Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay. Theo đánh giá từ các chuyên gia thì căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên càng lâu dài không điều trị có thể dẫn đến tàn tật, teo cơ vì thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng. Vậy làm sao để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay và điều trị sớm?

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa nằm ở vị trí chính giữa lòng bàn tay và cẳng tay bị đè ép hoặc bó chặt. Lúc này, người bệnh sẽ cảm giác đau nhức, tê và ngứa ran ở cả bàn tay hoặc 4 ngón đầu tiên. Nguyên nhân là do dây thần kinh giữa có nhiệm vụ điều khiển hoạt động và cảm giác của các ngón tay (trừ ngón út).

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị tổn thương

Theo chia sẻ từ các chuyên gia thì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hội chứng ống cổ tay như do di truyền, do lặp đi lặp lại cùng một chuyển động tay, thực hiện các thao tác cong hoặc duỗi bàn tay quá mức, sau những tổn thương hoặc phẫu thuật cổ tay, do các bệnh lý tiềm ẩn khác…

Bên cạnh đó, các triệu chứng về hội chứng ống cổ tay hầu như đều xảy ra vào ban đêm. Bởi vì khi đi ngủ vào ban đêm chúng ta sẽ có xu hướng gập cổ tay lại, điều này vô tình làm tăng áp lực lên dây thần giữa.

Và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng này sẽ xuất hiện với tần suất cao hơn, kể cả ban ngày gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc như gây khó khăn trong việc lái xe, đánh máy tính…

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Hiện nay, việc chẩn đoán hội chứng ống cổ tay có thể thực hiện được thông qua 2 phương pháp gồm chẩn đoán tại nhà và chẩn đoán tại bệnh viện.

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay tại nhà

Tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh

Trên thực tế, không ai có thể hiểu rõ các triệu chứng xảy ra với cơ thể mình bằng chính bản thân mình. Vì vậy, hãy quan sát và đánh giá xem bản thân có đang mắc phải một hay nhiều yếu tố nguy cơ có thể mắc phải hội chứng ống cổ tay hay không.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay

Cách nhận biết triệu chứng của hội chứng ống cổ tay

Hãy chủ động quan sát và đánh giá các triệu chứng, nếu nhận thấy một trong năm các triệu chứng xuất hiện ở bàn tay, cổ tay, cánh tay…dưới đây:

Theo dõi các triệu chứng

Việc theo dõi các triệu chứng một cách sát sao sẽ giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác hơn. Cụ thể như sau:

Áp dụng thử phương pháp Phalen

Đây là một phương pháp đơn giản giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.

Cách thực hiện như sau:

Phương pháp Phalen cũng là một cách chẩn đoán tại nhà hiệu quả và dễ thực hiện

Áp dụng một số phương pháp chẩn tại nhà khác

Còn rất nhiều phương pháp khác giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay như:

Cân nhắc việc đi khám bác sĩ

Nếu triệu chứng không thuyên giảm, ngày càng nghiêm trọng hơn, đau không thể chịu đựng được và khó làm việc, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể chẩn đoán, điều trị triệu chứng đúng cách và loại trừ tất cả các căn bệnh nghiêm trọng mà bạn có thể mắc phải.

Phương pháp chẩn đoán ống cổ tay tại bệnh viện

Nếu các triệu chứng như vừa kể trên xuất hiện và ngày càng có xu hướng trầm trọng hơn khiến bạn bị đau, khó chịu không thể chịu đựng được. Thậm chí gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác bệnh cũng như có hướng điều trị đúng cách.

Đầu tiên, cũng giống với những gì bạn đã từng thực hiện tại nhà, bác sĩ sẽ đánh giá bàn tay và cổ tay của bạn bằng nhấn trực tiếp vào một vài huyệt để kích thích dấu hiệu đau nhức, tê tay. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ quan sát bằng mắt thường để kiểm tra xem có vị trí nào bị sưng hoặc nhạy cảm hay không.

Trường hợp bạn bị đau dữ dội sau những bài kiểm tra thì sẽ được chỉ định thực hiện tiếp tục một số xét nghiệm khác để tăng độ chính xác của kết quả khám bệnh.

Lúc này, để có thể chẩn đoán chính xác cũng như biết được bệnh đang ở mức độ nào, khả năng hồi phục ra sao, thời gian điều trị có lâu không và tiên lượng trước những tổn thương có thể xảy ra tại bàn tay khi chưa có bất kỳ một biểu hiện lâm sàng nào thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện 2 phương pháp gồm siêu âm đầu dò phẳng tần số cao và điện thần kinh.

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay bằng các thiết bị y tế sẽ giúp đem lại kết quả chính xác nhất

Tóm lại, việc đánh giá sơ bộ và trực quan ở những vị trí cần thiết là yếu tố bắt buộc để bác sĩ có hướng chẩn đoán kết quả chính xác. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành nghiệm phám Phalen để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay.

Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán khác

Bên cạnh những phương pháp vừa kể trên thì theo y học hiện đại thì vẫn còn một số phương pháp khác giúp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Bao gồm:

Xét nghiệm máu

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện xét nghiệm máu nhằm loại trừ được các căn bệnh khác như bệnh tuyến giáp, viêm thấp khớp cũng như các bệnh lý tiềm ẩn khác. Sau khi có kết quả xét nghiệm thì bác sĩ sẽ dễ dàng chẩn đoán chính xác liệu có phải là hội chứng ống cổ tay hay không.

Chụp tia X

Sau khi đã loại trừ các bệnh khác bằng phương pháp xét nghiệm máu thì tiếp theo bác sĩ cũng sẽ chỉ định cho bạn thực hiện xét nghiệm hình ảnh. Với phương pháp chụp X-quang nhằm loại trừ các nguyên gây ra tình trạng đau nhức cổ tay như gãy xương hoặc viêm khớp dạng thấp.

Siêu âm ống cổ tay

Tiến hành siêu ấm ống cổ tay bằng kỹ thuật siêu âm cơ xương khớp. Với việc sử dụng sóng âm ở tần số cao để hiển thị cấu trúc của dây thần kinh giữa và phản chiếu hình ảnh những tổn thương ở cổ tay với chất lượng, độ phân giải không gian cao.

Đo điện cơ

Với phương pháp đo điện cơ, bác sĩ sẽ dùng các kim nhỏ châm vào cơ nhằm hỗ trợ đo độ phóng điện. Thông qua phương pháp này không chỉ giúp xác định chính xác những tổn thương xảy ra ở bàn tay, cổ tay mà còn giúp loại trừ một số bệnh khác.

Lưu ý: có thể bạn sẽ được cho uống thuốc giảm đau trước khi tiến hành đo điện cơ.

Xét nghiệm dẫn truyền thần kinh

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay sẽ giúp xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh và điều trị sớm

Xét nghiệm này có tác dụng giúp phát hiện lỗi trong quá trình vận hành hệ thần kinh (nếu có) nhằm xác định xem bạn có mắc phải hội chứng ống cổ tay hay không.

Khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được gắn 2 thiết bị đo điện cực vào 2 bàn tay và cổ tay. Sẽ có một cú giật nhẹ tác động vào dây thần kinh giữa để đánh giá xem xung điện nằm trong ống cổ tay có phản ứng và hoạt động chậm lại hay không.

Chụp ảnh điện tử

Thử nghiệm này nhằm đo được lượng chất thải điện nhỏ phát sinh trong các khớp cơ. Lúc này, bạn sẽ được chèn một điện cực mỏng vào trong một số cơ để khi cơ co lại và nghỉ ngơi mới có thể đánh giá được hoạt động điện cơ.

Phương pháp này có thể giúp xác định sự tổn thương của cơ và loại trừ các bệnh khác.

Tóm lại, có rất nhiều phương pháp tối ưu có thể dùng để xét nghiệm chẩn đoán hội chứng ống cổ tay một cách chính xác. Tất cả đều giúp phát hiện các tổn thương ở giai đoạn sớm và tiến hành điều trị dứt điểm, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện uy tín để thực hiện các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hội chứng ống cổ tay nhé.

Có thể bạn quan tâm: Nhóm thực phẩm giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Nguồn: https://ihs.org.vn/chan-doan-hoi-chung-ong-co-tay-39158.html

Xem thêm: Bị trào ngược dạ dày ăn gì, kiêng gì để tốt cho sức khỏe? [Đọc ngay]

Rate this post
Exit mobile version