Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản, nơi phát ra âm thanh của họng bị tổn thương do kích ứng, viêm nhiễm dẫn đến đau họng, khó nuốt, mất giọng khản tiếng… Để tình trạng này nhanh chóng biến mất giúp sức khỏe sớm hồi phục, ngoài việc dùng thuốc thì người bệnh cũng cần xác định được bị viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì giúp bảo vệ thanh quản.
Triệu chứng viêm thanh quản
Thanh quản là nơi phát âm của họng, dây thanh đóng mở cùng với sự rung động, chuyển động tạo nên âm thanh. Khi bị viêm thanh quản, các dây thanh bị kích ứng, viêm nhiễm dẫn đến khàn giọng, thậm chí mất hẳn tiếng nói trong trường hợp này.
Nếu tình trạng này kéo dài dưới 3 tuần là viêm thanh quản cấp tính, nếu kéo dài trên 3 tuần là mãn tính. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus, vi khuẩn, hút nhiều thuốc lá, nói quá nhiều, trào ngược dạ dày, thường xuyên tiếp xúc phấn bụi, hóa chất độc hại…
Một số triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Mất giọng khó nói do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn tấn công, bị sưng tấy do hoạt động nhiều.
- Ngứa, vướng víu trong cổ họng khi thanh quản bị sưng tấy bất thường khiến người bệnh có cảm giác như có cục gì đó trong cổ họng.
- Khô cổ họng, nước bọt nhiều hơn bình thường.
- Có các triệu chứng ho khan, ho nổ cổ thậm chí ho có đờm và ngày một dữ dội hơn.
- Đau rát họng, cảm giác nóng rát khó chịu.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38,5 độ C.
Viêm thanh quản kiêng ăn gì?
Thức ăn thường ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng viêm ở thanh quản. Do đó để cơ thể nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần tránh chọn những thực phẩm có chứa chất kích thích niêm mạc họng khiến bệnh dai dẳng không khỏi và chuyển biến thành mãn tính. Vậy người viêm thanh quản không nên ăn gì?
1. Đồ ăn lạnh, cay nóng
Đồ ăn cay nóng luôn là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi chúng kích thích vị giác, khiến món ăn ngon và hấp dẫn hơn. Thế nhưng, khi bị viêm thanh quản, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng các thực phẩm có vị cay, quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ gây kích ứng cổ họng khiến thanh quản tổn thương nhiều hơn.
Nếu cố chấp sử dụng,
có thể gây ra ho nhiều, rát cổ nghiêm trọng, khản tiếng thậm chí mất giọng trong thời gian dài. Do đó, cần tránh xa các thực phẩm có chứa những gia vị như tiêu ớt. Hạn chế sử dụng đồ ăn nóng hoặc quá lạnh như kem, nước đá, thực phẩm được ướp lạnh để sử dụng…
2. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Một trong những thực phẩm nằm trong danh sách tuyệt đối phải tránh xa của người bệnh viêm thanh quản là đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ do quá trình chế biến như sào, rán, chiên. Các triệu chứng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu trong quá trình điều trị bạn liên tục sử dụng những thực phẩm này.
Khi vào họng, các thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ nhiễm vào vùng viêm làm bệnh thêm nặng và lâu khỏi. Hơn nữa, thực phẩm nhiều dầu thường có tính nóng gây nóng trong, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của cơ thể.
3. Thực phẩm có tính acid
Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm có tính acid khi bị viêm thanh quản nhất là những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Chúng có thể “đốt cháy” cổ họng của bạn và khiến tình trạng trào ngược acid dạ dày thêm nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm này là các loại quả chua chát như mận, táo chua, dứa, chanh, cà chua…
4. Đồ ăn cứng giòn
Đồ ăn cứng giòn khi đi vào cổ họng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến dây thanh quản khiến tình trạng sưng viêm ngày một nghiêm trọng hơn. Do đó, đây cũng là một trong những nhóm thực phẩm mà người bệnh không nên sử dụng. Các loại thực phẩm cần tránh xa là ngũ cốc, mì tôm sống, đồ ăn chiên hoặc rán giòn, các loại hạt…
5. Thức ăn nhiều ngọt hoặc quá mặn
Sử dụng quá nhiều đường không chỉ gây gia tăng lượng đường trong máu dẫn đến tiểu đường béo phì mà còn ảnh hưởng đến thanh quản. Nếu người bệnh viêm thanh quản sử dụng quá nhiều đường sẽ gây khó thở làm triệu chứng ho thêm nặng hơn.
Trong khi đó, các thức ăn quá mặn, nhiều muối thường dẫn đến dư thừa muối gây tích lũy chất lỏng trong cơ thể khiến tình trạng ho đờm nặng hơn. Tốt nhất nên sử dụng các thức ăn thanh đạm nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
6. Thực phẩm khác
Người bệnh cũng cần tránh sử dụng một số thực phẩm sau:
- Thuốc lá
- Rượu bia, đồ uống có gas
- Các chất kích thích như cà phê, trà
- Các loại cá trên da có phấn như cá hố, cá nục
- Socola, đậu phộng
- Các loại hải sản nhất là tôm, cua
Viêm thanh quản nên ăn gì?
Sau khi đã nắm được viêm thanh quản kiêng ăn gì hẳn người bệnh cũng thắc mắc đâu là những thực phẩm nên ăn, tốt cho quá trình hồi phục của cơ thể. Khi bị viêm thanh quản, những thực phẩm tốt cho sức khỏe cần bổ sung là:
1. Rau xanh, trái cây
Rau xanh và trái cây rất giàu vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể nhất là các vitamin A, C, E, chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm, tăng cường đề kháng, giảm tình trạng khó thở.
Các thực phẩm mà người bệnh nên sử dụng là việt quất, quả mâm xôi, dâu tây, bưởi, rau quả có màu xanh hoặc đỏ đậm bông cải xanh, rau bina, cà rốt, súp lơ, khoai lang…
Ngoài ra, người bệnh cũng nên chọn các thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng…
2. Thức ăn lỏng dễ nuốt
Khi bị viêm thanh quản, cổ họng bị viêm, khô, dễ kích ứng và đau rát. Do đó, nên chế biến thực phẩm thành dạng lỏng, mềm dễ nuốt để tránh gây tổn thương cho cổ họng. Các thực phẩm nên sử dụng là cháo, các món súp, nước luộc rau củ…
3. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bị viêm thanh quản nên uống nhiều sữa và các chế phẩm làm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp. Tốt nhất nên sử dụng sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, tăng cường sức đề kháng. Sữa và các sản phẩm từ sữa rất giàu protein, vitamin D, canxi và nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Cách làm giảm viêm thanh quản qua ăn uống
Người bệnh viêm thanh quản có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng cách:
1. Uống nhiều nước ấm
Theo Hiệp hội Chỉnh hình Mỹ (AOA), nước ấm là liều thuốc tốt nhất cho người bệnh viêm thanh quản, viêm họng. Nó không chỉ giúp làm dịu cổ họng, long đờm, giảm chất nhầy mà còn cải thiện các triệu chứng tắc nghẽn và nghẹt mũi.
Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước còn giúp hỗ trợ đào thải độc tố ra ngoài cơ thể nhanh hơn để hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi. Do đó, người bệnh viêm thanh quản nên thường xuyên uống nước ấm, có thể thay thế bằng canh hoặc súp để giảm đau.
2. Trà gừng
Theo Đông y, gừng vị cay, tính ấm, đi vào kinh phế, tỳ vị. Có tác dụng tán hàn ôn trung, giải độc, chữa các bệnh về đường hô hấp như đau họng, ho viêm xoang, dị ứng mũi. Có thể chữa chứng đau họng do viêm thanh quản bằng cách lấy một củ gừng giã dập hoặc thái lát mỏng hãm với nước sôi, uống khi còn ấm.
Để dễ uống, có thể thêm một ít chanh tươi hoặc mật ong khuấy đều nhằm tăng hiệu quả. Sử dụng mỗi ngày vào buổi sáng sẽ giúp cổ họng bạn cảm thấy dễ chịu và giảm ho hiệu quả hơn.
3. Gừng và củ cải trắng
Nếu bị ho, đau họng, khàn hoặc mất tiếng, bạn có thể sử dụng gừng và củ cải trắng để hỗ trợ điều trị. Cách thực hiện như sau:
- Lấy 50g gừng tươi, 50g củ cải trắng cạo sạch vỏ
- Rửa sạch, giã nhỏ, thêm một ít muối hạt để dùng
- Ngậm hỗn hợp này và nuốt từ từ để các dưỡng chất thấm sâu giúp giảm đau họng và ho.
4. Cam thảo
Cam thảo có khả năng chống và tiêu viêm hiệu quả nên thường được sử dụng để chữa viêm thanh quản. Trong Đông y, cam thảo có tác dụng giảm đau họng, chống viêm đặc biệt là viêm thanh quản. Để hỗ trợ điều trị, bạn chỉ chỉ ngậm 1 – 2 lát cam thảo mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh cải thiện hiệu quả.
5. Mật ong
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, mật ong có chứa nhiều vitamin A, B, C, E, các chất chống oxy hóa, nguyên tố vi lượng, men và khoáng chất rất tốt để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, mật ong thường được sử dụng để chữa viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.
Khi bị viêm thanh quản, có thể ngậm 1 thìa nhỏ mật ong trong 3 – 5 phút rồi nuốt dần. Hoặc cũng có thể lấy một lượng nhỏ mật ong với 4 – 5 lá húng chanh cho vào chén rồi hấp cách thủy, gạn lấy nước để uống, bỏ bã. Ngoài ra, sử dụng mật ong với đường phèn, gừng hoặc chanh cũng là một trong những cách giảm nhanh các triệu chứng bệnh được nhiều người áp dụng.
Trên đây là một số thông tin giúp người bệnh xác định được viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tiến hành điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh viêm thanh quản – Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Thuốc Đông y điều trị bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, ho
Xem thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Trung tâm Y khoa Đại học Đà Nẵng