Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bí quyết vàng giúp con phát triển trí não

Bố mẹ điều mong muốn làm những điều tốt nhất để giúp phát triển trí não ở trẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để giúp trẻ phát triển theo chiều hướng tích cực cả về thể chất, tinh thần và tinh tuệ? Mời bố mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé.

Bố mẹ điều mong muốn làm những điều tốt nhất để giúp phát triển trí não ở trẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để giúp trẻ phát triển theo chiều hướng tích cực cả về thể chất, tinh thần và tinh tuệ? Mời bố mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé.

Chăm sóc sức khỏe trước khi sinh

Hãy chắc chắn rằng bạn chăm lo kĩ lưỡng cho bản thân, có một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và hoạt động thể dục thể thao thật tốt. Trong thai kỳ, não của bé sẽ phát triển thêm 100 tỉ tế bào giữa quãng thời gian từ tuần thứ sáu cho tới tháng thứ năm.

Hãy ôm ấp bé

Điều này sẽ giúp bé biết rằng bé được yêu thương và quan tâm. Điều này cũng giữ bé được bình tĩnh và làm giảm căng thẳng. Một khi bình tĩnh, bé có thể nhìn ngắm, cảm nhận, lắng nghe xung quanh. Điều này rất tốt để giúp phát triển trí não.

Hãy luôn đồng điệu cảm xúc cùng bé

Hãy xây dựng cảm xúc cho bé bằng cách tìm hiểu bé đang cảm nhận điều gì và cho bé biết những gì mà bạn đang cảm nhận. Ví dụ, nếu bé mỉm cười với bạn, hãy mỉm cười lại, gật đầu hay trò chuyện với bé. Điều này sẽ dạy cho bé cách làm thế nào để liên hệ với những người khác. Việc bạn đáp ứng khi con cần, luôn được giữ bình tĩnh và được yêu thương có thể giúp bé cảm thấy an toàn.

Dành thời gian riêng với con

Hầu hết mọi người thường nghĩ đối với những bé đang đến độ tuổi mầm non thì nên để bé học cách độc lập. Tuy nhiên, việc làm này sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất khi có bố mẹ ở đằng sau giám sát bé. Lứa tuổi này có sự thay đổi về ngôn ngữ và tư duy thế nên bố mẹ cần phải quan sát con thật kĩ. Hành động trên sẽ giúp bố mẹ nhanh chóng điều chỉnh được hành vi của bé nếu bạn thấy con sai. Điều này còn giá trị hơn cả việc cho bé tham gia hàng triệu hoạt động vui chơi và học tập khác.

Hãy đọc sách cùng con

Đọc sách vừa là cách tốt để cả gia đình cùng ngồi lại với nhau vừa là một cách để tăng cường khả năng não bộ của bé. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đọc sách giúp bé con của bạn nâng cao khả năng văn học, sử dụng ngôn ngữ và từ vựng linh hoạt hơn, tăng khả năng hiểu vấn đề trong việc thể hiện ý kiến cá nhân của mình đối với cha mẹ.

Không chỉ vậy, sách vừa là người kể chuyện vừa là người dạy cho con những yếu tố căn bản như đọc bảng chữ cái, cách đếm số, cách làm phép tính và những bài học đạo đức.

Chăm sóc sức khỏe trước khi sinh

Hãy chắc chắn rằng bạn chăm lo kĩ lưỡng cho bản thân, có một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và hoạt động thể dục thể thao thật tốt. Trong thai kỳ, não của bé sẽ phát triển thêm 100 tỉ tế bào giữa quãng thời gian từ tuần thứ sáu cho tới tháng thứ năm.

Hãy ôm ấp bé

Điều này sẽ giúp bé biết rằng bé được yêu thương và quan tâm. Điều này cũng giữ bé được bình tĩnh và làm giảm căng thẳng. Một khi bình tĩnh, bé có thể nhìn ngắm, cảm nhận, lắng nghe xung quanh. Điều này rất tốt để giúp phát triển trí não.

Hãy luôn đồng điệu cảm xúc cùng bé

Hãy xây dựng cảm xúc cho bé bằng cách tìm hiểu bé đang cảm nhận điều gì và cho bé biết những gì mà bạn đang cảm nhận. Ví dụ, nếu bé mỉm cười với bạn, hãy mỉm cười lại, gật đầu hay trò chuyện với bé. Điều này sẽ dạy cho bé cách làm thế nào để liên hệ với những người khác. Việc bạn đáp ứng khi con cần, luôn được giữ bình tĩnh và được yêu thương có thể giúp bé cảm thấy an toàn.

Dành thời gian riêng với con

Hầu hết mọi người thường nghĩ đối với những bé đang đến độ tuổi mầm non thì nên để bé học cách độc lập. Tuy nhiên, việc làm này sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất khi có bố mẹ ở đằng sau giám sát bé. Lứa tuổi này có sự thay đổi về ngôn ngữ và tư duy thế nên bố mẹ cần phải quan sát con thật kĩ. Hành động trên sẽ giúp bố mẹ nhanh chóng điều chỉnh được hành vi của bé nếu bạn thấy con sai. Điều này còn giá trị hơn cả việc cho bé tham gia hàng triệu hoạt động vui chơi và học tập khác.

Hãy đọc sách cùng con

Đọc sách vừa là cách tốt để cả gia đình cùng ngồi lại với nhau vừa là một cách để tăng cường khả năng não bộ của bé. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đọc sách giúp bé con của bạn nâng cao khả năng văn học, sử dụng ngôn ngữ và từ vựng linh hoạt hơn, tăng khả năng hiểu vấn đề trong việc thể hiện ý kiến cá nhân của mình đối với cha mẹ.

Không chỉ vậy, sách vừa là người kể chuyện vừa là người dạy cho con những yếu tố căn bản như đọc bảng chữ cái, cách đếm số, cách làm phép tính và những bài học đạo đức.

Phát triển trí não cho trẻ: Đóng vai

Bé ở độ tuổi mầm non thường có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Trí tưởng tượng của bé sẽ được bắt đầu hoàn thiện dần ở lứa tuổi 3 đến 5 tuổi. Lúc này, bé bắt đầu tự đóng vai cao bồi, làm siêu nhân hoặc công chúa hay những trò chơi thời trang khác.

Những trò chơi mang tính tưởng tượng này còn giúp bé có kinh nghiệm diễn xuất. Chẳng hạn như khi cả gia đình cùng nhau chơi trò chơi bác sĩ khám bệnh. Bé sẽ là bác sĩ khám bệnh cho bố bị đau dạ dày. Bé sẽ cho bố những lời khuyên về cách cai thuốc lá, làm sao để sống khỏe mạnh hay ăn uống điều độ theo nhận thức mà bé có được ở lứa tuổi này. Theo cách trên, bé sẽ biết được cách chăm sóc và quan tâm người thân mỗi khi có người nhà bị ốm.

Hoạt động này cũng giúp tăng cường khả năng ngôn ngữ vì nó khiến bé suy nghĩ để tạo ra những tiếng động và lời thoại, cũng như lặp lại những gì bé đã nghe được ở khắp xung quanh mình.

Tham gia các hoạt đồng sinh hoạt tập thể

Sinh hoạt tập thể ở đây chính là việc bố mẹ để cho bé chơi cùng với bạn bè, để giúp bé cải thiện trí thông minh xã hội. Khi mở rộng mối quan hệ giao tiếp, bé sẽ được thực hành khả năng tự kiểm soát, chia sẻ và đàm phán. Những điều này sẽ giúp bé xây dựng các kỹ năng sống mà bé sẽ cần trong tương lai.

Khi bé giao tiếp với nhiều bạn, bé sẽ biết phân biệt được giới tính, bạn nam là như thế nào và bạn nữ khác bạn nam ra sao? Việc đó sẽ giúp bé giao tiếp và kết bạn dễ dàng hơn khi bé đến trường.

Chơi trò đố vui

Trò chơi này đòi hỏi bé cần cố gắng và kiên nhẫn để đợi tới lượt chơi của mình, cũng như học cách chấp nhận thua cuộc. Việc nhớ kĩ những luật lệ của trò chơi cũng giúp não bộ của bé hoạt động và giúp phần não của bé hoạt động tương tác tốt hơn.

Bên cạnh đó, trò chơi đố vui cũng tăng cường những hoạt động phi ngôn ngữ và phát triển tư duy của bé. Chẳng hạn như ở trò chơi ghép tranh, bé phải tìm thấy những mảnh ghép phù hợp với bức tranh. Bé phải tư duy và điều đó khiến cho hoạt động não bộ của bé sẽ tăng cường.

Không chỉ vậy, trò chơi này còn rèn luyện tính nhẫn nại, giải phóng năng lượng của bé vì dù im lặng để suy nghĩ nhưng vẫn kích thích não bé hiệu quả.

Phát triển trí não cho trẻ: Học một ngôn ngữ khác

Nghiên cứu chỉ ra rằng bé còn nhỏ tuổi có thể học một ngôn ngữ khác nhanh hơn là khi bé lớn lên. Học ngôn ngữ thứ 2 ngay từ nhỏ cũng giúp bé kích thích vùng não bộ chịu trách nhiệm lưu trữ, tạo kết nối và tạo từ vựng.

Phát triển trí não cho trẻ: Đóng vai

Bé ở độ tuổi mầm non thường có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Trí tưởng tượng của bé sẽ được bắt đầu hoàn thiện dần ở lứa tuổi 3 đến 5 tuổi. Lúc này, bé bắt đầu tự đóng vai cao bồi, làm siêu nhân hoặc công chúa hay những trò chơi thời trang khác.

Những trò chơi mang tính tưởng tượng này còn giúp bé có kinh nghiệm diễn xuất. Chẳng hạn như khi cả gia đình cùng nhau chơi trò chơi bác sĩ khám bệnh. Bé sẽ là bác sĩ khám bệnh cho bố bị đau dạ dày. Bé sẽ cho bố những lời khuyên về cách cai thuốc lá, làm sao để sống khỏe mạnh hay ăn uống điều độ theo nhận thức mà bé có được ở lứa tuổi này. Theo cách trên, bé sẽ biết được cách chăm sóc và quan tâm người thân mỗi khi có người nhà bị ốm.

Hoạt động này cũng giúp tăng cường khả năng ngôn ngữ vì nó khiến bé suy nghĩ để tạo ra những tiếng động và lời thoại, cũng như lặp lại những gì bé đã nghe được ở khắp xung quanh mình.

Tham gia các hoạt đồng sinh hoạt tập thể

Sinh hoạt tập thể ở đây chính là việc bố mẹ để cho bé chơi cùng với bạn bè, để giúp bé cải thiện trí thông minh xã hội. Khi mở rộng mối quan hệ giao tiếp, bé sẽ được thực hành khả năng tự kiểm soát, chia sẻ và đàm phán. Những điều này sẽ giúp bé xây dựng các kỹ năng sống mà bé sẽ cần trong tương lai.

Khi bé giao tiếp với nhiều bạn, bé sẽ biết phân biệt được giới tính, bạn nam là như thế nào và bạn nữ khác bạn nam ra sao? Việc đó sẽ giúp bé giao tiếp và kết bạn dễ dàng hơn khi bé đến trường.

Chơi trò đố vui

Trò chơi này đòi hỏi bé cần cố gắng và kiên nhẫn để đợi tới lượt chơi của mình, cũng như học cách chấp nhận thua cuộc. Việc nhớ kĩ những luật lệ của trò chơi cũng giúp não bộ của bé hoạt động và giúp phần não của bé hoạt động tương tác tốt hơn.

Bên cạnh đó, trò chơi đố vui cũng tăng cường những hoạt động phi ngôn ngữ và phát triển tư duy của bé. Chẳng hạn như ở trò chơi ghép tranh, bé phải tìm thấy những mảnh ghép phù hợp với bức tranh. Bé phải tư duy và điều đó khiến cho hoạt động não bộ của bé sẽ tăng cường.

Không chỉ vậy, trò chơi này còn rèn luyện tính nhẫn nại, giải phóng năng lượng của bé vì dù im lặng để suy nghĩ nhưng vẫn kích thích não bé hiệu quả.

Phát triển trí não cho trẻ: Học một ngôn ngữ khác

Nghiên cứu chỉ ra rằng bé còn nhỏ tuổi có thể học một ngôn ngữ khác nhanh hơn là khi bé lớn lên. Học ngôn ngữ thứ 2 ngay từ nhỏ cũng giúp bé kích thích vùng não bộ chịu trách nhiệm lưu trữ, tạo kết nối và tạo từ vựng.

Bé ở độ tuổi mầm non thường có khả năng cảm thụ cao sự đa dạng văn hóa hơn người lớn rất nhiều.Ngôn ngữ thứ hai cũng giúp bé phát triển những loại trí thông minh như thông minh ngôn ngữ, thông minh không gian, kích thích kỹ năng đọc và mở rộng vốn từ vựng của bé đấy.

Đặt ra những câu hỏi khi xem chương trình tivi

Những trò chơi điện tử và video và chương trình giáo dục trên tivi vô cùng có ích với bé mầm non của bạn, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn lưu ý một số điều sau. Đầu tiên, bạn không nên cho bé ngồi một chỗ xem tivi vì bé cần tương tác với cha mẹ. Bạn cần cẩn thận chọn những chương trình chất lượng cao và xem cùng với bé. Nhiệm vụ của bạn chính là hướng dẫn và nhấn mạnh với bé những gì đang được trình chiếu.

Ngoài ra, bạn cũng nên giới hạn thời gian bé ngồi trước màn hình trong khoảng 1 – 2 giờ mỗi ngày, bao gồm cả thời gian ngồi trước tivi, máy tính hoặc trò chơi điện tử, cũng như đặt những vật dụng này ngoài phòng ngủ của bạn và bé.

Phát triển môi trường học của con

Nếu lớp học thể thao giúp bé vận động để phát triển thể chất và phát triển kỹ năng giao tiếp thì âm nhạc và nghệ thuật còn kích thích trí thông minh về khả năng cảm thụ và tưởng tượng. Tuy thế, không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy mỗi đứa trẻ cần phải thành thạo và giỏi đều tất cả các lĩnh vực bởi muốn con thông minh và giỏi giang hơn, bạn phải nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của con, sau đó tìm cho bé môi trường học phù hợp với những ưu điểm ấy của bé.

Giữ cho tinh thần của bé luôn vui vẻ và tích cực

Bạn hãy luôn để cho con mình được vui chơi tự do nhé. Bên cạnh đó, hãy luôn tạo thêm nhiều không gian và dành thời gian chơi đùa cho bé, nhưng đừng cố gắng kiểm soát quá nhiều hoặc giảm thời gian chơi của bé – đặc biệt là những trò chơi sáng tạo, thể hiện tính lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm của con.

Bất kể những hoạt động bạn chọn là gì, hãy đảm bảo rằng những hoạt động đó mang lại thú vị cho con của bạn. Hãy bắt đầu từng bước nhẹ nhàng và dẫn dắt bé con của bạn trải nghiệm tất cả những gì thú vị nhất của tuổi thơ.

 

Bé ở độ tuổi mầm non thường có khả năng cảm thụ cao sự đa dạng văn hóa hơn người lớn rất nhiều.Ngôn ngữ thứ hai cũng giúp bé phát triển những loại trí thông minh như thông minh ngôn ngữ, thông minh không gian, kích thích kỹ năng đọc và mở rộng vốn từ vựng của bé đấy.

Đặt ra những câu hỏi khi xem chương trình tivi

Những trò chơi điện tử và video và chương trình giáo dục trên tivi vô cùng có ích với bé mầm non của bạn, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn lưu ý một số điều sau. Đầu tiên, bạn không nên cho bé ngồi một chỗ xem tivi vì bé cần tương tác với cha mẹ. Bạn cần cẩn thận chọn những chương trình chất lượng cao và xem cùng với bé. Nhiệm vụ của bạn chính là hướng dẫn và nhấn mạnh với bé những gì đang được trình chiếu.

Ngoài ra, bạn cũng nên giới hạn thời gian bé ngồi trước màn hình trong khoảng 1 – 2 giờ mỗi ngày, bao gồm cả thời gian ngồi trước tivi, máy tính hoặc trò chơi điện tử, cũng như đặt những vật dụng này ngoài phòng ngủ của bạn và bé.

Phát triển môi trường học của con

Nếu lớp học thể thao giúp bé vận động để phát triển thể chất và phát triển kỹ năng giao tiếp thì âm nhạc và nghệ thuật còn kích thích trí thông minh về khả năng cảm thụ và tưởng tượng. Tuy thế, không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy mỗi đứa trẻ cần phải thành thạo và giỏi đều tất cả các lĩnh vực bởi muốn con thông minh và giỏi giang hơn, bạn phải nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của con, sau đó tìm cho bé môi trường học phù hợp với những ưu điểm ấy của bé.

Giữ cho tinh thần của bé luôn vui vẻ và tích cực

Bạn hãy luôn để cho con mình được vui chơi tự do nhé. Bên cạnh đó, hãy luôn tạo thêm nhiều không gian và dành thời gian chơi đùa cho bé, nhưng đừng cố gắng kiểm soát quá nhiều hoặc giảm thời gian chơi của bé – đặc biệt là những trò chơi sáng tạo, thể hiện tính lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm của con.

Bất kể những hoạt động bạn chọn là gì, hãy đảm bảo rằng những hoạt động đó mang lại thú vị cho con của bạn. Hãy bắt đầu từng bước nhẹ nhàng và dẫn dắt bé con của bạn trải nghiệm tất cả những gì thú vị nhất của tuổi thơ.

 

Xem thêm: Kiến thức cần biết về bệnh Ung thư dạ dày

Rate this post
Exit mobile version