt sẽ rất dễ bùng phát cơn gút cấp. Vì thế, điều chị M. lo lắng hoàn toàn có căn cứ.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh gút
Bệnh gút bao gồm 4 giai đoạn là tăng axit uric máu không biểu hiện triệu chứng, cơn gút cấp tính, giai đoạn giữa những cơn gút cấp và giai đoạn không triệu chứng, cuối cùng là bệnh gút mạn tính. (8)
Cơn gút cấp thường bùng phát vào ban đêm và đầu giờ sáng nhưng cũng có khi xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Mức độ đau và viêm tăng nhanh trong vòng 12–24 giờ và thường hết hoàn toàn sau vài ngày đến vài tuần, ngay cả khi không được điều trị. (9)
Triệu chứng đặc trưng của gút là các cơn đau xảy r
a đột ngột, dữ dội, sưng, đỏ và hạn chế phạm vi chuyển động ở các khớp, thường thấy ở khớp ở gốc ngón chân cái. (1) Các khớp khác ở chân như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gút. (2)
Khi bệnh gút trở thành mạn tính, các nốt sưng cứng được gọi là hạt tophi hình thành và phát triển tại các khớp. Những hạt tophi này hình thành từ các tinh thể do axit uric và có khả năng sưng rất to, thậm chí gây rách da. (4) Do đó, việc điều trị các cơn gút cấp tính nên bắt đầu càng sớm càng tốt. (6)
Trường hợp chồng chị M. nếu đang trong giai đoạn tăng axit uric máu không triệu chứng thì có cách nào phòng ngừa bệnh gút không?
Phòng ngừa bệnh gút khi tăng axit uric máu chưa có triệu chứng
Khi nồng độ axit uric trong huyết thanh lớn hơn 7 mg/dL (hoặc 416 µmol/L) thì được xem là bị tăng axit uric máu. (8) Tình trạng tăng axit uric máu mạn tính có thể khiến tinh thể urat lắng đọng và dẫn đến bệnh gút, sỏi tiết niệu và bệnh thận do axit uric. (10)
Một số biện pháp không dùng thuốc giúp giảm nồng độ axit uric máu bao gồm: (10)
- Chế độ ăn ít thực phẩm chứa purine, tránh uống rượu, bia, đồ uống có đường, tránh ăn quá nhiều thịt và hải sản.
- Các thực vật giàu protein như các loại hạt, đậu, rau bó xôi, súp lơ và nấm nên dùng ở mức độ vừa phải.
- Ăn các loại rau và trái cây giàu vitamin C có thể mang lại lợi ích cho những người bị tăng axit uric máu không có triệu chứng vì vitamin C làm tăng bài tiết axit này qua nước tiểu.
- Thường xuyên vận động thể chất, duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Với trường hợp của chồng chị M., tốt nhất chị nên khuyến khích chồng mình đi kiểm tra nồng độ axit uric máu định kỳ và cố gắng thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn để phòng ngừa bệnh gút.
Nếu bị gút, làm sao để điều trị và phòng ngừa biến chứng gút?
Một hôm đi chợ, chị M. nghe mọi người nói về một người bị gút nặng gặp những biến chứng nghiêm trọng dẫn đến biến dạng khớp. Một vài người còn nói nếu không điều trị bệnh gút có thể gây ảnh hưởng đến các bệnh lý sẵn có. Nghe vậy, chị M. cảm thấy rất lo lắng và không biết căn bệnh này có thể điều trị và kiểm soát được không.
Sự thật thì bệnh gút hoàn toàn có thể được điều trị và kiểm soát hiệu quả. Các triệu chứng thường cải thiện đáng kể trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị. (2)
Mục tiêu trong điều trị gút là: (2)
- Giảm đau và viêm tại các khớp
- Ngăn ngừa các cơn gút cấp tái phát có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn và hình thành các hạt tophi
- Ngăn chặn sự phát triển hạt tophi
- Ngăn ngừa tổn thương thận do nồng độ axit uric trong máu cao kéo dài
Thuốc điều trị các cơn gút cấp
Ưu tiên đầu tiên khi điều trị cơn gút cấp là sử dụng các thuốc giúp giảm đau và viêm. Ba loại thuốc được sử dụng phổ biến lúc này là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs), colchicine và corticosteroid. (4)
Colchicine
Colchicine là thuốc chủ yếu được dùng trong điều trị gút. Nó có tác dụng ngăn hình thành tinh thể urat từ axit uric trong cơ thể. Colchicine nên được dùng sớm sau khi xuất hiện các triệu chứng của một cơn gút cấp hoặc dùng hằng ngày để ngăn ngừa các đợt bùng phát. (4)
Lưu ý, colchicine có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, tiêu chảy. Thuốc thường được chỉ định cho những người không thể sử dụng các thuốc NSAIDs. (4)
Các hướng dẫn điều trị gút khuyến cáo nên bắt đầu dùng colchicine với liều thấp và giãn cách thời gian sử dụng giữa các liều, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận ở mức trung bình. (6)
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)
Các thuốc NSAIDs đã cho thấy tác dụng giảm đau, kháng viêm ở nhiều bệnh lý, kể cả với cơn gút cấp. Hơn nữa, NSAIDs cũng đem lại hiệu quả khi dùng ngăn ngừa cơn gút bùng phát trong khi đang điều trị với thuốc làm giảm axit uric. (7)
Tuy nhiên, tác dụng phụ cần chú ý khi dùng NSAIDs là các biến cố trên đường tiêu hóa, từ những tác động nhỏ như khó tiêu đến các biến chứng nghiêm trọng như loét, chảy máu hay thủng đường tiêu hóa). (7) Ngoài ra, NSAIDs nên được cân nhắc khi dùng cho những bệnh nhân đồng mắc các bệnh khác như suy giảm chức năng thận, suy tim, bệnh tim mạch hay có vấn đề đường tiêu hóa. (6)
Khi bệnh gút trở thành mạn tính, các nốt sưng cứng được gọi là hạt tophi hình thành và phát triển tại các khớp. Những hạt tophi này hình thành từ các tinh thể do axit uric và có khả năng sưng rất to, thậm chí gây rách da. (4) Do đó, việc điều trị các cơn gút cấp tính nên bắt đầu càng sớm càng tốt. (6)
Trường hợp chồng chị M. nếu đang trong giai đoạn tăng axit uric máu không triệu chứng thì có cách nào phòng ngừa bệnh gút không?
Phòng ngừa bệnh gút khi tăng axit uric máu chưa có triệu chứng
Khi nồng độ axit uric trong huyết thanh lớn hơn 7 mg/dL (hoặc 416 µmol/L) thì được xem là bị tăng axit uric máu. (8) Tình trạng tăng axit uric máu mạn tính có thể khiến tinh thể urat lắng đọng và dẫn đến bệnh gút, sỏi tiết niệu và bệnh thận do axit uric. (10)
Một số biện pháp không dùng thuốc giúp giảm nồng độ axit uric máu bao gồm: (10)
- Chế độ ăn ít thực phẩm chứa purine, tránh uống rượu, bia, đồ uống có đường, tránh ăn quá nhiều thịt và hải sản.
- Các thực vật giàu protein như các loại hạt, đậu, rau bó xôi, súp lơ và nấm nên dùng ở mức độ vừa phải.
- Ăn các loại rau và trái cây giàu vitamin C có thể mang lại lợi ích cho những người bị tăng axit uric máu không có triệu chứng vì vitamin C làm tăng bài tiết axit này qua nước tiểu.
- Thường xuyên vận động thể chất, duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Với trường hợp của chồng chị M., tốt nhất chị nên khuyến khích chồng mình đi kiểm tra nồng độ axit uric máu định kỳ và cố gắng thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn để phòng ngừa bệnh gút.
Nếu bị gút, làm sao để điều trị và phòng ngừa biến chứng gút?
Một hôm đi chợ, chị M. nghe mọi người nói về một người bị gút nặng gặp những biến chứng nghiêm trọng dẫn đến biến dạng khớp. Một vài người còn nói nếu không điều trị bệnh gút có thể gây ảnh hưởng đến các bệnh lý sẵn có. Nghe vậy, chị M. cảm thấy rất lo lắng và không biết căn bệnh này có thể điều trị và kiểm soát được không.
Sự thật thì bệnh gút hoàn toàn có thể được điều trị và kiểm soát hiệu quả. Các triệu chứng thường cải thiện đáng kể trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị. (2)
Mục tiêu trong điều trị gút là: (2)
- Giảm đau và viêm tại các khớp
- Ngăn ngừa các cơn gút cấp tái phát có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn và hình thành các hạt tophi
- Ngăn chặn sự phát triển hạt tophi
- Ngăn ngừa tổn thương thận do nồng độ axit uric trong máu cao kéo dài
Thuốc điều trị các cơn gút cấp
Ưu tiên đầu tiên khi điều trị cơn gút cấp là sử dụng các thuốc giúp giảm đau và viêm. Ba loại thuốc được sử dụng phổ biến lúc này là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs), colchicine và corticosteroid. (4)
Colchicine
Colchicine là thuốc chủ yếu được dùng trong điều trị gút. Nó có tác dụng ngăn hình thành tinh thể urat từ axit uric trong cơ thể. Colchicine nên được dùng sớm sau khi xuất hiện các triệu chứng của một cơn gút cấp hoặc dùng hằng ngày để ngăn ngừa các đợt bùng phát. (4)
Lưu ý, colchicine có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, tiêu chảy. Thuốc thường được chỉ định cho những người không thể sử dụng các thuốc NSAIDs. (4)
Các hướng dẫn điều trị gút khuyến cáo nên bắt đầu dùng colchicine với liều thấp và giãn cách thời gian sử dụng giữa các liều, nhất là ở bệnh nhân bị suy thận ở mức trung bình. (6)
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)
Các thuốc NSAIDs đã cho thấy tác dụng giảm đau, kháng viêm ở nhiều bệnh lý, kể cả với cơn gút cấp. Hơn nữa, NSAIDs cũng đem lại hiệu quả khi dùng ngăn ngừa cơn gút bùng phát trong khi đang điều trị với thuốc làm giảm axit uric. (7)
Tuy nhiên, tác dụng phụ cần chú ý khi dùng NSAIDs là các biến cố trên đường tiêu hóa, từ những tác động nhỏ như khó tiêu đến các biến chứng nghiêm trọng như loét, chảy máu hay thủng đường tiêu hóa). (7) Ngoài ra, NSAIDs nên được cân nhắc khi dùng cho những bệnh nhân đồng mắc các bệnh khác như suy giảm chức năng thận, suy tim, bệnh tim mạch hay có vấn đề đường tiêu hóa. (6)
Mỗi NSAIDs có thể không khác biệt đáng kể trong tác dụng lâm sàng đối với bệnh gút nhưng mức độ gây ra tác dụng phụ lại khác nhau. Các NSAIDs thế hệ mới ức chế chọn lọc COX-2 cho thấy ít gây ra biến cố bất lợi và ít gây bỏ thuốc do tác dụng phụ. (7)
Các tinh thể urat hình thành ở người bệnh gút có khả năng gây tổn thương đến thận, dẫn đến bệnh thận và suy thận theo thời gian nếu không được điều trị. (11) Đồng thời, thuốc NSAIDs cũng có khả năng làm suy giảm chức năng thận, gây giữ muối và nước, làm tăng huyết áp hoặc làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp. (12) Tuy nhiên, có thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2 cho thấy ít ảnh hưởng đến thận hơn so với các NSAIDs truyền thống. (13) Do đó, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ để lựa chọn thuốc ít có tác dụng phụ lên thận nhất khi bị gút.
Corticosteroid
Corticosteroid được sử dụng trong thời gian ngắn (3–5 ngày) cho những bệnh nhân mà không thể dùng NSAIDs hoặc colchicine do không dung nạp hoặc chống chỉ định hai thuốc này. (6)
Đối với trường hợp bệnh gút gây ảnh hưởng đến một khớp, tiêm corticosteroid vào trong khớp có thể hữu ích. Nếu đơn trị liệu không đủ làm giảm các triệu chứng của cơn gút cấp, bác sĩ có thể phối hợp tiêm corticosteroid vào khớp với steroid đường uống hoặc colchicine. (6)
Các tác dụng phụ liên quan đến corticosteroid gồm thay đổi tâm trạng, tăng đường huyết và tăng huyết áp. (3) Nếu sử dụng trong thời gian dài, loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như loãng xương, đục thủy tinh thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng. (4)
Thuốc phòng ngừa các đợt bùng phát và biến chứng bệnh gút
Nếu bạn trải qua một vài đợt bùng phát cơn gút cấp mỗi năm hoặc các cơn gút cấp vô cùng đau đớn, bác sĩ sẽ kê đơn một số thuốc giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng do gút. Nếu kết quả chụp X-quang cho thấy dấu hiệu tổn thương khớp hoặc đã xuất hiện hạt tophi, đồng thời có bệnh thận mạn tính hoặc sỏi thận, bác sĩ sẽ lựa chọn các thuốc giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. (3)
Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụng liệu pháp làm hạ nồng độ axit uric máu để ngăn ngừa các cơn gút cấp bùng phát và phòng ngừa biến chứng lâu dài vẫn còn nhiều tranh luận. (6) Bạn nên trao đổi rõ ràng hơn với bác sĩ để cùng đưa ra lựa chọn điều trị và kiểm soát bệnh phù hợp.
Thay đổi chế độ ăn uống có giúp điều trị bệnh gút hay không?
Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ axit uric. Hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm như nước ngọt có chứa đường fructose, đồ uống có cồn (rượu, bia), thịt đỏ hoặc các động vật có vỏ, đồng thời bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể được chứng minh là có hữu ích trong kiểm soát axit uric máu. (2)
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được các bằng chứng cho thấy các liệu trình và chế độ ăn uống đặc biệt cho bệnh gút có thể cải thiện kết quả điều trị triệu chứng của cơn gút cấp tính. (7) Do đó, cần có biện pháp phòng ngừa, giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu tốt hơn; bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị.
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
PP-CEL-VNM-0317
Mỗi NSAIDs có thể không khác biệt đáng kể trong tác dụng lâm sàng đối với bệnh gút nhưng mức độ gây ra tác dụng phụ lại khác nhau. Các NSAIDs thế hệ mới ức chế chọn lọc COX-2 cho thấy ít gây ra biến cố bất lợi và ít gây bỏ thuốc do tác dụng phụ. (7)
Các tinh thể urat hình thành ở người bệnh gút có khả năng gây tổn thương đến thận, dẫn đến bệnh thận và suy thận theo thời gian nếu không được điều trị. (11) Đồng thời, thuốc NSAIDs cũng có khả năng làm suy giảm chức năng thận, gây giữ muối và nước, làm tăng huyết áp hoặc làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp. (12) Tuy nhiên, có thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc COX-2 cho thấy ít ảnh hưởng đến thận hơn so với các NSAIDs truyền thống. (13) Do đó, bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ để lựa chọn thuốc ít có tác dụng phụ lên thận nhất khi bị gút.
Corticosteroid
Corticosteroid được sử dụng trong thời gian ngắn (3–5 ngày) cho những bệnh nhân mà không thể dùng NSAIDs hoặc colchicine do không dung nạp hoặc chống chỉ định hai thuốc này. (6)
Đối với trường hợp bệnh gút gây ảnh hưởng đến một khớp, tiêm corticosteroid vào trong khớp có thể hữu ích. Nếu đơn trị liệu không đủ làm giảm các triệu chứng của cơn gút cấp, bác sĩ có thể phối hợp tiêm corticosteroid vào khớp với steroid đường uống hoặc colchicine. (6)
Các tác dụng phụ liên quan đến corticosteroid gồm thay đổi tâm trạng, tăng đường huyết và tăng huyết áp. (3) Nếu sử dụng trong thời gian dài, loại thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như loãng xương, đục thủy tinh thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng. (4)
Thuốc phòng ngừa các đợt bùng phát và biến chứng bệnh gút
Nếu bạn trải qua một vài đợt bùng phát cơn gút cấp mỗi năm hoặc các cơn gút cấp vô cùng đau đớn, bác sĩ sẽ kê đơn một số thuốc giúp giảm nguy cơ gặp biến chứng do gút. Nếu kết quả chụp X-quang cho thấy dấu hiệu tổn thương khớp hoặc đã xuất hiện hạt tophi, đồng thời có bệnh thận mạn tính hoặc sỏi thận, bác sĩ sẽ lựa chọn các thuốc giúp giảm nồng độ axit uric trong máu. (3)
Tuy nhiên, hiệu quả của việc áp dụng liệu pháp làm hạ nồng độ axit uric máu để ngăn ngừa các cơn gút cấp bùng phát và phòng ngừa biến chứng lâu dài vẫn còn nhiều tranh luận. (6) Bạn nên trao đổi rõ ràng hơn với bác sĩ để cùng đưa ra lựa chọn điều trị và kiểm soát bệnh phù hợp.
Thay đổi chế độ ăn uống có giúp điều trị bệnh gút hay không?
Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ axit uric. Hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm như nước ngọt có chứa đường fructose, đồ uống có cồn (rượu, bia), thịt đỏ hoặc các động vật có vỏ, đồng thời bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể được chứng minh là có hữu ích trong kiểm soát axit uric máu. (2)
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được các bằng chứng cho thấy các liệu trình và chế độ ăn uống đặc biệt cho bệnh gút có thể cải thiện kết quả điều trị triệu chứng của cơn gút cấp tính. (7) Do đó, cần có biện pháp phòng ngừa, giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong máu tốt hơn; bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị.
Pfizer đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.
HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Pfizer không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.
PP-CEL-VNM-0317
Xem thêm: Những khái niệm cơ bản về sàng lọc phát hiện sơm ung thư vú ( phần 1)