Rau là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Trong các bữa ăn của mọi gia đình, rau là món ăn không thể thiếu. Nhưng với những người bị bệnh gout, việc sử dụng rau cũng cần được chú ý. Người bệnh gút kiêng rau gì và nên ăn rau gì để giúp bệnh có chuyển biến tích cực?
Người mắc bệnh gút kiêng rau gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, với các bệnh nhân bị bệnh gout cần bổ sung kết hợp các loại rau khác nhau để tăng cường dinh dưỡng. Thực đơn này giúp cho người bệnh đảm bảo được cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất này đều có công dụng giúp người bệnh tăng cường sức khỏe toàn diện, duy trì tốt các hoạt động chức năng của cơ quan tiêu hóa.
Tuy nhiên, có một số loại rau không thích hợp để sử dụng cho bệnh nhân bị gout, có thể làm cho bệnh phát tác mạnh hơn. Một số loại rau người bệnh cần chú ý gồm:
Nấm
Nấm bình thường là loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Các loại nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm đều được đông đảo mọi người yêu thích sử dụng. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị gút, đây lại là thực phẩm không tốt.
Trong mỗi 100g nấm có tới 488mg purin. Đây là hàm lượng purin rất cao và nấp thuộc top các thực phẩm có lượng purin cao nhất. Người bệnh sử dụng nấm trong thời gian dài sẽ làm giảm hiệu quả các loại thuốc chữa gút. Nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao đột ngột và chứng viêm sưng khớp do gout xảy ra nghiêm trọng hơn.
Bệnh gút kiêng ăn rau gì? Măng tây
Với những bệnh nhân gút, măng tây cũng là nguồn rau cần loại bỏ khỏi thực đơn. Măng tây được sử dụng rất phổ biến ở các nước phương Tây, tại Việt Nam hiện nay cũng được nhiều người lựa chọn. Nhưng măng tây lại là nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng purin rất cao. Purin cao sẽ làm cho tình trạng bệnh gút trở nên khó khăn hơn trong việc điều trị. Măng tây được bổ sung vào cơ thể sẽ làm các triệu chứng viêm sưng gout cấp, các cơn đau nhức trở nên dữ dội hơn.
Bệnh gout kiêng ăn rau gì? Rau dền
Rau dền tuy không phải là loại rau có hàm lượng purin cao, nhưng trong rau dền lại có chứa nhiều axit oxalic. Loại axit này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ làm cho các phản ứng viêm xảy ra nhiều hơn, mạnh hơn. Người bệnh bị các cơn đau nhức rất dữ dội và làm cho quá trình chữa trị trở nên khó khăn.
Giá đỗ
Nhắc đến các loại rau người bị bệnh gout cấp tính và mãn tính cần kiêng, không thể bỏ qua giá đỗ. Mặc dù giá đỗ được sử dụng để chế biến các món xào rất ngon miệng nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều tác hại cho người bị gout. Giá đỗ có thể làm cơ thể tăng sản xuất axit uric, bệnh chuyển hướng phức tạp, khó kiểm soát. Vì vậy, người bệnh cần tránh sử dụng loại thực phẩm này để đảm bảo sức khỏe luôn được ổn định.
Bệnh gút kiêng rau gì? Các loại rau mầm
Trong các món gỏi hoặc salad, rau mầm là thành phần nguyên liệu quen thuộc để tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn. Cũng tương tự như giá đỗ, rau mầm dù đem đến nhiều dinh dưỡng thiết yếu nhưng lại có chứa lượng nhân purin lớn. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng loại rau này. Bên cạnh đó, một số loại rau mầm còn được tẩm khá nhiều chất kích thích tăng trưởng và duy trì độ tươi cho rau. Khi sử dụng phải những loại rau này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng thể.
Bị gút không nên ăn rau gì? Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon cùng nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Nhưng đậu Hà Lan có lượng protein khá lớn, việc bổ sung lượng lớn protein vào cơ thể sẽ làm quá trình chuyển hóa gặp khó khăn. Các axit uric sẽ rất dễ dàng gia tăng dẫn tới tình trạng mất kiểm soát. Bệnh sẽ bị bùng phát rất dữ dội và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Rau dọc mùng
Bệnh gút kiêng rau gì? Loại rau tiếp theo cần loại khỏi thực đơn của người bệnh gút là rau dọc mùng. Dọc mùng thường được sử dụng để nấu canh, ăn với bún hoặc muối chua. Tuy nhiên, dọc mùng lại là loại rau có chứa khá nhiều purin. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã khuyến cáo người bệnh không sử dụng loại rau này.
Người bệnh gout nên ăn rau gì?
Bên cạnh việc quan tâm bệnh gút kiêng rau gì, người bệnh cũng nên kết hợp bổ sung những loại rau có lợi. Nhóm rau này được sử dụng thường xuyên sẽ giúp cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh. Ngăn ngừa tình trạng gia tăng axit uric ở trong máu.
Củ cải
Củ cải là một loại rau được đánh giá có tính kiềm mạnh. Do đó, củ cải được khuyến khích sử dụng cho người bị gút để kiềm hóa cũng như hạ nồng độ axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, củ cải còn là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều chất xơ và nước giúp cơ thể giải độc hiệu quả. Bệnh nhân qua đó có thể dễ dàng chuyển hóa và hấp thụ các dinh dưỡng. Hàm lượng vitamin C, vitamin B, canxi, sắt, glucid dồi dào trong củ cải đều tăng cường khả năng miễn dịch. Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm, sưng hay các tổn thương do khớp gây ra.
Bệnh gút nên ăn rau gì? Dưa chuột
Đối với những người bị bệnh gout, dưa chuột cũng là một sự lựa chọn rất hợp lý, nên tích cực bổ sung vào thực đơn sử dụng hàng ngày. Dưa chuột có chứa nhiều vitamin C, kali và nước hỗ trợ thận đào thải tốt axit uric ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng vitamin C dồi dào trong dưa chuột cũng hoạt động như một hoạt chất có khả năng chống oxy hóa và kháng viêm rất hiệu quả. Thành phần này giúp cơ thể bảo vệ tốt các mô khỏe mạnh tại vùng khớp. Cải thiện hiện tượng sưng viêm phù nề ở các tế bào một cách rõ rệt.
Theo đó, người bệnh có thể kết hợp dưa chuột vào các bữa ăn, Hoặc kết hợp dưa chuột theo các mẹo chữa dân gia
n như sau: Bạn xay nhuyễn 1 quả dưa chuột cùng vài lá bạc hà. Phần hỗn hợp đem lọc lấy nước, thêm một ít một ong cùng nước cốt chanh tươi. Khuấy đều hỗn hợp và uống hết. Hỗn hợp nên uống vào buổi sáng để giảm hiệu quả axit uric và ngăn ngừa gout cấp tái phát.
Những loại rau có màu xanh đậm
Với những bệnh nhân bị gout, việc sử dụng nhiều loại rau xanh đậm sẽ đem đến những hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện bệnh. Nhóm rau này luôn được các chuyên gia dinh dưỡng ghi nhận hiệu quả cao, nhiều giá trị dinh dưỡng quý đối với cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên tăng cường kết hợp các loại rau sau vào thực đơn sử dụng hàng ngày:
- Rau cần tây
Cần tây có tính mát, giúp giải độc, giải nhiệt, trừ thấp và khu phong tốt. Bên cạnh đó, cần tây còn có khả năng làm dịu các cơn đau ở khớp xương khi các đợt viêm gout cấp bùng phát. Rau cần tây cũng đồng thời bổ sung nhiều khoáng chất có lợi và không chứa purin hay các chất béo.
Chúng ta có thể sử dụng cần tây bằng cách chế biến thành các món trộn salad hay các món xàm. Hoặc cũng có thể làm các cốc nước ép rau cần tây với dưa leo để uống 1 – 2 ly mỗi ngày. Tuy nhiên, với những bệnh nhân đang có bệnh lý nền là huyết áp thấp, hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt không nên ăn rau này.
- Rau cải xanh
Cải xanh được liệt kê vào nhóm thực phẩm có tính kiềm cao, vì vậy rất thích hợp cho những người bị gút sử dụng. Cải xanh sẽ giúp cơ thể đào thải tốt lượng axit uric bị dư thừa trong máu một cách an toàn, hiệu quả. Bởi rau cải xanh có tác dụng trung hòa axit uric và giúp thận đào thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.
- Rau bắp cải
Bắp cải khi được bổ sung khoảng 3 tới 4 lần mỗi tuần sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh gout nhanh chóng. Rau bắp cải không có chứa thành phần purin, vì vậy người hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng. Bắp cải có công dụng giảm giảm nồng độ axit uric nhờ hàm lượng vitamin C rất dồi dào. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, cơ thể được bổ sung vitamin C với mức hợp lý sẽ giúp cơ thể loại bỏ tốt lượng axit uric bị dư thừa. Đồng thời, các hiện tượng sưng viêm ở những ổ khớp tổn thương cũng cũng thuyên giảm rõ rệt.
Bí đỏ
Bí đỏ là thực phẩm không có chứa nhân purin và có đặc tính kiềm. Vì vậy, ăn bí đỏ sẽ giúp cơ thể cân bằng môi trường axit, lượng axit purin dư thừa trong máu sẽ được giảm đáng kể. Ngoài ra, bí đỏ cũng được các chuyên gia y tế đánh giá cao trong vấn đề tăng cường chức năng cho hệ tiêu hóa. Bí đỏ có lợi cho sức khỏe tim mạch, làm giảm mỡ máu cũng như ổn định lượng đường huyết. Khi thường xuyên sử dụng bí đỏ, máu trong cơ thể sẽ lưu thông tốt hơn, các khớp xương bị tổn thương cũng được máu nuôi dưỡng phục hồi.
Các loại cà
Cà chua hay cà tím đều có chứa hàm lượng vitamin C khá dồi dào, đồng thời không có nhân purin. Những loại cà này cũng có khả năng kiềm hóa lượng axit uric trong máu. Ngoài ra, cà chua còn đem đến khả năng lợi tiểu, rất thích hợp cho quá trình đào thải uric ra khỏi cơ thể.
Lá tía tô
Tía tô là một loại gia vị quen thuộc trong các căn bếp, sử dụng cho vô số các món ăn. Lá tía tô đồng thời cũng là vị thuốc quen thuộc của dân gian, chữa trị rất nhiều bệnh lý. Trong lá tía tô, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hoạt chất ethenyl ester cùng propenoic. Đây là các hoạt chất có công dụng làm giảm lượng axti uric trong máu thông qua quá trình ức chế hoạt động của các xanthine oxidase. Xanthine chính là một loại enzyme trong cơ thể tham gia vào quá trình tạo ra axit uric được ghi nhận hàm lượng khá cao trong cơ thể của những người bị gout.
Y học cổ truyền cũng ghi nhận, lá tía tô có tính ấm, chống viêm và giảm đau rất tốt. Người bệnh sử dụng lá tía tô thường xuyên sẽ kiểm soát tốt các cơn đau do gút gây ra. Người bệnh có thể tận dụng lá tía tô theo nhiều cách khác nhau như:
- Bổ sung lá tía tô vào thực đơn hàng ngày bằng cách nấu canh, ăn sống hoặc ăn kèm với các món thịt cá.
- Nấu nước lá tía tô để uống thay cho trà hàng ngày. Ngoài ra, có thể dùng lá tía tô để giã nát, sao nóng và đắp trực tiếp lên vùng khớp đang bị tổn thương.
Bông cải xanh
Bông cải xanh hay súp lơ cung cấp cho chúng ta rất nhiều chất chống oxy hóa và có lượng nhân purin rất thấp. Người bệnh nên thường xuyên sử dụng bông cải xanh để bảo vệ sức khỏe cho các khớp xương. Ngăn chặn cá
c tác động của gốc tự do, axit uric cũng như các vi khuẩn gây tổn thương khớp. Bông cải xanh cũng là nguồn thực phẩm giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, loại rau này còn được biết đến với khả năng giải độc, thanh nhiệt cơ thể và tăng cường đào thải các axit uric trong cơ thể theo đường nước tiểu.
Khoai tây
Khoai tây không chỉ là nguồn nguyên liệu chế biến món ăn ngon miệng, khoai tây còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như sau: Kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe cho hệ tim mạch và kiểm soát tốt huyết áp. Khoai tây cũng được đánh giá rất có lợi cho những người mắc bệnh gút.
Theo đó, khoai tây có chứa hàm lượng lớn vitamin C, kali và kẽm khá dồi dào, Nhờ vậy, thực phẩm này giúp cơ thể trung hòa lượng axit uric để ức chế các phản ứng viêm xảy ra tại khớp xương bị gout. Bên cạnh đó, nhờ lượng vitamin D và canxi dồi dào, khoai tây còn phát huy khả năng tái tạo các tế bào xương cũng như làm cho xương khớp chắc khỏe hơn. Khi ăn khoai tây, người bệnh chú ý bỏ sạch phần vỏ và không ăn khoai tây đã mọc mầm.
Bí xanh
Trong bí xanh, thành phần chủ yếu là các hoạt chất lợi tiểu và nước, những hoạt chất đó giúp chúng ta đào thải một phần lượng axit uric ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, bí xanh cũng có đặc tính kiềm, phát huy khả năng hỗ trợ tối đa trong việc làm giảm nồng độ axit uric tự nhiên cho người bệnh. Qua đó, bệnh nhân sẽ hạn chế phụ thuộc vào các loại thuốc Tây.
Lá lốt
Một loại rau nữa chúng tôi muốn gợi ý với người bệnh gout chính là lá lốt. Lá lốt được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian và cả y học cổ truyền để chữa các bệnh về xương khớp, trong đó có gout. Đặc biệt, lá lốt cũng được y học hiện địa ghi nhận có hiệu quả giảm đau, chống viêm tự nhiên rất tốt. Vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng lá lốt để có thể hỗ trợ đẩy lùi những cơn đau nhức sưng viêm do gout.
Với nguồn nguyên liệu này, người bệnh có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Chả lá lốt, thịt băm lá lốt, trứng chiên lá lốt, cá rô đồng kho với lá lốt. Hoặc lá lốt cũng được sử dụng để nấu nước uống hàng ngày.
Một số lưu ý nhỏ cho bệnh nhân
Với các loại rau chúng tôi chia sẻ trên, người bệnh cần có cách sử dụng thích hợp, lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
- Kết hợp các món ăn mỗi ngày thật hợp lý, sử dụng với liều lượng phù hợp. Bệnh nhân không lạm dụng các món ăn.
- Bệnh nhân không kết hợp món ăn có hàm lượng purin cao như thịt bò, thịt dê, cá hồi, cá ngừ vào thực đơn dù có bổ sung các loại rau củ có lợi.
- Thực phẩm cần được chọn lựa kỹ, sử dụng rau củ sạch, chọn lựa rau củ tươi mới, tránh bảo quản quá lâu trong tủ lạnh.
- Nếu không biết nên sử dụng lượng thực phẩm bao nhiêu là đủ cho mỗi ngày, người bệnh có thể tham khảo sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ.
- Ngoài việc chú ý tới các loại rau củ nên và không nên sử dụng, bệnh nhân tránh dùng các chất kích thích, uống rượu bia, cà phê hay hút thuốc gây hại cho sức khỏe.
Trên đây là các gợi ý chúng tôi muốn chia sẻ với người bệnh khi thắc mắc bệnh gút kiêng rau gì và nên ăn rau gì. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp người bị gout dễ dàng hơn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống, hỗ trợ cải thiện thật tốt tình trạng viêm sưng do gout gây ra.
Xem thêm: Cẩm nang 15 câu hỏi về chữa trị và phòng tái phát ung thư vú