Là một trong số những bệnh lý về xương khớp, thoái hóa khớp gối khiến bệnh nhân thường bị đau nhức rất khổ sở. Bất cứ ai khi mắc phải căn bệnh này cũng đều mong muốn tìm kiếm giải pháp trị dứt điểm tình trạng này. Tuy nhiên, để làm được điều đó trước hết người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân và biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Bệnh thoái hóa khớp gối thường có diễn biến âm thầm, ít triệu chứng rõ rệt nên rất khó phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu. Biểu hiện sớm nhất của thoái hóa khớp gối là những cơn đau ở mặt trước khớp gối.
Khi vận động hoặc co duỗi thấy có tiếng kêu lạo xạo. Tuy nhiên nhiều người lại chủ quan trước những dấu hiệu đó. Đến khi bệnh trở nặng và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, tác động không nhỏ đến việc sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh mới phát hiện ra.
Hiểu một cách đơn giản, thoái hóa khớp gối chính là tình trạng tổn thương phần sụn khớp, khớp bị viêm đồng thời lượng dịch nhờn ở khớp gối cũng bị giảm đi đáng kể. Tỷ lệ bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy mọi người cần hiểu đúng, hiểu đủ về chứng bệnh này để từ đó hạn chế nguy cơ mắc phải.
Nguyên nhân gây thoái hóa
Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, cụ thể đó là:
- Do tuổi tác: Bắt đầu từ độ tuổi trung niên, việc tổng hợp của sụn khớp dần có sự suy giảm. Lượng dịch nhờn ở khớp gối cũng không kịp sản sinh để nuôi dưỡng quá trình hoạt động của khớp gối.
- Do chế độ ăn uống và sinh hoạt: Việc ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học đã khiến cho túi hoạt dịch không thể tiết ra được lượng chất nhờn cần thiết. Hay những đối tượng sử dụng bia rượu nhiều cũng khiến cho sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.
- Do giới tính: So với nam giới, các chị em phụ nữ có nguy cơ mắc phải các bệnh lý về xương khớp cao hơn, nhất là phụ nữ trong độ tuổi từ 50 tuổi trở lên. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng chị em nữ giới thường đi giày cao gót đã tạo áp lực trực tiếp lên phần sụn khớp. Ngoài ra dây chằng trước của khớp gối nữ cũng yếu hơn so với cánh mày râu.
- Do cân nặng: Khi bị béo phì, thừa cân, các bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối. Do lúc này toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên hai khớp gối nên phần sụn khớp sẽ nhanh bị hao mòn theo thời gian. Người ta cũng đã chứng minh được rằng với những người bị béo phì, chỉ cần giảm 5kg sẽ giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh.
- Do di truyền: Các nghiên cứu khoa học mới nhất đã chỉ ra bệnh thoái hóa khớp gối có thể di truyền. Tức là nếu thế hệ trước bị bệnh thì rất có thể sau này con cái cũng gặp vấn đề về xương khớp như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm…
- Do chấn thương: Việc rủi ro bị tai nạn hoặc bất cẩn khi chơi thể thao cũng có thể làm giãn – đứt dây chằng, gãy xương bánh chè… từ đó dẫn đến lệch trục khớp, sau đó gây ảnh hưởng không tốt tới khớp gối.
- Do tác dụng phụ của thuốc tân dược: Trong quá trình sử dụng các loại thuốc tân dược, nếu thành phần của thuốc có chứa nhiều corticoid cũng có nguy cơ cao gây thoái hóa khớp gối.
- Do các bệnh lý khác: Khi không may mắc phải các chứng bệnh như tiểu đường, hội chứng rối loạn chuyển hóa, viêm khớp dạng thấp…. thì rất có thể các bạn cũng sẽ phải đối diện với nguy cơ bị thoái hóa khớp gối do biến chứng từ các căn bệnh này.
Triệu chứng khi mắc bệnh
Khi khởi phát, bệnh nhân sẽ thấy cơ thể có những triệu chứng thoái hóa khớp gối điển hình như:
- Tại khu vực đầu gối xuất hiện những cơn đau. Mức độ
ban đầu có thể âm ỉ nhưng sau đó cường độ sẽ ngày càng tăng lên. Mức độ đau cũng phụ thuộc vào việc bệnh nhân vận động nhiều hay ít. Kèm theo đó là hiện tượng đầu gối có tiếng kêu lạo xạo, lục cục khi di chuyển. - Khi thời tiết trở lạnh hoặc vào các buổi sáng, bệnh nhân đôi khi có hiện tượng co cứng khớp gối. Bệnh nhân cử động khó khăn hoặc có thể không cử động được, mà phải để sau 10 – 15 phút xoa bóp cơ khớp mới giãn ra.
- Việc di chuyển, đi lại của bệnh nhân gặp khó khăn.
- Phần đầu gối bị sưng, tấy đỏ.
- Một số trường hơp có thể bị teo ổ khớp hoặc biến dạng khớp gối.
Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cảnh báo người bệnh nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu thoái hóa khớp gối kể trên thì hãy nhanh chóng đi khám để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị bệnh
Sau khi xác định tình trạng thoái hóa của khớp gối bằng các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp với từng trường hợp cụ thể.
Bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra cũng như theo dõi sát sao các biểu hiện của cơ thể và tái khám định kỳ theo lịch hẹn.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng Tây y
Trong số các phương pháp điều trị bệnh, thuốc Tây vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh. Đối với những trường hợp bị thoái hóa khớp gối cũng vậy.
Nhờ tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh chóng nên nhiều bệnh nhân đã chọn lựa điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và cơ địa bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một trong số các loại thuốc sau:
- Thuốc kháng viêm: Aspirin, Diclofenac…
- Thuốc giảm đau
- Thuốc giãn cơ
- Các loại vitamin nhóm B
- Thuốc tiêm Corticoid
Thuốc Tây có tác dụng nhanh lại tiện lợi, giúp bệnh nhân tiết kiệm rất nhiều thời gian khi dùng. Tuy nhiên nó cũng có những mặt hạn chế nhất định vì vậy mọi người cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi dùng. Đặc biệt, nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa bệnh như mong muốn.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam thực chất là sử dụng các thảo dược để chữa trị. Cách chữa bệnh này vừa lành tính, an toàn lại thực hiện nhanh chóng, đơn giản nên phù hợp với nhiều người. Mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc Nam chữa bệnh dưới đây:
- Bài thuốc chữa với đinh lăng
Dùng 50g rễ cây đinh lăng rửa sạch. Cho vào sắc cùng 1 lít nước đến khi nước cạn còn khoảng 2 bát nước thì chắt ra chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa từ lá lốt
Lấy 1 nắm lá lốt cùng 1 nắm rễ cây vòi voi rửa sạch. Cho cả 2 nguyên liệu này sao vàng. Tiếp đến cho vào sắc cùng 3 bát nước đến khi cạn còn khoảng 1 bát thì chắt ra để uống. Nên uống nóng để tăng hiệu quả cho bài thuốc.
- Bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối từ cây hoa trinh nữ
Để loại bỏ các cơn đau nhức do thoái hóa xương khớp gây nên, bạn có thể lấy rễ cây xấu hổ thái mỏng, rửa sạch sau đó tẩm rượu và sao lên cho thơm. Tiếp đến, sắc với 500ml nước, cô đặc rồi để nguội. Mỗi ngày sử dụng 1 thìa pha cùng nước ấm để uống.
Điều trị thoái hóa khớp gối theo Đông y
Hiện nay đa phần các bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối mới chỉ phần nào cải thiện được triệu chứng bệnh. Sau đó bệnh lại tái phát khi ngưng thuốc. Chưa bài thuốc nào giải quyết được dứt điểm các vấn đề của thoái hóa khớp gối.
Để cải thiện vấn đề này, các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang với mục tiêu điều trị thoái hóa khớp gối toàn diện. Và đây cũng là bài thuốc Đông y chữa xương khớp được hàng nghìn bệnh nhân tin dùng trong thời gian gần đây.
Nhất Nam Cốt Vương Thang là bài thuốc được sưu tầm, nghiên cứu và phát triển từ bài thuốc gốc của Thái Y Viện triều Nguyễn, được lưu trữ trong cuốn Châu bản triều Nguyễn, Ngự dược nhật ký. Bài thuốc được đội ngũ chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền, đứng đầu là Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc sưu tầm và nghiên cứu.
Hiện tại bài thuốc được ứng dụng rộng rãi tại Nhất Nam Y Viện (đơn vị ứng dụng các bài thuốc được sưu tầm, nghiên cứu từ Thái Y Viện triều Nguyễn vào điều trị bệnh) trong điều trị các bệnh về xương khớp: Thoái hoá khớp, thoái hoá khớp gối, thoái hoá cột sống, thoái hoá đốt sống cổ, thoái hoá cột sống thắt lưng, viêm khớp gối, viêm khớp háng, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm… với những kết quả tuyệt vời.
Có được những kết quả đó là nhờ quá trình nghiên cứu miệt mài của đội ngũ chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc cùng với đơn vị Nhất Nam Y Viện.
Bên cạnh đó, Nhất Nam Cốt Vương Thang còn là bài thuốc độc đáo nhất khi có sự kết hợp của 3 bài thuốc riêng biệt trong một bài thuốc tổng thể nhằm điều trị cho các nhóm bệnh xương khớp khác nhau (vì nếu dùng chung 1 bài thuốc để điều trị cho tất cả các bệnh về xương khớp sẽ không mang lại hiệu quả cao nhất).
Cụ thể, Nhất Nam Cốt Vương Thang bao gồm 3 bài thuốc nhỏ kết hợp lại đó là:
- Bài 1: Bổ Can Tiêu Độc
Thành phần: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Hồng hoa, Ké đầu ngựa, Đơn đỏ, Nhân trần….
Công dụng: Giải độc, tiêu viêm, trị đau nhức cơ, mỏi xương – khớp, giảm sưng đau, phù nề…
- Bài 2: Thấp diệu phương
Thành phần: Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, Thiên niên kiện, Ngưu tất, Mộc qua…
Công dụng: Trừ thấp, bổ thận, hành khí, hoạt huyết. Trị các chứng sưng tê, nhức, mỏi cơ, đau dây thần kinh do lạnh, thấp trệ….
- Bài 3: Dưỡng cốt bổ thận
Thành phần: Hầu vĩ tóc, Hải phong đằng, Cẩu tích, Tục đoạn, Đỗ trọng, Ba kích, Xuyên khung….
Công dụng: Bổ thận, bổ khí huyết, trị chứng đau nhức, mỏi cơ – xương – khớp do phong – thấp – nhiệt, đau mỏi ngang lưng, tiểu tiện nhiều lần trong ngày.
Khi vào cơ thể, các thành phần trong Nhất Nam Cốt Vương Thang giúp tiêu viêm, khu phong tán hàn và phục hồi những tổn thương tại khớp gối. Điểm đặc biệt của thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang là sử dụng tiện lợi. Khi dùng chỉ cần pha cùng nước sôi là có thể uống được. Mọi người chỉ cần kiên trì sử dụng sẽ nhanh chóng có kết quả như ý.
Theo kết quả khảo sát, trên 90% bệnh nhân phản hồi rất tốt về kết quả điều trị bằng thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang:
- Cảm giác đau, sưng tấy khớp gối giảm rõ rệt sau 7 – 10 ngày dùng thuốc.
- Sau 2 – 3 tuần tiếp theo các triệu chứng bệnh giảm rõ rệt, sụn khớp ở đầu gối phục hồi mạnh mẽ.
- Bệnh nhân sử dụng thêm 1-2 liệu trình sẽ hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát trở lại đồng thời khớp gối cũng vận động dẻo dai hơn.
Lưu ý khi bị thoái hóa khớp gối
Song song với quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối, nhiều người cũng cần biết một số thông tin hữu ích dưới đây để hỗ trợ tốt nhất cho công cuộc đẩy lùi căn bệnh xương khớp khó chịu này.
Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ?
Thoái hóa khớp gối gây nhiều đau đớn, khổ sở cho người bệnh, nhất là trong việc di chuyển. Chính điều này lại càng làm cho khớp kém linh hoạt. Các bộ phận như dây chằng, cơ theo đó cũng bị co căng theo. Mức độ thoái hóa khớp gối theo thời gian càng trở nên phức tạp và khó điều trị.
Trước những biểu hiện bệnh như vậy, nhiều người băn khoăn không biết bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Các bác sỹ chuyên khoa xương khớp khẳng định đi bộ là việc làm cần thiết nhưng phải thực hiện đúng cách. Khi đi bộ, nên đi chậm rãi, thong thả.
Khoảng cách mỗi bước chân nên trong khoảng 2 bàn chân, không nên sải bước quá dài hay với tốc độ nhanh. Mỗi ngày chỉ nên dành 20 – 30 phút để đi bộ. Thời gian như vậy sẽ phù hợp, vừa sức để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp đồng thời tăng cường sức mạnh cho đôi chân.
Nếu trong quá trình đi bộ, các bạn thấy có những biểu hiện bất thường như đau nhiều, sưng tấy… thì hãy dừng ngay việc đi bộ và tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để có những điều chỉnh kịp thời.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Chế độ ăn uống có vai trò rất lớn đến việc điều trị và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối. Theo đó khi bị bệnh, mọi người nên ăn những loại thực phẩm dưới đây:
- Các loại cá: Nhất là các loại cá chứa nhiều axit béo omega 3, bởi đây là một thành phần giúp kháng viêm rất tốt. Các loại cá chứa nhiều omega 3 như: Cá ngừ, cá trích, cá hồi…. Nên ăn 2 – 3 bữa cá/tuần.
- Thịt lợn và thịt gia cầm: Các loại thịt được nuôi hữu cơ giúp bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể.
- Các thực phẩm giàu canxi: Tăng cường các thực phẩm giàu canxi sẽ giúp tăng lượng canxi cho cơ thể, rất tốt cho xương khớp.
- Các chất béo lành mạnh: Tiêu biểu là dầu dừa, dầu oliu nguyên chất, bơ thực vật… giúp kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen – thành phần protein chính cấu thành nên sụn, gân và xương.
- Các loại thực vật và hoa quả: Các bạn nên tăng cường sử dụng các loại ngũ cốc, các loại hạt, rau xanh và hoa quả tươi vào chế độ ăn hàng ngày qua đó tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, giúp các khớp gối hoạt động dẻo dai hơn.
Mong rằng những thông tin hữu ích kể trên về tình trạng thoái hóa khớp gối sẽ giúp độc giả có được những kiến thức bổ ích về một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay từ đó chủ động phòng tránh, phát hiện và điều trị sớm nếu mắc bệnh.
Xem thêm: Bệnh gai cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cùng cách chữa trị