Các biến chứng do bệnh vảy nến gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nhất là khi tình trạng da bị tổn thương lan rộng ra các bộ phận khác trên cơ thể. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, suy giảm chức năng của hệ tim mạch, thận, xương khớp,…
Các biến chứng của bệnh vảy nến
Theo cơ chế hoạt động bình thường, một khi tế bào da cũ chết đi nó sẽ bong ra để nhường chỗ cho tế bào da mới. Tuy nhiên, trường hợp người mắc bệnh vảy nến da sẽ không diễn ra hiện tượng đó như bình thường.
Thay vào đó, lớp da chết và lớp da mới bị rối loạn chuyển hóa. Chúng hình thành và mất đi liên tục, dẫn đến tế bào cũ – mới xếp chồng lại nhau. Lúc này, da sẽ dần hình thành lớp sừng dày, đỏ, có vảy màu trắng nổi cộm lên bề mặt dạ. Người bệnh sẽ bị ngứa, đau rát ở khu vực da gặp vấn đề.
Bệnh vảy nến là bệnh về da mãn tính có thể tái phát nhiều lần. Theo thống kê, bệnh đã gây ra ảnh hưởng cho 2% – 3% dân số thế giới, tương đương với 125 triệu người. Còn ở nước ta, số người mắc bệnh chiếm tỷ lệ 5% – 7%, theo số liệu được thống kê dựa trên báo cáo của các phòng khám da liễu.
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Nếu không được phát hiện và điều trị, vảy nến có thể gây ra nhiều biến chứng. Đặc biệt, khi vùng da tổn thương bắt đầu lây lan sang các khu vực khác, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống người bệnh. Dưới đây là một vài biến chứng nghiêm trọng của bệnh vảy nến:
Biến chứng về xương khớp
Biến chứng vảy nến có thể khiến xương khớp bị ảnh hưởng. Đây là tình trạng thường gặp. Có tới 10% – 30% tỷ lệ bệnh nhân bị vảy nến gặp các vấn đề về xương khớp, điển hình là tình trạng viêm. Người bệnh viêm khớp do vảy nến thường có các triệu chứng như:
- Khớp ngón tay, chân, khuỷu tay và cột sống có biểu hiện sưng, đỏ.
- Đồng thời, khớp sẽ bị đau, xơ cứng nhất là khi vừa mới ngủ dậy vào buổi sáng.
- Cơn đau có thể trở nên dữ dội ở gót chân, dây chằng, những nơi có gân,…
- Người bệnh không thể vận động như bình thường, cơ thể trở nên mệt mỏi.
- Nhiều trường hợp người bệnh vảy nến nặng lâu dần bị viêm cột sống, xương chậu,…làm dây chằng, khớp, gân ở cột sống bị tổn thương.
Biến chứng về nội tiết
Nguy cơ biến chứng đái tháo đường tuýp 2 là khá cao đối với những bệnh nhân mắc vảy nến. Bởi, do những ảnh hưởng mà bệnh gây ra, nồng độ insulin trong máu có thể thay đổi, đặc biệt là tình trạng kháng insulin.
Tình trạng vảy nến càng nặng thì nguy cơ này càng cao. Ngoài ra, người bệnh vảy nến nếu không có phương pháp kiểm soát bệnh đúng cách có thể mắc phải bệnh rối loạn chuyển hóa. Cơ thể có thể bị dư cân, béo phì, gan nhiễm mỡ,…
Biến chứng về tim mạch
Bệnh vảy nến có thể gây ra biến chứng lên hệ thống tim mạch. Điều này dẫn đến nguy cơ cao huyết áp tăng cao. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tỷ lệ người bị lên cơn đau tim tăng cao gấp 3 lần so với bình thường đối với bệnh nhân bị vảy nến.
Song song đó, tình trạng cao huyết áp gặp phải ở người bệnh vảy nến là 20%. Trường hợp vảy nến nặng có thể lên đến 47%. Đồng thời, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây tác dụng phụ. Cụ thể, lượng cholesterol trong máu người bệnh gia tăng, kéo theo nguy cơ đột quỵ, suy tim,…
Biến chứng về thận
Một vài trường hợp người bệnh vảy nến xuất hiện dấu hiệu suy thận. Chuyên gia cho rằng đây là một biến chứng do bệnh gây ra. Nguy cơ cao hơn khi người bệnh không điều trị đúng cách, tự ý mua thuốc sử dụng hoặc sử dụng không đúng liều lượng của bác sĩ.
Thận sẽ gặp phải nhiều vấn đề, suy giảm chức năng. Biến chứng vảy nến này được cho là khá nghiêm trọng. Nếu không phát hiện và can thiệp sớm, những thương tổn lâu ngày có thể làm chức năng của thận không còn khả năng phục hồi.
Biến chứng về tính giác
Bên cạnh suy giảm thị lực, vảy nến nặng có thể làm người bệnh giảm thính lực. Nguyên nhân là do tai trong gặp những tổn thương khi bệnh vảy nến lây lan. Vì thế mà người bệnh không còn nghe được âm thanh như bình thường.
Biến chứng về thị lực
Vảy nến xuất hiện ở khu vực xung quanh mắt gây ngứa, rát, khô mắt và một số rối loạn ở đồng tử. Người bệnh có nguy cơ cao bị viêm màng bồ đào, viêm kết mạc,…Thậm chí, trường hợp không kịp thời điều trị, nguy cơ suy giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn có thể xảy ra.
Biến chứng ở miệng
Khoang miệng người bệnh dần xuất hiện những màng nhầy do biến chứng vảy nến. Lưỡi, nướu, má trong là các bị trí dễ bị tổn thương nhất.
Ảnh hưởng tâm lý
Những tổn thương trên bề mặt da lộ rõ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chính vì thế, người bệnh có thể rơi vào trạng thái tự ti, mặc cảm. Cộng hưởng với cảm giác lo âu về bệnh lý khiến người bệnh ngại giao tiếp, mệt mỏi,…Nguy cơ cao gây bệnh trầm cảm.
Cách phòng ngừa biến chứng bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến có thể tái đi tái lại nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc đúng cách. Bên cạnh đó, như trên cũng đã đề cập đến những biến chứng vảy nến nguy hại trường hợp điều trị sai hoặc không điều trị bệnh. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan và cần can thiệp để phòng ngừa những nguy cơ không mong muốn xảy ra.
Dưới đây là một số lưu ý giúp người bệnh bảo vệ da, phòng tránh biến chứng vảy nến ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe:
Chăm sóc da
Chăm sóc da đúng cách sẽ giúp bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường. Đặc biệt là bước dưỡng ẩm, việc này sẽ giúp da có được độ ẩm lý tưởng để ngăn ngừa tình trạng khô da khiến nguy cơ mắc bệnh vảy nến tăng cao.
Ngoài ra, nếu trong quá trình điều trị, người bệnh không dưỡng ẩm đúng cách có thể làm cho lớp da bị tổn thương bong tróc nhiều hơn, thậm chí là nứt nẻ, chảy máu. Người bệnh nên sử dụng những loại sữa tắm nhẹ dịu, không chứa nhiều chất tẩy, hương liệu có thể ảnh hưởng đến bệnh.
Bên cạnh đó, tránh sử dụng móng tay hoặc các vật cứng cào gãi vết thương. Điều này có thể khiến da trầy xước, nhiễm trùng nguy hiểm. Trong nhà, người bệnh cũng có thể lắp một máy tạo độ ẩm. Nhờ đó, làn da có thể được giữ ẩm tốt, nhất là vào những khi thời tiết hanh khô.
Tránh căng thẳng
Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân làm bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn. Theo thống kê cho thấy có đến 68% trường hợp bùng phát bệnh do tình trạng tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài gây nên. Chính vì thế, người bệnh nên thả lỏng cơ thể, dành thời gian nghỉ ngơi.
Mặc dù bệnh gây ra những tổn thương ngoài da dễ nhận thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên có nhiều biện pháp khắc phục, khống chế không cho bệnh lây lan. Do đó, khi nhận thấy bệnh mới khởi phát, người bệnh hãy nhanh chóng can thiệp. Điều này sẽ giúp cho vảy nến không có cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, tránh để cơ thể bị áp lực, lo âu. Thay vào đó bạn có thể thực hành một số bài tập yoga, thiền để cân bằng cảm xúc.
Bổ sung vitamin D
Thiếu vitamin là một trong các nguyên nhân khiến bệnh vảy nến khởi phát mạnh mẽ, nhất là vitamin D. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh vảy nến nên bổ sung và duy trì lượng vitamin D trong cơ thể ở mức ổn định để ngăn những biến chứng vảy nến không mong muốn.
Có nhiều cách bổ sung loại vitamin này như tắm ánh nắng mặt trời buổi sáng
, bổ sung thực phẩm có vitamin D (cá hồi, sữa, ngũ cốc,…).
Xây dựng chế độ ăn uống
Để ngăn ngừa những biến chứng do bệnh vảy nến gây ra, chế độ ăn uống đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý, vảy nến sẽ có ít điều kiện bùng phát. Kiểm soát tốt lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Chính vì thế, thay vì ăn uống không kiểm soát, người bệnh nên lựa chọn thực phẩm tốt để dung nạp vào cơ thể. Tránh những loại có hại cho sức khỏe tổng thể và đối với bệnh vảy nến. Đặc biệt nên hạn chế thực phẩm chứa gluten.
Tránh để da bị tổn thương
Tránh để da bị tổn thương như trầy xước là cách giúp ngăn ngừa bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn. Hạn chế việc vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công vào sâu bên trong gây hại cho sức khỏe. Người bệnh cần cắt móng tay, cẩn thận trong quá trình cạo râu, tránh để côn trùng đốt,… để bảo vệ làn da nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Biến chứng vảy nến tương đối nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc điều trị và có biện pháp phòng tránh bệnh bùng phát mạnh mẽ là việc thật sự cần thiết. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên nhanh chóng can thiệp để ngăn không cho bệnh phát triển gây nguy hại.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách trị vảy nến bằng nghệ và đánh giá hiệu quả
- Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian
- Chữa vảy nến bằng tỏi được không? Cách thực hiện