Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh tiểu đường – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bệnh tiểu đường là tình trạng hormone Insulin trong cơ thể bị thiếu hụt, khiến cho đường không được dự trữ mà đi trực tiếp vào máu. Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm.

Tiểu đường là căn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (Tiếng Anh: Diabetes) hay còn được gọi là đái tháo đường. Đây là một bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại và có xu hướng gia tăng hàng năm. Theo các nhà nghiên cứu, dự tính đến năm 2030, thế giới sẽ có khoảng 500 triệu người bị mắc chứng tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh cơ thể bị suy giảm khả năng sản xuất hoặc sử hormone Insulin. Đây là một loại hormone do các tế bào ở tuyến tụy sản xuất ra. Chúng có nhiệm vụ chuyển hóa tinh bột thành đường Glucose và dự trữ trong gan, mô mỡ.

Khi bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ không tiết ra hormone insulin để tham gia vào hoạt động chuyển hóa đường và dự trữ đường. Do đó, lượng đường sẽ di chuyển vào máu và tăng cao vượt mức.

Lượng đường trong máu sẽ được thải ra ngoài sau khi thận lọc máu. Nước tiểu của người bệnh sẽ có nồng độ đường Glucose cao. Do đó, giới y khoa gọi căn bệnh này bằng triệu chứng trực tiếp là tiểu đường, đái tháo đường.

Ở người bình thường, lượng đường trong máu thường nằm trong ngưỡng từ 90 – 130mg/dl máu. Nếu bạn có lượng đường luôn vượt quá ngưỡng này, chứng tỏ lượng đường trong máu của bạn quá cao. Thử máu để kiểm tra chỉ số đường huyết là cách chẩn đoán tiểu đường.

Tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao do không được dự trữ tại gan, trong các mô mỡ,…

Người ta chia chứng tiểu đường ra thành 3 loại:

Có 3 dạng bệnh tiểu đường: Tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường khi đang mang thai.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân căn bản nhất của bệnh tiểu đường là do hormone insulin bị thiếu hụt, ngưng sản xuất hoặc do cơ thể không thể sử dụng được. Nhưng điều gì đã dẫn đến tình trạng insulin bị suy giảm trong cơ thể? Chúng ta có thể tạm gọi vấn về này là nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh tiểu đường.

Về nguyên nhân sâu xa gây ra chứng tiểu đường, chúng ta cần xem xét từng trường hợp cụ thể:

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1

Chứng tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ trong độ tuổi vị thành niên. Nguyên nhân gây ra bệnh là:

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2

Các nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp 2 là:

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường type 2 là do béo phì, thừa cân, di truyền,…

Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đường trong thai kỳ

Trong giai đoạn mang thai, nhau thai của người mẹ thường tiết ra một số chất có khả năng kháng lại hormone insulin. Do đó, nhiều phụ nữ mang thai bị mắc chứng tiểu đường.

Một nhóm phụ nữ khác khi mang thai không bị mắc phải chứng tiểu đường là do tuyến tụy đã sản xuất ra lượng insulin cao, giúp kháng lại được các tế bào kháng insulin. Do đó, họ đã không mắc chứng tiểu đường trong thai kỳ.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Người bệnh đái tháo đường thường có các triệu chứng sau:

Nếu thấy các triệu chứng trên, người bệnh cần nghi ngờ mình bị mắc bệnh tiểu đường và cần đến gặp bác sĩ để được khám, điều trị.

Những triệu chứng của bệnh đái tháo đường là: Cơ thể mệt mỏi, khát nước, khô miệng, sụt cân,…

Biến chứng của tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần được điều trị và điều trị kịp thời để ngăn chặn tốc độ phát triển của bệnh, ngăn chặn các biến chứng của bệnh.

Tuy nhiên, căn bệnh đái tháo đường này không thể điều trị dứt điểm, người bệnh chỉ có thể điều trị kiểm soát lượng đường trong máu.

Sau đây, chúng tôi xin trình bày một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường phổ biến nhất hiện nay.

1. Điều trị nội khoa

Bản chất của ch
ứng tiểu đường là cơ thể không sản xuất đầy đủ lượng insulin, nên không thể chuyển hóa đường Glucose vào các tế bào, gan, mô mỡ để dự trữ. Đường Glucose di chuyển vào máu vào phát sinh bệnh. Do đó, người bệnh tiểu đường cần dùng một số loại thuốc giúp bổ sung insulin vào cơ thể và thuốc hạ đường huyết.

Khi dùng insulin, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng của người bệnh, sau đó chỉ định nguời bệnh dùng thuốc uống hoặc thuốc tim. Người bệnh cũng có thể dùng thêm một số loại thuốc khác để điều trị biến chứng về tim mạch, thận, nhiễm trùng da,…

Khi dùng insulin điều trị tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Người bệnh tiểu đường có thể điều trị kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tiêm Insulin.

2. Điều trị bằng y học cổ truyền

Bên cạnh phương pháp dùng thuốc Tây để điều trị tiểu đường, người bệnh cũng có thể chọn điều trị bằng y học cổ truyền. Y học cổ truyền là phương pháp trị bệnh khởi đi từ sách Đông y. Các bác sĩ, các nhà nghiên cứu đã mất nhiều năm để tìm ra các loại lá thuốc, các bài thuốc để chữa bệnh.

Các loại lá thuốc, dược liệu điều trị bệnh tiểu đường sẽ có tác dụng kiểm soát lượng đường, giúp người bệnh không bị cao đường huyết. Một số loại dược liệu giúp kiểm soát đường trong máu là: mướp đắng, lá xoài, lá cây mật gấu, quế chi, ổi,…

Người bệnh tiểu đường khi có ý định điều trị bằng y học cổ truyền, cần đến đơn vị y tế uy tín, khám và tuân thủ theo liệu trình điều trị bác sĩ y học cổ truyền đề ra.

Lưu ý, không nên áp dụng các bài thuốc truyền miệng từ dân gian vì chúng chưa trải qua những kiểm chứng khoa học. 

3. Điều trị tại nhà

Chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà cũng là một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Cách này không chỉ giúp bệnh thuyên giảm mà còn giúp hỗ trợ điều trị ở những bệnh nhân dùng thuốc.

Người bệnh tiểu đường có thể tự điều trị tại nhà bằng các cách sau:

Người bệnh tiểu đường có thể điều trị tại nhà bằng cách: tập luyện thể dục thường xuyên, ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ăn vừa đủ lượng tinh bột,…

Phòng tránh bệnh tiểu đường như thế nào?

Bệnh tiểu đường là chứng bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị dứt điểm chứng bệnh này. Do đó, chúng ta cần phải nâng cao ý thức và hành động trong việc phòng ngừa bệnh.

Bạn có thể phòng bệnh tiểu đường bằng các cách sau:

Thông tin trong bài viết chỉ mang tí
nh chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, chỉ định điều trị,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Xem thêm: Bài thuốc nam điều trị ung thư vú

Rate this post
Exit mobile version