Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa, hư tổn, có dấu hiệu phình lồi và nứt rách bao xơ khiến nhân nhầy thoát vị ra bên ngoài. Bệnh lý này là hệ quả của quá trình thoái hóa sinh lý (ảnh hưởng của tuổi tác) và thoái hóa bệnh lý (chấn thương, thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học,…).

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là một trong những bộ phận cấu thành cột sống giữ chức năng phân tán lực và giúp cơ thể vận động nhịp nhàng, uyển chuyển. Bộ phận này được cấu tạo từ các thớ sợi xếp theo vòng tâm, bên trong chứa nhân nhầy gelatin.

Bao xơ đĩa đệm được cấu tạo từ các sợi collagen có độ dẻo dai và tính đàn hồi cao. Chức năng của bao xơ là bảo vệ nhân keo bên trong, giúp ổn định cấu trúc cột sống, chống lại lực từ trọng lượng cơ thể và một số hoạt động.

Nhân keo nằm bên trong bao xơ không có màu, hơi nhầy với thành phần chủ yếu là các proteoglycans như hyaluronic acid, chondroitin sulphate, kratos sulphate và dermatan sulphate. Nhân keo có tính ngậm nước cao nhằm giúp đĩa đệm trở nên đàn hồi và chịu lực tốt hơn. Tuy nhiên theo thời gian, nhân keo mất nước dần dẫn đến tình trạng đĩa đệm bị xẹp, phồng và thoái hóa.

Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ y tế đề cập đến tình trạng đĩa đệm bị thoái hóa, tổn thương, giảm khả năng đàn hồi và phồng lồi bất thường. Theo thời gian, bao xơ đĩa đệm có thể bị nứt rách hoàn toàn khiến nhân keo thoát ra bên ngoài gây chèn ép dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan xung quanh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào nhưng thường gặp nhất ở vùng cổ và thắt lưng. Thực tế cho thấy, bệnh lý này hiếm khi khởi phát đơn độc mà thường đi kèm với bệnh thoái hóa cột sống. Số liệu từ Bộ y tế cho thấy, có khoảng 30% dân số nước ta mắc phải bệnh lý này, trong đó ảnh hưởng chủ yếu đến người từ 30 – 55 tuổi.

Tương tự các bệnh xương khớp mãn tính khác, thoát vị đĩa đệm chủ yếu là hệ quả của quá trình lão hóa, chấn thương và một số yếu tố cộng hưởng khác. Bệnh có tính chất dai dẳng, tiến triển âm thầm và khó điều trị hoàn toàn.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm không có tính đồng nhất. Mức độ và biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, vị trí đĩa đệm tổn thương và khả năng chống chịu của từng cá thể.

Thông thường ở giai đoạn mới phát, bệnh hầu như không gây ra các triệu chứng điển hình và rõ ràng. Tuy nhiên khi nhân nhầy thoát ra bên ngoài và gây chèn ép rễ thần kinh, cột sống có thể bị suy giảm chức năng và đau nhức dữ dội.

Thoát vị đĩa đệm thường gây đau ở vùng cổ, thắt lưng, tê bì, ê mỏi và giảm khả năng vận động

Các triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

Các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra thường khởi phát thành từng đợt, kéo dài khoảng vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên nếu đĩa đệm bị tổn thương nặng, các triệu chứng có thể xuất hiện với mức độ nghiêm trọng và tần suất thường xuyên hơn.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là hệ quả của quá trình thoái hóa sinh học (ảnh hưởng của tuổi tác) và thoái hóa bệnh lý (chấn thương, rối loạn chuyển hóa, thói quen sinh hoạt,…). Thực tế cho thấy, các bệnh xương khớp mãn tính đang cho xu hướng trẻ hóa do tác động từ lối sống thiếu lành mạnh.

Thoát vị đĩa đệm là hệ quả của quá trình thoái hóa tự nhiên và thoái hóa bệnh lý

Các nguyên nhân thường gặp gây thoát vị đĩa đệm bao gồm:

1. Tuổi tác

Khi tuổi tác cao, cơ thể phải đối mặt với quá trình lão hóa. Quá trình này khiến các cơ quan – bao gồm cả đĩa đệm và đốt sống bị tổn thương, suy yếu và thoái hóa dần theo thời gian. Lúc này, đĩa đệm có xu hướng giảm độ đàn hồi, kém dẻo dai nên dễ bị tổn thương khi có tác động cơ học (mang vác nặng, chấn thương,…).

Các nghiên cứu khoa học đều nhận thấy, hầu hết các bệnh xương khớp mãn tính đều có mối liên hệ mật thiết với yếu tố tuổi tác. Chính vì vậy, người trung niên và cao tuổi thường có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn so với trẻ nhỏ và người trẻ tuổi.

2. Chấn thương

Đĩa đệm là cơ quan phân tán lực và nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Khi có tác động cơ học mạnh, bao xơ có thể bị nứt, rách khiến nhân nhầy thoát ra bên ngoài.

Chấn thương có thể khiến đĩa đệm bị tổn thương, suy yếu và gây nứt rách bao xơ

Khác với các nguyên nhân thông thường, thoát vị đĩa đệm do chấn thương thường tiến triển nhanh, khởi phát triệu chứng đột ngột và có mức độ nặng.

3. Thói quen sinh hoạt, lao động

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cũng có thể là hệ quả do thói quen sinh hoạt và lao động thiếu khoa học. Thực tế cho thấy, người có vấn đề về cột sống thường duy trì các tư thế ngồi, đứng, nằm sai lệch trong thời gian dài, mang vác nặng, lao động quá mức,…

Các thói quen này đều làm tăng áp lực lên cột sống khiến đĩa đệm bị đè nén, xơ hóa và giảm dần độ đàn hồi. Thói quen sinh hoạt, lao động thiếu khoa học có thể cộng hưởng với quá trình thoái hóa tự nhiên gây thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý cột sống khác.

4. Ảnh hưởng của các bệnh xương khớp

Đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách và hư tổn có thể xảy ra do ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp, lao cột sống, thoái hóa cột sống, tiểu đường, gút, gai đôi cột sống, loãng xương,…

Các bệnh lý này có thể khiến cấu trúc cột sống mất cân bằng, làm tăng áp lực lên đĩa đệm khi vận động và gây hư tổn, thoái hóa cơ quan này. Thực tế cho thấy, thoát vị đĩa đệm hiếm khi khởi phát đơn độc mà thường đi kèm với thoái hóa cột sống và gai cột sống.

5. Một số yếu tố rủi ro khác

Ngoài các nguyên nhân chính trên, nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cũng có thể tăng lên khi có những yếu tố rủi ro sau:

Thừa cân – béo phì là một trong những yếu tố thuận lợi gây thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh xương khớp mãn tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh lý này có tiến triển âm thầm, dai dẳng và khó nhận biết ở giai đoạn mới phát – trừ trường hợp xảy ra do chấn thương, tai nạn.

Do cơ chế bệnh sinh có mối liên hệ mật thiết với quá trình thoái hóa nên việc điều trị thoát vị đĩa đệm còn gặp nhiều hạn chế. Hiện nay, các phương pháp điều trị chỉ giúp cải thiện triệu chứng, ổn định cấu trúc cột sống và phục hồi chức năng vận động.

Đĩa đệm thoát vị có thể chèn ép lên dây thần kinh gây rối loạn cảm giác và giảm khả năng vận động

Mặc dù hiếm khi đe dọa đến sức khỏe nhưng thoát vị đĩa đệm kéo dài có thể gây ra các biến chứng như:

Ngoài ra, tổn thương ở đĩa đệm còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, chất lượng cuộc sống và hiệu suất lao động. Hơn nữa, cơn đau khởi phát thường xuyên còn gây ra tâm lý lo lắng, bứt rứt, mệt mỏi và suy nhược.

Các kỹ thuật chẩn đoán

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thường không có tính điển hình cao – đặc biệt là ở giai đoạn mới phát. Vì vậy để chẩn đoán chính xác bệnh lý, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các kỹ thuật sau:

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là kỹ thuật có giá trị cao nhất đối với chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Mục tiêu chính của việc điều trị thoát vị đĩa đệm là cải thiện cơn đau, phục hồi chức năng vận động, bảo tồn đĩa đệm bị thoái hóa và ngăn ngừa biến chứng.

Điều ưu tiên luôn là các phương pháp bảo tồn như nghỉ ngơi, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, thay đổi lối sống,… Tuy nhiên đối với trường hợp tổn thương đĩa đệm nặng và không có đáp ứng với điều trị bảo tồn, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật.

1. Sử dụng thuốc & nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi và sử dụng thuốc được chỉ định trong trường hợp đĩa đệm phồng, lồi, bao xơ chưa nứt rách và chưa xuất hiện các triệu chứng chèn ép dây thần kinh có mức độ nặng. Mục tiêu của các phương pháp này là cải thiện cơn đau, giảm các triệu chứng đi kèm và ổn định cấu trúc cột sống.

Chế độ nghỉ ngơi đối với người bị thoát vị đĩa đệm:

Ngoài chế độ nghỉ ngơi, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với sử dụng thuốc để giảm đau, tê bì, cứng cổ và một số đi kèm.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống viêm, giãn cơ,… để cải thiện cơn đau và các triệu chứng đi kèm

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

Các loại thuốc làm giảm triệu chứng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Lạm dụng các loại thuốc này có thể gây tổn thương lên dạ dày, gan, thận và một số cơ quan nội tạng khác. Ngược lại, các loại thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm thường được sử dụng liên tục trong thời gian dài.

2. Vật lý trị liệu

Sử dụng thuốc chỉ giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng và hỗ trợ phục hồi đĩa đệm bị tổn thương. Vì vậy bác sĩ thường chỉ định phối hợp với vật lý trị liệu nhằm hạn chế tần suất dùng thuốc, cải thiện và phục hồi khả năng vận động.

Mang đai lưng giúp giảm áp lực lên đĩa đệm và cải thiện mức độ chèn ép lên dây thần kinh

Các biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, bao gồm:

Vật lý trị liệu thường cho hiệu quả chậm hơn so với sử dụng thuốc. Tuy nhiên tác động từ phương pháp này giúp phục hồi chức năng cột sống rõ rệt và đem lại hiệu quả lâu dài.

3. Các phương pháp bảo tồn khác

Đối với thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn mới phát (phồng đĩa đệm), bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng sóng radio, laser và tế bào gốc.

4. Phẫu thuật trị thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật trị thoát vị đĩa đệm là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp bảo tồn không đem lại hiệu quả. Ngoài ra, can thiệp ngoại khoa cũng được chỉ định trong trường hợp bao xơ nứt rách hoàn toàn, nhân nhầy thoát vị di trú, đã xuất hiện các triệu chứng chèn ép dây thần kinh nặng và giảm khả năng vận động nghiêm trọng.

Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi điều trị bảo tồn thất bại

Tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật ngoại khoa như:

Mục tiêu chính của can thiệp ngoại khoa là loại bỏ nhân nhầy bị thoát vị, cải thiện khả năng vận động và bảo tồn rễ thần kinh. Mặc dù phẫu thuật đem lại cải thiện rõ rệt hơn so với điều trị bảo tồn, tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng. Hơn nữa, can thiệp ngoại khoa có khả năng tái phát với tỷ lệ 1% trong năm đầu tiên và 4% trong 10 năm tiếp theo tại vị trí cũ.

Có thể thấy rằng mỗi phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm trên đều có những ưu, nhược điểm, việc lựa chọn phương pháp tối ưu tùy theo tính chất tổn thương bệnh. Tốt nhất bạn nên sớm đến bệnh viện, phòng khám uy tín để thăm khám và tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.

5. Sử dụng thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm

Thời gian gần đây, cùng với phong trào “quay về tự nhiên” ngày càng nhiều người bệnh lựa chọn cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y. Bởi Đông y chữa bệnh theo cơ chế CHẬM MÀ CHẮC, sử dụng các loại thảo dược tự nhiên triệt tiêu tận gốc bệnh giúp bệnh một đi không trở lại.

Là một trong những bài thuốc lâu đời, từng ứng dụng thành công trong điều trị thoát vị đĩa đệm cho hàng chục nghìn người Việt Nam trong suốt 150 năm, Bài thuốc Nam đặc trị Xương Khớp Đỗ Minh trở thành lựa chọn hoàn hảo cho những ai bị thoát vị đĩa đệm.

Phác đồ điều trị 4 trong 1 Đỗ Minh Đường – giải quyết nhanh triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Áp dụng nguyên tắc điều trị bệnh xương khớp của Đông y là: Bổ gan, thận và lưu thông khí huyết nuôi gân, bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường sử dụng cùng lúc 4 chế phẩm nhỏ, gồm:

Mỗi bài thuốc được bào chế từ 20 – 30 loại thảo dược trong nước, điển hình như: dây đau xương, vương cốt đằng, phục linh, quế chi… và gia giảm chúng theo Tỷ lệ VÀNG, mang lại công dụng:

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng sử dụng chung một liệu trình gồm 4 bài thuốc mà dựa vào thể trạng cũng như thể bệnh của từng người mà lương y sẽ đưa ra liệu trình phù hợp

Để biết chính xác liệu trình phù hợp của mình, người bệnh nên đặt lịch khám để được lương y Đỗ Minh Tuấn khám và chẩn bệnh kỹ lưỡng: Đặt lịch qua Hotline 024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội); 028 3899 1677 – 0938 449 768 (TP. Hồ Chí Minh) hoặc truy cập vào website: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường; Nhắn tin tới Fanpage: Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường.

Điểm mạnh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Lương y Đỗ Minh Tuấn, giám đốc hệ thống nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: “Bên cạnh phác đồ điều trị toàn diện, nhà thuốc chúng tôi còn không ngừng nghiên cứu và xây dựng vùng dược liệu sạch đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Từ đó mang tới nguồn nguyên liệu sạch, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh.

Hiện tại Đỗ Minh Đường sở hữu 3 vườn dược liệu sạch tại:

Đặc biệt, hiện tại nhà thuốc Đỗ Minh đang triển khai chương trình sắc thuốc MIỄN PHÍ cho toàn bộ bệnh nhân mua thuốc tại nhà thuốc. Theo đó, dược liệu sau khi được thu hái sẽ được sơ chế, loại bỏ bộ phận không cần thiết và đưa vào sơ chế thuốc thành dạng cao, đựng trong các hộp thủy tinh hợp vệ sinh, sử dụng tiện lợi.

Chính nhờ những ưu điểm có 1 – 0 – 2 trên mà nghệ sĩ Xuân Hinh – “Vua hài đất Bắc” đã quyết định lựa chọn Đỗ Minh Đường để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Kết quả sau 2 tháng uống thuốc kết hợp châm cứu bấm huyệt, nghệ sĩ Xuân Hinh đã có thể nói lời “tạm biệt” với căn bệnh xương khớp mãn tính này.

[ĐỪNG BỎ LỠ: NGHỆ SĨ XUÂN HINH CHIA SẺ BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM]

Một số lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp mãn tính nên rất khó điều trị hoàn toàn. Vì vậy bên cạnh các phương pháp y tế, cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và thực hiện song song với các biện pháp hỗ trợ để tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh.

Nên phối hợp với chế độ luyện tập, ăn uống và sinh hoạt khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý cột sống thường gặp. Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, làm giảm hiệu suất làm việc, tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống. Vì vậy, cần chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường.

Nguồn: https://ihs.org.vn/thoat-vi-dia-dem-18807.html

Xem thêm: Viêm khớp là gì?

Rate this post
Exit mobile version