Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bị đau dạ dày khi mang thai phải điều trị thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị đau dạ dày khi mang thai khiến cho bà bầu vô cùng lo lắng. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoặt hằng ngày của mẹ. Đối với những bà bầu bị đau dạ dày nặng, có thể phải điều trị bằng thuốc liệu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé. 

 

Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai có những biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu thai nghén. Đó là những biểu hiện như buồn nôn hoặc nôn, đầy bụng và khó tiêu. Tuy vậy nếu chỉ bị nghén thì bạn sẽ không có các triệu chứng đặc trưng khác của đau dạ dày như ợ chua, đau râm ran hoặc nóng rát ở vùng thượng vị.

 

Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai

Bên cạnh đó các mẹ sẽ cảm thấy cơn đau đặc biệt nặng lên khi quá đói hoặc quá no. Những món ăn khoái khẩu thường ngày của chị em phụ nữ, nhất là trong thai kỳ như xoài, cóc, ổi,mận… sẽ khiến cho bà bầu bị đau dạ dày càng nặng hơn. Lý do là chúng có chứa rất nhiều acid, cộng thêm muối ớt cay bỏng lưỡi ăn kèm sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày của bạn.
Trong lúc mang thai, nhất là mang thai 3 tháng đầu, thì dạ dày sẽ rất đau do tình trạng nôn nhiều. Lúc này, tử cung sẽ to lên khiến cho vị trí dạ dày trong cơ thể thay đổi, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc và làm bà bầu bị đau dạ dày.
Mang thai nặng nề, cộng với cảm giác khó chịu khi ăn và cảm giác đau tức trong vùng dạ dày sẽ khiến phụ nữ khó chịu, buồn bực, kém ăn mất ngủ, căng thẳng và kém tập trung… những biểu hiện này của phụ nữ có thể là do cơ thể suy nhược. Nếu để suy nhược kéo dài có thể khiến thai phải sinh non, yếu ớt, chậm phát triển,…
Vì vậy, để phòng và tránh bị đau dạ dày khi mang thai các mẹ nên có chế đệ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn này.
 

Bị đau dạ dày khi mang thai phải làm sao

Sức khỏe trong thai kỳ của người phụ nữ luôn là vấn đề cần được đặc biệt lưu tâm. Đau dạ dày khi mang thai ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dinh dưỡng của cả mẹ và bé, như vậy sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu.
 

Đau dạ dày khi mang thai uống thuốc có sao không

Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn hết sức nhạy cảm, bất kỳ cách chữa trị đau bụng khi mang thai nào mà bắt buộc phải dùng thuốc đều phải được xem xét kỹ lưỡng và có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên môn. Lý do là vì điều này có thể gây ra những biến chứng và dị tật nguy hiểm cho bé yêu của bạn trong thai kỳ.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày khi mang thai, mà do ốm nghén là một ví dụ. Dạ dày sẽ phải co bóp nhiều hơn để đẩy thức ăn ra ngoài khi bị nghén, dẫn đến cảm giác khó chịu, ăn không ngon miệng. Còn khi cơn nghén đã kết thúc, thì lúc đó em bé cũng đã lớn lên, dạ dày sẽ bị chèn ép một chút dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Có một số biện pháp thăm khám chuyên khoa thường được sử dụng khi bị đau dạ dày khi mang thai như nội soi, chụp X quang, xét nghiệm máu… Nếu không thực sự nghiêm trọng thì nên lựa chọn biện pháp an toàn và dễ chịu hơn, cũng như có thể đợi đến khi kết thúc thai kỳ.
Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị đau dạ dày, có hoặc không có vi khuẩn HP thường là kết hợp các loại kháng sinh, giảm tiết acid và các thuốc hỗ trợ điều trị các nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai khác như trầm cảm, stress. Tuy nhiên, đó lại là những loại thuốc không được khuyên dùng cho phụ nữ có thai. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý, bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp chữa đau dạ dày khi mang thai an toàn khác.
 

Có bầu bị đau dạ dày nên ăn gì

Chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất chống lại bệnh đau dạ dày khi mang thai để cả mẹ và bé đều được khỏe mạnh như sau:
 

Đau dạ dày khi mang thai thì ăn gì
 

– Chia nhỏ bữa ăn: Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Một bữa ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực.
 
– Bạn nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn. Điều này khiến thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột; tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản.
 
– Bạn nên tránh vận động hoặc luyện tập ngay sau khi ăn. Khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên bắt đầu vận động.
 
– Bạn cũng nên phòng tránh căng thẳng, stress. Nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu hợp lý sẽ giúp bạn tránh được dấu hiệu thừa axit trong dạ dày.
 

Dinh dưỡng cho bà bậu bị đau dạ dày khi mang thai


 
– Những thức ăn được khuyên dùng nếu đau dạ dày khi mang thai là những loại có thể hỗ trợ giảm tiết dịch vị. Thực phẩm được các bác sỹ khuyên dùng là trứng và sữa, đây là những thực phẩm vừa đảm bảo dinh dưỡng trong thai kỳ, vừa trung hòa hiệu quả axit trong dạ dày.
 
– Những thức ăn chứa nhiều tinh bột cũng rất tốt cho dạ dày như, nếp, bột gạo và dinh dưỡng từ sữa.
 
– Gừng, nước ép cải, ngó sen với củ cải hay khoai tây là những món ăn rất cần thiết để chữa bệnh dạ dày.
 
– Tuyệt đối nên tránh xa rượu, đồ uống chứa caffein, hạn chế chocolate, kiểm soát thức ăn giàu gia vị… Bởi vì chúng làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày, gây nên những cơn co thắt trong dạ dày.
 
– Kiêng ăn những loại thức ăn có tính chất cứng, dày, khó tiêu hóa hoặc những thức ăn gây nóng hay dễ bị ngộ độc.
 
– Những thức ăn chiên, nướng, hay những món gỏi, món sống hay lạnh đều không nên ăn. Chỉ được ăn những món ăn đã qua chế biến bằng cách luộc, xào, hầm,…mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé.

– Chú ý sử dụng củ gai và trà củ gai kết hợp để tiến hành an thai ngay từ sớm. 


 

Chế độ sinh hoặt cho bà  bầu bị đau dạ dày khi mang thai

Thức khuya, mất ngủ, căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Do đó, bà bầu nên cố gắng giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Tránh suy nghĩ quá nhiều, gây stress, và tuyệt đối không nên thức khuya.
 

Chế độ sinh hoạt cho bà bầu bị đau dạ dày

Giờ ngủ lý tưởng nhất cho mẹ bầu là khoảng 21 giờ, ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể đủ năng lượng hồi phục cho ngày hôm sau. Chỉ một chút xáo trộn trong nhịp sinh học, cơ thể mẹ bầu càng thêm mệt mỏi, uể oải và trì trệ.
Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, hít thở để điều hòa, cân bằng năng lượng trong cơ thể. Đừng quên luyện tập với bộ môn đơn giản như tập yoga, thiền, đi bộ, bơi lội để khỏe khoắn và vui vẻ hơn.
 

Chữa đau dạ dày khi mang thai bằng thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không

Nếu chưa trị dứt điểm bệnh đau dạ dày trước khi mang thai, bệnh sẽ trở nên nặng hơn trong thai kỳ. Ợ chua, đau vùng thượng vị là những triệu chứng bạn phải đối mặt mỗi khi cơn ốm nghén xuất hiện. Có khi cảm giác đau còn dữ dội hơn khi bầu nôn ói quá nhiều. 
Với trường hợp này, bầu nhất định phải đi thăm khám để được bác sĩ kê toa thuốc thích hợp. Thông thường, thuốc kháng sinh diệt khuẩn thuộc nhóm tetracylin sẽ được dùng để điều trị, bởi nó an toàn với phụ nữ mang thai. Tuyệt đối không tự ý uống thuốc bởi hầu hết các loại thuốc trị dạ dày khác rất dễ gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

B.S. V.Anh

         

Ăn gì trong 3 tháng đầu để an thai?

      Đau bụng khi mang thai và những điều cần biết

      Đau bụng khi mang thai mẹ bầu cần làm gì

 

ĐÔNG Y THÁI PHƯƠNG CHÚC MẸ BẦU CÓ MỘT THAI KÌ KHỎE MẠNH NHƯ MONG MUỐN!!

 

Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương

Nguồn: https://dongythaiphuong.com/cam-nang-mang-thai/bi-dau-da-day-khi-mang-thai-phai-dieu-tri-thuoc-co-anh-huong-den-thai-nhi-2099.html

Xem thêm: Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không và cần lưu ý gì? 

Rate this post
Exit mobile version