Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày (có video hướng dẫn)

Thực tế cho thấy, áp dụng bấm huyệt đúng cách có thể giúp khắc phục tạm thời những cơn đau dạ dày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về cách thức thực hiện liệu pháp điều trị này. Liệu có nên bấm huyệt để chữa đau dạ dày? Bấm như thế nào để đem lại hiệu quả tối ưu. Cập nhật thông tin từ bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Có thể áp dụng liệu pháp bấm huyệt để hỗ trợ chữa đau dạ dày

Bấm huyệt chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Bấm huyệt là một trong những liệu pháp chữa bệnh của y học cổ truyền còn có giá trị cho đến ngày nay. Liệu pháp này tận dụng lực từ các đầu ngón tay để tác động vào các huyệt đạo. Mục đích là để giải phóng khí trệ, lưu thông khí huyết và giải trừ nhiệt thấp ở trong cơ thể.

Phương pháp bấm huyệt hoạt động dựa theo nguyên lý phá uất kết để hỗ trợ giảm đau. Hiện nay, cách này được áp dụng trong khắc phục nhiều bệnh lý thường gặp – trong đó có tình trạng đau dạ dày.

Theo ghi chép từ các tài liệu y học cổ truyền, đau dạ dày chính là chứng “vị quản thống”. Cơn đau thường khởi phát do ăn uống cũng như sinh hoạt không điều độ khiến cho khí trệ ở Tỳ và Vị. Từ đó khiến cho chức năng của dạ dày và tiêu hóa bị suy giảm. Gây ra một số triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày hay buồn nôn…

Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc dùng thuốc còn có thể áp dụng cách xoa bóp bấm huyệt. Tác dụng lực vào các huyệt vị sẽ giúp giải phóng khí trệ và tăng tuần hoàn máu. Nhờ đó mà có thể làm giảm các cơn đau một cách tức thì.

Khi tình trạng đau dạ dày thường xuyên phát sinh, bạn có thể bấm huyệt để cải thiện cơn đau. Tác động vào những huyệt đạo có mối tương quan với dạ dày còn giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa, co bóp cũng như bài tiết dịch vị.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, cách này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Không thể tác động toàn diện đến căn nguyên của bệnh. Với những trường hợp bị đau nghiêm trọng, cần phải tích cực dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ. Bởi lúc này, liệu pháp bấm huyệt thường không mang lại cải thiện lâm sàng.

Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau dạ dày

Việc bấm huyệt chữa đau dạ dày chỉ thật sự mang đến hiệu quả tốt khi bạn thực hiện đúng cách. Day bấm huyệt cần kết hợp với bước xoa bóp trước đó để nâng cao hiệu quả giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

1. Xoa bóp vùng bụng trước khi bấm huyệt chữa đau dạ dày

Thực hiện các thao tác xoa bóp vùng bụng trước khi bấm huyệt sẽ giúp làm nóng phần mô mềm. Đồng thời có khả năng kích thích tuần hoàn máu và tăng cường nhu động ruột.

Bên cạnh đó, việc xoa bóp còn giúp cơ thể làm quen dần với lực tác động từ bàn tay. Nhờ đó hạn chế được tình trạng đau nhức và khó chịu khi day ấn các huyệt vị.

Trước khi bấm huyệt nên xoa bóp để làm nóng vùng bụng để giúp cải thiện tuần hoàn máu tốt hơn

Trước khi bấm huyệt chữa đau dạ dày, cần xoa bóp vùng bụng theo các bước dưới đây:

**Lưu ý: Trước khi xoa bóp vùng bụng có thể dùng tinh dầu để thoa một lớp mỏng nhẹ lên bụng. Điều n
ày sẽ giúp làm nóng và hỗ trợ tốt hơn cho quá trình tuần hoàn máu, nâng cao tác dụng của việc xoa bóp.

2. Xác định vị trí huyệt và hướng dẫn cách thực hiện

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ những vị trí huyệt có tác động đến cơn đau cũng như hoạt động của hệ tiêu hóa. Bao gồm 5 huyệt chính là huyệt cự khuyết, huyệt thượng quản, huyệt túc tam lý, huyệt lậu cốt, huyệt công tôn. Sau đó mới tiến hành day ấn huyệt.

Cần xác định chính xác vị trí các huyệt đạo cần tác động trước khi thực hiện bấm huyệt

Xác định vị trí và bấm huyệt theo hướng dẫn sau:

– Day ấn huyệt Cự khuyết:

– Day ấn huyệt Thượng quản:

– Day ấn huyệt Túc tam lý:

– Day ấn huyệt Lậu cốc:

– Day ấn huyệt Công tôn:

Có thể xem và thực hiện theo video hướng dẫn dưới đây:

Ngoài việc day ấn 5 huyệt đạo chính kể trên, bạn có thể tác động lên một số huyệt đạo khác để hỗ trợ thêm. Ví dụ như huyệt trung quản, huyệt nội quan, huyệt thái xung hay huyệt thiên xu.

– Day ấn huyệt Trung quản:

Huyệt đạo này nằm ở vị trí giữa 2 bờ sườn, đo từ rốn lên khoảng 4 thốn. Sử dụng đầu ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt đạo này với lực mạnh cho tới khi có cảm giác tê lan tỏa vào bên trong dạ dày và vùng bụng. Sau đó day ấn trong vòng từ 1 – 3 phút. Sẽ giúp giảm đau dạ dày, cải thiện chức năng bài tiết dịch vị và co thắt.

– Day ấn huyệt Thái xung:

Vị trí của huyệt đạo này nằm ở mu bàn chân, ngay kẽ ngón chân trỏ và ngón chân cái đo lên 5 thốn. Để hỗ trợ cải thiện cơn đau dạ dày, bạn dùng ngón tay cái để day ấn huyệt tạo cảm giác căng tức tại chỗ trong vòng vài ba phút.

– Day ấn huyệt Nội quan:

Huyệt đạo này được ghi nhận là có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ở Vị và Tâm. Vị trí huyệt nội quan nằm ngay trên đường lằn chỉ tay 2 thốn, ở giữa gân cơ gan tay lớn và gan tay bé.

Huyệt nội quan có mối liên hệ với dạ dày và các cơ quan tiêu hóa nên có thể tác động

Sử dụng đầu ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt đạo này trong vòng 2 phút sao cho cảm nhận được cảm giác căng tức tại chỗ. Day ấn huyệt nội quan có tác dụng điều hòa khí huyết cho cơ thể. Hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng, đồng thời giảm đau vùng ngực, mất ngủ và khắc phục chứng động kinh.

– Day ấn huyệt Thiên xu

Huyệt đạo này nằm ở vị trí ngang rốn, đo ngang sang khoảng 2 thốn. Dùng 2 đầu ngón tay day ấn mạnh vào huyệt thiên xu trong vòng vài ba phút. Thường xuyên thực hiện sẽ giúp giảm đau dạ dày, hỗ trợ trị chứng rối loạn tiêu hóa, tắc ruột…

Lưu ý khi áp dụng mẹo bấm huyệt chữa đau dạ dày

Chữa đau dạ dày bằng cách bấm huyệt là liệu pháp khá án toàn và có t
hể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu thiếu cẩn trọng khi áp dụng hay thực hiện không đúng cách thì các tình huống rủi ro vẫn sẽ phát sinh.

Khi áp dụng liệu pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày cần lưu ý đến những vấn đề sau để giảm thiểu các vấn đề ngoại ý:

Bấm huyệt chữa đau dạ dày có tác dụng cải thiện tốt một số triệu chứng lâm sàng. Nếu thực hiện đúng cách, bấm đúng huyệt còn hỗ trợ tốt cho hoạt động của dạ dày cùng hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời và không thể đáp ứng với những trường hợp nghiêm trọng. Vì vậy tốt nhất vẫn nên chú ý thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

  • 10+ cách chữa đau dạ dày tại nhà, giảm đau nhanh nhất
  • Chế độ ăn uống và những thực phẩm tốt cho dạ dày

Xem thêm: Đau bao tử nôn ra máu nguy hiểm thế nào? Cách khắc phục bệnh

Rate this post
Exit mobile version