Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Hạt tophi, viêm đa khớp hoặc các cơn đau của gout lặp đi lặp lại nhiều lần,…đều là những biểu hiện của bệnh gout mạn tính. Nguyên do khiến bệnh phát triển thành mạn tính là vì không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách làm phát sinh các biến chứng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bệnh gout mạn tính là gì?

Bệnh gout mạn tính là một dạng viêm khớp gây nên do sự tích tụ của các tinh thể axit uric trong khớp. Sự đào thải bất thường của axit uric cùng với sự kết tinh của các hợp chất ở trong khớp. Về lâu dần làm xuất hiện các đợt viêm khớp gây đau đớn, sỏi thận và tắc nghẽn các ống lọc của thận với tinh thể axit uric dẫn tới suy thận.

Bệnh gout mạn tính gây ra các cơn đau tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe

Nếu như bệnh gout cấp tính gây ra các cơn đau ngắt quãng từ 12 – 24 tháng mới xảy ra một vài lần thì bệnh gout mạn tính sẽ xuất hiện các cơn đau lặp đi lặp lại hoặc tái phát liên tục từ 2 – 3 lần trong vòng một năm. Trong một số ít trường hợp, bệnh gout mãn tính cũng có thể xảy ra ở cả những người mắc bệnh gout khoảng 1 – 2 năm.

Nguyên nhân của bệnh gout mạn tính

Sự gia tăng tích tụ axit uric trong khớp là nguyên nhân gây nên bệnh gout. Thế nhưng, một số yếu tố sau đây khiến cho bệnh gout mạn tính khởi phát gồm có:

Dấu hiệu cảnh báo bệnh gout chuyển sang giai đoạn mạn tính

Những dấu hiệu cảnh báo sau đây cho biết bệnh nhân mắc bệnh gout bước sang giai đoạn mạn tính:

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không?

Khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, bệnh gout không chỉ khó điều trị mà nó còn tiềm ẩn những biến chứng gây nguy hiểm đối với người bệnh như:

Bệnh gout mạn tính sẽ tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm nếu không kiên trì điều trị

1. Tổn thương thận

Thận là cơ quan giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Ở bệnh gout mạn tính, lượng axit uric tăng cao đã khiến cho các tinh thể muối urat lắng đọng ngay tại thận và khiến cho thận bị tổn thương. Bên cạnh đó, bệnh gout mạn tính còn gây ra một số bệnh lý về thận như sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận mạn tính,…

Ngoài ra, sử dụng thuốc điều trị bệnh gout mạn tính cũng có nguy cơ mắc phải tác dụng phụ và dẫn đến suy giảm chức năng thận hoặc phát sinh các vấn đề về ngộ độc, suy thận,…

2. Hỏng khớp, bại liệt

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho các hạt tophi phát triển nhanh chóng. Khi đó, các tế bào da và các mô sụn xung quanh khớp sẽ dần bị ăn mòn.

Về lâu dần sẽ làm biến dạng khớp do tình trạng đau nhức kéo dài dai dẳng, thậm chí là có nguy cơ bị phá hủy hoàn toàn. Chức năng vận động sẽ bị đe dọa và người bệnh có thể đứng trước nguy cơ bị liệt nửa người hoặc tàn phế làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và trong công việc.

3. Bệnh tim mạch

Bệnh gout mạn tính còn là nguy cơ gây ra các bệnh lý về tim mạch, nhồi máu cơ tim,… Nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa sự hình thành các gốc tự do có oxy cùng cơ chế chống lại các gốc tự do của cơ thể.

Không chỉ dừng tại đó, bệnh gout còn là nguyên nhân xuất hiện các yếu tố gây viêm tại các ổ khớp làm hình thành cục máu đông trong mao mạch và gây ra các bệnh lý về tim mạch nghiêm trọng.

4. Đột quỵ

Theo các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, những người bị bệnh gout và đái tháo đường có nguy cơ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim cao gấp 1,4 lần so với người chỉ mắc bệnh tiểu đường. Cho thấy, bệnh gout làm tăng đáng kể nguy cơ bị đột quỵ ở những bệnh nhân này.

Ngoài những biến chứng được nêu trên, những người mắc bệnh gout mạn tính còn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng khác như:

Điều trị bệnh gout mạn tính

Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính thì quá trình điều trị bệnh gout trở nên vô cùng khó khăn. Để không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm thì bệnh nhân cần nghiêm túc phối hợp theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Thông thường, trước khi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sau đây:

1. Nguyên tắc điều trị

2. Điều trị gout mạn tính bằng thuốc

Đây được xem là phương pháp điều trị bệnh gout mạn tính phổ biến nhất. Thuốc điều trị bệnh gout mãn tính được chia thành các nhóm sau:

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến dành cho người bệnh gout

2.1. Nhóm thuốc làm ức chế tổng hợp axit uric máu

Nhóm thuốc này được tạo ra theo cơ chế ức chế men xanthinoxydase để chuyển hypoxanthin thành xanthin. Đồng thời chỉ định cho những đối tượng như sau:

Để ức chế sự tổng hợp của axit uric, bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng các loại thuốc chủ yếu như:

2.2. Nhóm thuốc làm tăng thải axit uric qua nước tiểu

Cơ chế của nhóm thuốc này là tăng thải axit uric ở cầu thận và ức chế tái hấp thu ở ống thận. Được chỉ định dùng khi người bệnh không dung nạp được với tác dụng phụ của Allopurinol hoặc sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric không hiệu quả.

Một số thuốc thuộc nhóm này gồm có:

2.3. Thuốc hủy urat

Các thuốc hủy urat có tác dụng chuyển auric thành allantoine hòa tan, giúp hạ nồng độ axit uric. Thuốc này được chỉ định dùng trong trường hợp tăng axit uric cấp trong các bệnh về máu.

Một số thuốc hủy urat được chỉ định:

3. Điều trị gout mạn tính bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp hầu như không được khuyến khích. Nhưng trong quá trình sử dụng thuốc mà bệnh vẫn không thuyên giảm do hạt tophi xung quanh khớp quá lớn và lâu năm thì phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi sẽ được chỉ định để tránh gây ảnh hưởng đến chức năng vận động.

Cách phòng ngừa bệnh gout mạn tính

Khi bệnh gout chuyển sang giai đoạn mạn tính cho thấy bệnh đã nặng hơn nhiều so với cấp tính. Vì vậy mà phác đồ điều trị cũng khó khăn hơn, mất nhiều thời gian và công sức của bệnh nhân. Để kiểm soát những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần phải hết sức lưu ý những điều sau đây:

Tuyệt đối không dung nạp các món ăn chứa nhiều purin

Bệnh gout mạn tính có thể xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không điều trị để khống chế bệnh. Khi nhận thấy cơ thể bất thường, người bệnh cần chủ động đi thăm khám và nghiêm túc thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để kịp thời ngăn ngừa những biến chứng có thể phát sinh.

Nguồn: https://ihs.org.vn/benh-gout-man-tinh-41788.html

Xem thêm: 4 hình thức tập luyện cần thiết cho sức khỏe toàn diện

Rate this post
Exit mobile version