Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Chứng mất ngủ ở người cao huyết áp: Điều trị và lưu ý

Theo các chuyên gia, việc mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng huyết áp và ngược lại huyết áp cao sẽ gây ra chứng mất ngủ. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở những người trưởng thành, người lớn tuổi. Vậy làm thế nào để điều trị chứng mất ngủ ở người cao huyết áp? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Huyết áp là gì? Khi nào thì được xem là cao huyết áp?

Định nghĩa huyết áp là áp lực máu vừa đủ để tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra bởi sức cản của động mạch và lực co bóp của tim.

Huyết áp sẽ được thể hiện bằng 2 chỉ số, đơn vị đo là minilet thủy ngân (mmHg):

Huyết áp như thế nào là huyết áp cao?

Thông thường, để đánh giá huyết áp đang ở tình trạng nào thì người ta sẽ dựa vào 2 chỉ số là huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Ngoài ra, còn phải dựa vào khoảng cách giữa 2 chỉ số, nếu khoảng cách giữa 2 chỉ số này càng cao thì chứng tỏ huyết áp của người đó đang ở mức an toàn. Và ngược lại khoảng cách càng nhỏ thì càng có nguy cơ gặp nhiều biến chứng.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, nếu một người có mức huyết áp bình thường thì kết quả sau khi đo sẽ dưới 120/80 mmHg. Điều này chứng tỏ người đó có một sức khỏe tốt, tốc độ máu lưu thông và bơm máu đều. Cụ thể như sau:

Ngoài ra, theo các chuyên gia thì đối với một người bình thường, huyết áp vào ban ngày sẽ cao hơn so với ban đêm. Vào thời điểm từ 1 – 3 giờ sáng là lúc huyết áp xuống thấp nhất và từ 8 – 10 giờ sáng là huyết áp lên cao nhất.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ đó là ở người cao tuổi bị tăng huyết áp, huyết áp thường tăng bất chợt vào buổi chiều. Ngoài ra, huyết áp cũng có thể tăng nhất thời vào mỗi khi vận động mạnh, tiêu hao thể lực, thần kinh căng thẳng như tức giận, stress, xúc động mạnh…và đặc biệt là bị bệnh mất ngủ, ngủ ít cũng có thể làm tăng huyết áp.

Bảng tham khảo chỉ số huyết áp ở người

Ngược lại với những điều này thì khi cơ thể thoải mái, thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ 8 tiếng/ngày thì huyết áp sẽ tự điều chỉnh về mức bình thường. Những trường hợp tăng huyết áp bất chợt và âm thầm này thường xảy ra ở những người trẻ nhiều hơn.

Còn đối với người cao tuổi, có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp lâu năm thì sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như chóng mặt, choáng váng, bồn chồn, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị giật mình…

Mối liên hệ giữa chứng mất ngủ và bệnh cao huyết áp

Tình trạng mất ngủ diễn ra khi người bệnh hoàn toàn không thể nhắm mắt ngủ hoặc ngủ rất ít khoảng 1 – 3 tiếng/ngày. Đối với một người bình thường, mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, không đủ năng lượng cho ngày mới, còn đối với người bị huyết áp cao nếu thiếu ngủ sẽ làm suy nhược thần kinh, huyết áp ngày càng tăng cao hơn và rất khó hạ xuống.

Thế nên chứng mất ngủ và bệnh cao huyết áp có liên hệ mật thiết với nhau. Bởi huyết áp là áp lực của máu trong thành mạch, chịu tác động bởi lực co bóp của cơ tim. Khi thức tim và mạch máu phải hoạt động không ngừng nghỉ để đưa máu đi nuôi khắp cơ thể, còn khi ngủ tim sẽ được nghỉ ngơi vì phải ít hoạt động hơn.

Chính vì vậy, khi bị rối loạn giấc ngủ, ngủ ít, khó ngủ, ngủ không sâu giấc sẽ khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của huyết áp. Thức liên tục khiến tim và tất cả các cơ quan khác không được nghỉ ngơi, thần kinh mệt mỏi dẫn đến huyết áp tăng cao, thậm chí là xảy ra tình trạng tăng huyết áp kịch phát, nếu có sẵn bệnh lý nền là tim mạch thì càng nguy hiểm.

Ngược lại, việc tăng huyết áp cũng sẽ gây ra rối loạn giấc ngủ, rối loạn tuần hoàn não (rối loạn tiền đình). Tình trạng này xuất hiện với các triệu chứng như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt và mất ngủ. Càng không ngủ được thì huyết áp lại càng tăng cao, ảnh hưởng đến tim mạch. Cứ như vậy, bệnh kéo dài sẽ càng làm gia tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ…

Cách điều trị chứng mất ngủ ở người cao huyết áp

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc ngủ không đủ giấc cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như mắc bệnh tim mạch, thừa cân, tiểu đường, ung thư vú ở phụ nữ và đặc biệt là tăng huyết áp.

Và để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần có một lộ trình điều trị rõ ràng:

Kiểm soát huyết áp ở mức an toàn

Huyết áp phải luôn nằm trong khoảng dưới 140/90mmHg, đối với người cao tuổi có tiền sử bị đái tháo đường thì phải giữ ở mức 130/80mmHg. Để làm được điều này thì bắt buộc phải nhờ đến sự hỗ trợ từ thuốc.

Thuốc huyết áp phải được kê đơn và có sự chỉ định kê đơn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc phải tuân thủ liều dùng, không tự ý tăng thêm, giảm xuống hoặc đổi thuốc. Uống đều đặn mỗi ngày không được ngừng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

Cải thiện giấc ngủ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều chỉnh huyết áp thì áp dụng các cách cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng sẽ giúp hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp. Để ngủ ngon hơn, bạn cần lưu ý:

Cải thiện giấc ngủ và kiểm soát chỉ số huyết áp là điều cần làm để điều trị bệnh

Chế độ ăn uống khoa học

Thường xuyên vận động

Sự vận động tích cực vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ và ổn định huyết áp. Vì vậy, mỗi ngày chỉ cần 30 phút – 1 tiếng đồng hồ tập thể dục, đi dạo sau bữa cơm tối vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa vừa giúp dễ ngủ hơn vào buổi đêm.

Tinh thần thoải mái

Một tinh thần lạc quan, yêu đời, thư giãn, không âu lo, stress chính là chìa khóa cho mọi bệnh tật. Chỉ cần những người bị cao huyết áp luôn thoải mái tinh thần, đầu óc thảnh thơi thì chắc chắn huyết áp sẽ ổn định và kéo theo đó là không còn tình trạng mất ngủ.

Ngoài ra, để đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất trong quá trình điều trị chứng mất ngủ ở người cao huyết áp thì người bệnh cần ghi nhớ:

Thường xuyên đo huyết áp để kiểm soát nồng độ ở mức an toàn

Gợi ý 9 cách dân gian điều trị chứng mất ngủ ở người cao huyết áp

Bên cạnh việc sử dụng thuốc huyết áp hay cải thiện giấc ngủ thì người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại dược liệu trong tự nhiên để hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ này.

  1. Cho 1 thìa giấm vào trong ly nước lọc. Khuấy đều và uống sẽ giúp dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
  2. Sử dụng các loại dược liệu như hạt sen, bách hợp, long nhãn nấu với ngũ cốc thành cháo. Kiên trì áp dụng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ rất tốt.
  3. Dùng tinh bột củ sen hoặc củ sen tươi hầm chín giã nhuyễn trộn với mật ong để ăn.
  4.  Nhãn nhục, táo đỏ mỗi thứ 10g kết hợp với 1 quả trứng gà hấp, ăn mỗi ngày 1 lần.
  5. Một quả tim heo sơ chế sạch, cho thêm nhân sâm, đương quy mỗi thứ 25g. Đem hấp chín và xắt ra ăn, uống cả phần nước canh để đạt hiệu quả tốt hơn.
  6. 50g rễ cây chuối, 100g thịt lợn nạc, nêm gia vị vừa ăn rồi nấu lên cho chín. Kiên trì sử dụng sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.
  7. Tương rau diếp bùn hòa tan trong một cốc nước rồi uống. Loại tương này có tác dụng an thần hiệu quả nên chắc chắn sẽ giúp cải thiện giấc ngủ tốt.
  8. Đặt trên đầu giường ngủ vỏ quýt hay cam để tạo hương thơm dịu nhẹ, giúp trấn làm dịu hệ thần kinh, dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  9. Hành tây xay nhuyễn, cho vào bình đậy chặt nắp lại, trước khi đi ngủ thì ngửi một hơi và thường thì khoảng 15 phút sau sẽ dễ chìm vào giấc ngủ.

Hy vọng rằng với những thông tin về cách điều trị chứng mất ngủ ở người cao huyết áp ở trên sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để kiểm soát căn bệnh cao huyết áp và cải thiện giấc ngủ hiệu quả nhất. Chúc thành công.

Có thể bạn quan tâm: Top 10 loại máy đo huyết áp được đánh giá tốt và chính xác hiện nay

Nguồn: https://ihs.org.vn/chung-mat-ngu-o-nguoi-cao-huyet-ap-38683.html

Xem thêm: Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì giúp bệnh mau khỏi?

Rate this post
Exit mobile version