Tiểu đường type 1 là chứng bệnh thường bắt gặp ở trẻ em, và những người còn trẻ hầu hết là dưới 30 tuổi. Đặc biệt bệnh tiểu đường type 1 nguy hiểm ở chỗ nếu như người mẹ đang mang thai mà mắc phải thì ccos thể dấn đến việc người con có khả năng mắc bệnh.
Bệnh tiểu đường type 1 là do cơ chế tự miễn, tức là tuyến tụy bị tấn công và phá hủy với chính cơ thể, làm cơ thể không còn khả năng sản xuất insulin. Kháng thể này hình thành ngay trong cơ thể, bản chất là protein trong máu, một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Hệ thống miễn dịch sản xuất ra kháng thể trực tiếp chống lại chính mô của người bệnh.Gen gây bệnh tiểu đường type 1 có nhiễm sắc thể số 11 giống nhau. Bệnh tiểu đường type hiện nay chưa có cách điều trị, nhưng có phương pháp phòng chống, quản lý, ngăn ngừa nguy cơ phát sinh, phát triển của tiểu đường type 1.
1 . Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1
Nguyên nhân tiểu đường type 1 là do: cơ thể bị nhiễm một số virut như quai bi, coxakies virus hay các độc chất trong môi trường hình thành đáp ứng kháng thể một cách bất thường, làm hư tổn tế bào tuyến tụy sản xuất ra insulin.
Ngoài ra nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1gây ra là do tế bào β tuyến tụy bị phá hủy dẫn đến không sản xuất insulin, làm glucose trong máu tăng cao. Tại sao tế bào β tuyến tụy bị phá hủy thì nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ. Có thể do Gen, virut, tự kháng thể… gây ra bệnh tiểu đường type 1
2 . Cơ chế tiểu đường type 1
Bệnh tiểu đường type 1 là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của tình trạng thiếu hụt insullin tuyệt đối hoặc tương đối kèm theo các rối loạn chuyển hóa protit, lipit.
Các rối loạn này có thể đưa đến biến chứng cấp tính và mạn tính. Tiểu đường type 1là thể nặng của đái tháo đường, nếu không điều trị sẽ gây nhiễm toan ceton. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người đứng tuổi.
Thiếu insulin ba cơ quan đích là gan, cơ và mô mỡ không chỉ suy giảm tiếp nhận dinh dưỡng mà đường, các axit amin và axit béo từ các mô dự trữ tương ứng được vận chuyển vào máu.
Do vậy, thay đổi chuyển hóa của mỡ làm sản xuất và tích tụ các ceton. Một số cơ chế gây bệnh tiểu đường type 1qua trung gian miễn dịch:
Có nhiều bằng chứng cho thấy tiểu đường type 1có cơ sở miễn dịch và là một bệnh tự miễn. Bệnh nhân có cơ địa di truyền nhạy cảm với tiểu đường type 1lúc đầu có tế bào beta bình thường, sau đó đáp ứng miễn dịch sẽ gây ra hiện tượng viêm và tổn thương tế bào beta.
Yếu tố miễn dịch: Người ta thấy có một số kháng nguyên nằm trên tế bào đảo tụy như GAD (glutamic acid decarboxylase), kháng nguyên này sẽ hoạt hóa phản ứng tự miễn, làm lympho bào T của đảo tụy tiết ra các lymphokin phá hủy tế bào beta. Gen, yếu tố gia đình, yếu tố môi trường.
Nghiên cứu những cặp sinh đôi cùng trứng, tỷ lệ tiểu đường type 1ở những cặp này từ 30 – 40%. Điều này chứng tỏ không phải tất cả các trường hợp là di truyền và còn có những yếu tố môi trường trong biểu hiện bệnh.
Một số yếu tố môi trường làm thay đổi chức năng của tế bào beta như: virut (quai bị, rubela, coxsackie virut B4); một số chất hóa học (thuốc diệt chuột nitrophenylurea) và những chất phá hủy tế bào (hydrogen cyanid có trong tapioca bị hỏng và cây sắn) ≥ 40% bệnh nhân tiểu đường type 1có tính gia đình và người ta biết gen nhạy cảm của tiểu đường type 1nằm trong nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 6.
Phức hợp quan trọng nhất là phân tử DQ và DR thuốc nhóm HLA lớp II. Có 21 DR tìm thấy nhưng DR3 và DR4 là yếu tố nhạy cảm nhất của ĐTĐ type 1. Khoảng 95% bệnh nhân tiểu đường type 1da trắng có DR3 hoặc DR4 hoặc là cả hai loại này trong khi đó chỉ gặp khoảng 40 – 50% bệnh nhân không có tiểu đường. Ở Mỹ, bệnh nhân có nguy cơ bị tiểu đường type 1cao nhất khi cùng có DR3 và DR4.
3 . Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 thường xuất hiện rất nhanh, trong vài ngày đến vài tuần, và gây ra bởi lượng đường trong máu cao. Lúc đầu, các triệu chứng có thể bị bỏ qua, hoặc bị nhầm lẫn với bệnh khác như bệnh cúm. Triệu chứng đường huyết bao gồm:
Tiểu nhiều:
Đặc biệt là tiểu nhiều về đêm
Khát nước:
Bệnh nhân đi tiểu nhiều gây mất nước và kích thích làm bệnh nhân gây khát nước.
Giảm cân:
Mặc dù bệnh nhân ăn rất nhiều và ngon miệng. Điều này xảy ra do bệnh nhân bị mất nước. Cũng có thể là do bệnh nhân bị mất tất cả đường vào trong nước tiểu thay vì sử dụng chúng.
Đói nhiều:
Bệnh nhân cảm thấy đói vì cơ thể không sử dụng được đường glucose trong máu để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động.
Nhìn mờ:
Khi đường tích tụ trong mắt, làm tăng áp lực thẩm thấu trong nhãn cầu, kéo thêm nước tự do vào trong nhãn cầu. Điều này làm thay đổi hình dạng nhãn cầu và làm mờ tầm nhìn của bệnh nhân.
Bệnh nhân cảm thấy rất mệt mỏi, có thể có buồn nôn, ói mửa. là những triệu chứng nặng do đường huyết tăng rất cao.
4 . Chuẩn đoán bệnh tiểu đường type 1
Đường huyết lúc đói > 125 mg/dl trên 2 lần xét nghiệm khác nhau.
Đường huyết bất kỳ >= 200 mg/dl, kèm theo các triệu chứng kể trên .
Test dung nạp 75g Glucose bằng đường uống, đường máu đo được >= 200mg/dl .
Xét nghiệm ketone máu cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1. Xét nghiệm ketone máu nên được thực hiện vào những lần sau đây:
Khi lượng đường trong máu >= 240mg/dl
Khi có bệnh khác như: viêm phổi, đau tim, đột quỵ
Khi xảy ra nôn, nôn mửa
Trong thời gian mang thai
Một số xét nghiệm miễn dịch khác: Kháng thể kháng tế bào tuyến tụy (+); anti GAD (+); đo insulin hoặc Peptit (thấp trong máu)
5 . Mục tiêu điều trị tiểu đường type 1
Mục tiêu điều trị trước mắt: Điều trị nhiễm ketone acid và đường huyết tăng cao trong máu (nếu có).
Mục tiêu điều trị lâu dài: Kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường gây ra.
Tự kiểm tra đường huyết máu
Tập thể dục
Chăm sóc bàn chân
Sử dụng insulin
Điều trị bệnh tiểu đường type 1 mục tiêu lâu dài
Kéo dài cuộc sống
Giảm các triệu chứng
Phòng ngừa các biến chứng do tiểu đường type 1đường gây ra bệnh nhân tiểu đường type 1 nên biết cách:
Tự kiểm tra đường huyết máu
Tập thể dục
Chăm sóc chân
Sử dụng Insulin
Chế độ ăn thích hợp
Insulin làm giảm lượng đường trong máu bằng cách đưa glucose vào trong các tế bào. Tất cả mọi ngườiđều có nhu cầu insulin. Bệnh nhân tiểu đường type 1 không thể sản xuất đủ insulin. Họ được tiêm insulin mỗi ngày.
Insulin thường được tiêm chích dưới da. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng một bơm insulin liên tục. Ngày nay,Insulin đã có dạng sử dung bằng đường hít.
Loại Insulin và số lần tiêm trong ngày phải do Bác sỹ chỉ định dựa váo mức đường huyết của bệnh nhân.
Bệnh nhân tiểu đường type 1cần phải biết cách tự điều chỉnh liều insulin trong các tình huống sau đây:
Khi tập thể dục
Khi bị bệnh
Khi ăn nhiều hơn hoặc ít hơn
Khi đang đi du lịch
Chế độ ăn
Phải có chế độ ăn phù hợp cho từng bênh nhân dựa vào tuổi, hoạt động thể lực….Tham khảo chế độ ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường type 1, thường xuyên hoạt động thể lực, tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Những bệnh nhân tiểu đường type 1phải thận trọng trước khi, trong khi, và sau khi hoạt động thể lực hay tập thể dục.Luôn kiểm tra với bác sĩ của mình trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện mới.
Chọn một hoạt động thể lực thích hợp.Tập thể dục mỗi ngày và vào cùng một thời gian trong ngày, nếu có thể.Theo dõi glucose trong máu ở nhà trước và sau khi tập thể dục.
Mang theo thức ăn có chứa carbohydrate trong trường hợp đường huyết quá thấp trong hoặc sau khi tập thể dục.Uống nhiều nước không chứa đường trước khi, trong khi, và sau khi tập thể dục.
Khi bạn thay đổi cường độ hoặc thời gian tập thể dục của bạn, bạn có thể cần phải sửa đổi chế độ ăn uống của bạn hay thuốc để giữ mức glucose trong máu của bạn trong một phạm vi thích hợp.
6 . Hướng mở trong điều trị bệnh tiểu đường type 1
Liệu pháp gen:
Nhằm mục đích phòng ngừa, điều trị có hiệu quả và cứu chữa các bệnh nhân tiểu đường type 1, các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu nhằm phát hiện các gen tương tác với gen gây bệnh và cơ chế gây bệnh.
Tuy nhiên do bệnh tiểu đường type 1 là bệnh đa gen nên mặc dù đã có một số kết quả ban đầu rất khả quan nhưng trong thời gian tới liệu pháp gen vẫn chưa thể áp dụng được trong lâm sàng.
Liệu pháp miễn dịch:
Bệnh tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn nên các nhà khoa học đã tiến hành một số thử nghiệm lâm sàng phòng ngừa tiên phát bệnh đái tháo đường để đánh giá hiệu quả của các điều chỉnh miễn dịch liệu có thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường type 1 ở những người có nguy cơ cao hay không?
Các hướng tác động nhằm ngăn ngừa sự phá hủy các tế bào beta (là nơi sản xuất insulin) do nguyên nhân tự miễn dịch như các can thiệp bằng kháng nguyên, cytokine, các kháng thể đơn dòng…
Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp này đối với quần thể có nguy cơ cao (90% sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường type 1) là không chắc chắn và cần phải được tiến hành các thử nghiệm mới trên các quần thể lớn hơn.
Tác động lên môi trường:
Có thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường type 1 bằng cách phá bỏ hoặc ức chế các tác nhân từ môi trường có thể tương tác hoặc hoạt hóa các gen gây bệnh đái tháo đường týp 1.
Tuy nhiên trong thực tế có một số tác nhân được quy kết là thủ phạm như nhiễm trùng, nhiễm độc, chế độ ăn… nhưng chưa được xác định chắc chắn nên chưa thể tiến hành các nghiên cứu đặc hiệu theo tác nhân gây bệnh.
Điều trị bệnh tiểu đường type 1 với bài thuốc nam
Hiện nay có rất nhiều các bài thuốc nam gia truyền nghiên cứu từ các dược thảo tự nhiên Việt Nam đã thành công trong việc điều trị tiểu đường type 1 và giảm liều dùng insulin cho các bệnh nhân tiểu đường type 1. Các bạn có thể tham khảo bằng cách này để điều trị cho bệnh nhân tiểu đường type 1.
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
Xem thêm: Viêm họng cấp j02 là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?