Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Sa búi trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Hiện nay tỷ lệ người mắc trĩ tăng lên đáng kể do thói quen sống không lành mạnh, ngồi làm việc quá nhiều, gặp vấn đề về tiêu hoá… Điển hình là những triệu chứng như sa búi trĩ, chảy máu khi đi đại tiện. Vậy khi bị sa búi trĩ phải làm thế nào, phòng ngừa ra sao. Cùng tapchidongy tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây. 

Sa búi trĩ là gì?

Bệnh sa búi trĩ là triệu chứng của bệnh lý liên quan tới hậu môn – trực tràng. Do sự căng giãn tĩnh mạch ở hậu môn quá mức khiến chúng bị chèn ép, tăng kích thước, sưng viêm… Nếu không điều trị sớm, lâu dần búi trĩ hình thành, phình to và sa ra ngoài hậu môn.

Sa búi trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn bị phình đại, lòi ra ngoài gây đau đớn

Theo nghiên cứu mới công bố 2017 của Hội hậu môn – trực tràng Việt Nam cho biết: “ Tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh trĩ tại nước ta chiếm tới 35 – 50%, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 61%. Hầu hết người bệnh khi tới khám tại các cơ sở y tế thì bệnh đã phát triển tới cấp độ 3, 4 nặng hơn là sa nghẹt búi trĩ, xuất huyết khi đi ngoài.”

Bệnh lý mặc dù không nghiêm trọng tới tính mạng như lại gây khó khăn khi đi đại tiện, sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nếu chủ quan người bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng máu, ung thư hậu môn – trực tràng…

Nguyên nhân và dấu hiệu sa búi trĩ

Theo TS Nguyễn Thị Quỹ – Phó Chủ tịch Hội Tiêu hoá Hà Nội: “Nguyên nhân sa búi trĩ ở người bệnh đa phần do chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước và ít vận động. Điều này khiến cho hệ tiêu hoá không thể làm việc tối đa, dẫn tới tình trạng táo bón, đi ngoài khó khăn và phải mất nhiều thời gian rặn. Ngoài ra một số thói quen như ngồi quá lâu, ngồi xổm cũng khiến cho vùng cơ ở hậu môn co giãn quá đà.”

Bệnh sa búi trĩ sẽ có những đặc trưng khác nhau, cấp độ càng cao thì biểu hiện càng nghiêm trọng. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản.

Dấu hiệu bệnh lý thường phân theo cấp độ và hướng điều trị khác nhau

Đối với trĩ nội

Đối với trường hợp trĩ ngoại:

Khác với trĩ nội, búi trĩ sẽ hình thành ngoài rìa hậu môn dưới lớp da mỏng, đây gọi là trĩ ngoại. Hình dạng không cố định, dễ dàng nhận biết và có thể sờ thấy khi chạm tay vào hậu môn. Búi trĩ khi xuất hiện sẽ tăng dần kích thước và da hẳn ra ngoài. Kể cả khi dùng tay tác động vào búi trĩ cũng không thể đẩy chúng lại vị trí ban đầu. Khi bị trĩ ngoại người bệnh sẽ có cảm giác vô cùng đau buốt, sưng tấy có thể gây sa nghẹt búi trĩ.

Một số dấu hiệu sa búi trĩ phổ biến gồm:

Sa búi trĩ có nguy hiểm không?

Đại diện của Trường Đại học Dược Hà Nội – PGS. TS Mai Tất Tố cho biết: Bệnh sa búi trĩ sẽ phát triển nhanh chóng từ nhẹ tới nặng và không thể tự khỏi. Nhiều biến chứng sẽ đi kèm nếu người bệnh tiếp tục chủ quan và không điều trị kịp thời:

Nếu không điều trị kịp thời sa búi trĩ sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm

Bất kể dấu hiệu nào cũng sẽ gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh, vì vậy nếu phát hiện bệnh sa búi trĩ sớm. Người bệnh cần điều trị kịp thời tránh những biến chứng không đáng có xảy ra.

Cách trị sa búi trĩ

Sa búi trĩ có nhiều cấp độ, trong đó giai đoạn nhẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi để làm nhỏ kích thước búi trĩ. Đối với tình trạng sa búi trĩ cấp độ 3 trở lên thì phải áp dụng những phương pháp yêu cầu kỹ thuật hơn.

Cách hỗ trợ điều trị sa búi trĩ tại nhà

Với những trường hợp nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tự chăm sóc vùng hậu môn – trực tràng tại nhà. Tuy nhiên nếu có bất kỳ biến chứng hoặc thay đổi tiêu cực nào thì bạn vẫn cần tới cơ sở y tế để kiểm tra chính xác.

Cùng các cách trị bệnh tại nhà mọi người có thể áp dụng các mẹo dân gian cho người bị trĩ dưới đây nếu tình trạng   sa búi trĩ ở cấp độ nhẹ.

Rau diếp cá

Dùng lá bỏng chữa sa búi trĩ

Hoa thiên lý

Điều trị sa búi trĩ bằng thuốc tân dược

Thời gian đầu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc để kháng viêm, cầm máu và tiêu sưng. Các loại thuốc có tác dụng nhanh chóng nhưng chỉ điều trị được trường hợp nhẹ như sa búi trĩ cấp độ 1 hoặc cấp độ 2. Các loại thuốc được sử dụng đó là:

Điều trị nội khoa sẽ giảm nhanh chóng triệu chứng nhưng lại dễ tái phát và chỉ có thể hiệu quả với cấp độ nhẹ

Sa búi trĩ uống thuốc gì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý ở mỗi người, độ tuổi. Trong quá trình dùng thuốc mọi người cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp ngoại khoa

Hiện nay nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp phẫu thuật để điều trị sa búi trĩ, thường những trường hợp bệnh nặng sẽ được thăm khám và chỉ định phương pháp phù hợp. Tuy nhiên việc mổ trĩ vẫn sẽ tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng nếu không được chăm sóc cụ thể. Dưới đây là một phương pháp ngoại khoa, ưu và nhược điểm của chúng.

Phương pháp Longo

Sử dụng máy cắt đồng thời khâu nối, phương pháp Longo được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân bị sa búi trĩ cấp độ 3, 4. Phẫu thuật dựa trên nguyên lý kéo búi trĩ trở lại vị trí thường, cắt và khâu mạch máu để hạn chế oxy và máu tới khu vực này. Từ đó búi trĩ sẽ tiêu nhỏ, vết cắt và khâu sẽ nằm ở khu vực ít cảm giác nên không gây đau đớn quá nhiều.

Phương pháp chữa sa búi trĩ đem lại hiệu quả cao nhất nhưng chi phí không hề rẻ

Phẫu thuật siêu âm doppler (THD)

Cách chữa sa búi trĩ bằng THD được chỉ định cho người bị bệnh từ độ 1 tới độ 3. Nguyên tắc thực hiện đó là sử dụng thiết bị Doppler để xác định động mạch trĩ chính và khâu thắt lại để giảm thể thích máu tới khu vực này. Các mũi khâu sẽ có kích th
ước từ 2 – 3cm trên đường lược, búi trĩ sẽ cố định vào ống hậu môn, phương pháp này có ưu nhược điểm như sau:

Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp HCPT

HCPT là phương pháp sử dụng sóng cao tần sản sinh nhiệt để làm đông tế bào và thắt nút mạch máu khu vực hậu môn. Nguyên lý của cách trị sa búi trĩ này đó là xác định vị trí búi trí, kéo lớp niêm mạc xuống, sau đó sử dụng dao điện trực tiếp nhằm cắt bỏ phần búi trĩ bị sa. Ưu điểm của phương pháp này gồm:

Phẫu thuật chữa bệnh trĩ là tiểu phẫu, không có quá nhiều biến chứng nguy hiểm

Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp PPH

Người bệnh áp dụng cách trị sa búi trĩ bằng dụng cụ y tế vô trùng, dựa trên nguyên lý hoạt động của máy khâu. Các bác sĩ sẽ mở lỗ hậu môn sau đó cắt bỏ lớp niêm mạc đã bị sa trên đường lược, khâu lại niêm mạc và tạo hình lại hậu môn phía bên ngoài. Phương pháp PPH có những ưu điểm vô cùng tích cực:

Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, tuy nhiên dù cách nào thì vẫn có một tỷ lệ nhỏ người bệnh sẽ tái trĩ. Vì vậy song song với điều trị, bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phòng ngừa sa búi trĩ

Sa búi trĩ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày và tâm lý của người bệnh. Để tránh gặp phải biến chứng mọi người cần chủ động phòng ngừa, hạn chế bệnh “ghé thăm” bằng cách:

Sa búi trĩ có thể không ảnh hưởng tới sức khoẻ và tính mạng của người bệnh, nhưng chúng lại gây phiền phức trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh sa búi trĩ, hãy tới cơ sở y tế để kiểm tra và có được liệu trình điều trị phù hợp.

Xem thêm: Sự thật tổng quan về ung thư vú ở nam và nữ giới

Rate this post
Exit mobile version