Tây y, thuốc nam, đông y là 3 cách chữa viêm amidan mãn tính phổ biến nhất hiện nay. Mỗi biện pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt, phù hợp với từng đối tượng người bệnh khác nhau. Hãy cùng lắng nghe chuyên gia tư vấn để chọn lựa được giải pháp điều trị viêm amidan mãn tính tốt nhất dành cho mình nhé!
Cách chữa viêm amidan mãn tính hiện nay
Viêm amidan mãn tính là giai đoạn nguy hiểm cần được điều trị dứt điểm. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan trong điều trị.
Chữa viêm amidan mãn tính bằng thuốc nam
Từ xa xưa, các nam dược như xạ can (rẻ quạt), húng tần, sinh khương (gừng), cây lược vàng, cát cánh, huyền sâm, đinh lăng, trám chua, trầu không, dấp cá… đã được ông cha ta ứng dụng nhiều trong chữa trị viêm amidan. Người bệnh có thể lựa chọn một trong các nam dược này để hỗ trợ điều trị viêm amidan mãn tính hiệu quả hơn.
Trên thực tế, nhiều người bệnh đã áp dụng bài thuốc nam dược để chữa viêm amidan và cho thấy hiệu quả tích cực. Các nam dược này có thể chữa được bệnh là nhờ vào khả năng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, sát trùng của chúng. Người bệnh có thể tham khảo một trong số bài thuốc sau:
- Cây xạ can: Lấy 1 củ xạ can rửa sạch rồi đem nướng chín. Sau đó rắc một ít muối vào để ủ trong hũ thủy tinh kín. Mỗi ngày lấy một ít hỗn hợp ra ngậm, thực hiện 2-3 lần/ngày. Lưu ý: Ngậm xong thì bỏ bã, không nuốt và củ xạ can phải nướng thật chín mới được dùng.
- Húng tần: 20g lá húng tận sau khi rửa sạch thì đem giã nát, trộn đều với 20g đường phèn và một ít nước sôi. Sau đó chắt phần nước cốt để uống, bỏ phần bã. Thực hiện bài thuốc 2-3 lần/ngày.
- Sinh khương (gừng): Lấy 1 củ gừng thái thành lát mỏng, trộn đều với 2-3 muỗng mật ong, đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó bỏ bã và chắt lấy cốt ngậm trong miệng, sau đó nuốt xuống. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
- Cây lược vàng: Cây lược vàng sau khi rửa sạch thì ngâm với nước muối, để ráo nước. Sau đó thì xắt nhỏ, trộn cùng ít muối hạt. Nhai và ngậm hỗn hợp trong miệng, nuốt phần nước, không nuốt bã.
- Cát cánh: Cam thảo và cát cánh lấy theo tỷ lệ 1:1, sau khi phơi khô thì trộn lẫn với nhau, tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy một ít bột pha cùng nước ấm, thực hiện 3-4 lần/ngày.
- Huyền sâm: 4 quả trám chua sắc cùng 9g huyền sâm thay cho nước lọc uống hàng ngày. Thực hiện liên tục cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
- Đinh lăng: Lấy 20g lá đinh lăng rửa sạch, đổ thêm 3 bát nước vào sắc cho đến khi còn 1 bát thì tắt bếp. Ngậm thuốc trong cổ họng rồi nuốt xuống từ từ. Mỗi ngày uống thuốc 2-3 lần.
Cây thuốc nam có nhiều dược tính tốt nhưng khi kết hợp riêng lẻ thì không thể trị hết gốc viêm amidan mãn tính. Người bệnh chỉ sử dụng các bài thuốc trên như một biện pháp hỗ trợ, bên cạnh phương pháp chuyên sâu khác. Các bài thuốc này sẽ giúp người bệnh thuyên giảm triệu chứng, hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi phối hợp thuốc.
Thuốc điều trị viêm amidan mãn tính
Theo quan điểm của y học hiện đại, viêm amidan tái phát nhiều lần trong năm thì được gọi là mãn tính. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phần lớn là do vi khuẩn và virus tiếp tục phát triển từ giai đoạn cấp. Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng xuất hiện, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị phù hợp cho người bệnh. Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Zinnat, cephalexin, clamoxyl, augmentine…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol), Aspirin. Tuyệt đối không dùng Aspirin cho người
- Thuốc chống xung huyết, giảm phù nề: Các men chống viêm a choay, amitase
- Thuốc trị ho: Thành phần chứa Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan.
- Thuốc điều trị tại chỗ: Súc họng (nước muối sinh lý hoặc dung dịch kiềm loãng như bicarbonat natri…), thuốc sát khuẩn (betadine, oropivalone, lysopaine…).
Phần lớn nguyên nhân gây ra viêm amidan là do virus. Trong trường hợp này, tây y chỉ dùng thuốc điều trị triệu chứng và để cơ thể tự miễn dịch tiêu diệt tác nhân. Bởi kháng sinh chỉ có tác dụng diệt khuẩn còn với virus thì vô hiệu.
Việc sử dụng thuốc tây y điều trị dài ngày cũng đem lại tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày… Có những người bị dị ứng với thuốc kháng sinh gây phát ban, khó thở. Trong trường hợp này thì cần cấp cứu để xử lý ngay, tránh sốc phản vệ gây tử vong.
Có nên cắt amidan mãn tính không?
Khi điều trị nội khoa trở nên không hiệu quả, amidan tái viêm nhiều lần thì bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật. Ngoài ra, amidan phát triển phì đại, chặn đường thở hoặc người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng thì cũng cần cắt bỏ.
Khi cắt amidan, người bệnh cần đảm bảo có sức khỏe tốt. Trường hợp bị bệnh tim, huyết áp, bệnh về máu thì tuyệt đối không cắt amidan. Ngay cả khi đã đủ tiêu chuẩn sức khỏe, người bệnh cũng cần chuẩn bị tâm lý để đối mặt với rủi ro phẫu thuật. Chẳng hạn như khó cầm máu, nhiễm trùng, phù nề các mô quanh amidan, sốc phản vệ khi gây mê…
Đứng trên quan điểm của khoa tai – mũi – họng, việc cắt amidan trong những trường hợp được quy định là điều cần thiết. Bởi thuốc điều trị đã không còn hiệu quả và loại bỏ ổ viêm là giải pháp cuối cùng. Còn với nhi khoa, trẻ dưới 5 tuổi thì không nên cắt amidan. Vì đây là thời điểm amidan đảm nhiệm vai trò chính trong việc sản sinh các tế bào miễn dịch tại họng. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp khác. Chưa kể trẻ cũng dễ gặp biến chứng khi thực hiện phẫu thuật. Thực tế, bệnh nhân có thể không cắt amidan mà vẫn loại bỏ được ổ viêm hoàn toàn nếu điều trị bằng đông y.
Cách chữa viêm amidan mãn tính bằng đông y
Với ưu điểm bào chế thuốc từ thảo dược tự nhiên, tác động sâu vào gốc rễ của bệnh, giúp tái tạo amidan bị tổn thương và nâng cao sức đề kháng, đông y có thể coi là giải pháp tối ưu nhất trong điều trị viêm amidan mãn tính. Đặc biệt là người có sức đề kháng yếu, không đáp ứng tốt với tây y hay không thể phẫu thuật như phụ nữ có thai, trẻ nhỏ…
Theo quan điểm của y học cổ truyền. viêm amidan mãn tính là chứng hư hỏa nhũ nga. Họng hầu là cửa ngõ của phế (phổi) vào cơ thể, amidan nằm ở cửa ngõ này nên nguyên khí dễ bị hao tổn. Khi chính khí hư thì càng không đủ sức để chống lại ngoại tà (phong, hàn, thấp). Ngoài ra, phong nhiệt nhũ nga (viêm amidan cấp) hoặc phong nhiệt hầu tý (viêm họng) trị chưa sạch có thể khiến hỏa độc tích tụ nhiều trong cơ thể. Điều này dẫn đến việc amidan bị tái phát tổn thương nhiều lần.
Lý giải từ căn nguyên này, muốn điều trị viêm amidan mãn tính thì phải phục hồi chính khí để đẩy lùi ngoại tà. Các tạng phủ có liên quan bị suy yếu thì cần điều dưỡng để phục hồi công năng, nhằm xóa sạch nội tà tự sinh. Sau đó, các triệu chứng của bệnh sẽ tự thuyên giảm rồi biến mất.
Cơ chế trị bệnh từ gốc đồng thời chú trọng dưỡng sinh sẽ cho hiệu quả toàn diện, bền lâu. Người bệnh được nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch hoạt động tốt sẽ có khả năng tiêu diệt tác nhân gây hại. Vậy nên đông y có thể điều trị tốt cả viêm amidan do virus.
Để điều trị viêm amidan mãn tính, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
- Bài 1: Bắc sa sâm, Thái tử sâm, Mạch đông, Huyền sâm, Tang bạch bì mỗi loại 12g, Xạ can 8g. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc uống, thuốc sắc chia làm 2 lần sử dụng trong ngày.
- Bài 2: Tri mẫu, Hoàng bá 10g, Đan bì, Ngưu tất, Địa cốt bì, Huyền sâm, Thạch hộ, Phục linh, Sơn thù du, Trạch tả, Sơn từ cô mỗi loại 10g. Sơn dược 20g, Thục địa 25, Mạch đông 15g. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc uống, thuốc sắc chia làm 3 lần sử dụng trong ngày.
Đông y điều trị từ căn nguyên gây bệnh và sử dụng thảo dược tự nhiên nên tác động chậm rãi. Người bệnh phải kiên trì sử dụng thuốc, không được bỏ lỡ liệu trình mới đạt được hiệu quả trị bệnh cao. Để có được bài thuốc phù hợp với thể trạng nhất, người bệnh nên đến nhà thuốc đông y chẩn mạch và bốc thuốc trực tiếp. Hãy tìm hiểu và lựa chọn những phòng khám uy tín, bác sĩ có chuyên môn giỏi để điều trị.
Lưu ý trong chữa trị viêm amidan mãn tính người bệnh cần nhớ
Bên cạnh việc lựa chọn một phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh cũng cần lưu ý phối hợp một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Theo đó:
- Luôn giữ vệ sinh cho hầu họng, đánh răng và súc họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
- Trong những đợt cấp của viêm amidan nên ăn thức ăn dạng lỏng, ấm, hạn chế ăn đồ cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, giúp amidan được cấp ẩm, họng bớt khô rát, khó chịu.
- Tăng cường sung thuốc nâng cao sức đề kháng hoặc bồi bổ thông qua thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Ăn nhiều các thực phẩm chứa vitamin A, E để tái tạo niêm mạc bị tổn thương nhanh chóng.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, hạn chế ăn những thực phẩm chua cay, dầu mỡ, nhiều đường…khiến cơ thể tích tụ nhiệt độc nhiều hơn.
- Khi đi ra ngoài hoặc đến nơi công cộng phải chú ý đeo khẩu trang đầy đủ.
Các cách chữa viêm amidan mãn tính trên đây đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Người bệnh hãy nhắc kỹ về thể trạng sức khỏe để lựa chọn được phương án điều trị tối ưu nhất. Tuyệt đối không được chủ quan trong chữa viêm amidan mãn tính để tránh tình trạng gặp biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Cảnh báo biến chứng viêm amidan nguy hiểm và cách điều trị
Tác dụng của amidan với sức khỏe và lý do cần bảo vệ
Xem thêm: Thuốc Phosphalugel (Dạ dày chữ P): Cách sử dụng và lưu ý