Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Viêm cổ tử cung là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới. Bệnh thường xảy ra do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm hoặc do một số nguyên nhân không nhiễm trùng. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc hoặc can thiệp các thủ thuật như áp lạnh, nhiệt trị liệu, laser.

Bệnh viêm cổ tử cung có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Viêm cổ tử cung là gì? Có lây không?

Viêm cổ tử cung là tình trạng niêm mạc ở cổ tử cung bị viêm và tổn thương. Cổ tử cung nằm ở vị trí tiếp giáp giữa âm đạo và buồng tử cung. Do đó, hiện tượng viêm nhiễm ở vị trí này có thể lây lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Thống kê cho thấy có từ 10 – 20% trường hợp chuyển biến thành viêm vùng chậu.

Viêm cổ tử cung có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều nhất ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản (từ 20 – 35 tuổi) đã quan hệ tình dục. Bệnh lý này thường xảy ra do nhiễm virus, nấm và vi khuẩn, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) và Chlamydia trachomatis chiếm khoảng 75%. Ngoài ra bệnh cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác.

Nếu nguyên nhân do nhiễm trùng, bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục khi đối tác không sử dụng bao cao su và một số biện pháp bảo vệ. Trong trường hợp mẹ bầu mắc bệnh, vi khuẩn, virus và nấm có thể lây nhiễm cho thai nhi gây ra tình trạng sảy thai, sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân và có nguy cơ bị mù lòa.

Triệu chứng của bệnh viêm cổ tử cung

Mức độ triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Thực tế cho thấy, viêm cổ tử cung do nhiễm trùng thường có triệu chứng điển hình, mức độ nặng và dễ nhận biết hơn so với các nguyên nhân khác.

Bệnh thường gây đau tức vùng bụng dưới, dịch tiết âm đạo ra nhiều, ngứa ngáy, đau khi quan hệ,…

Một số triệu chứng của bệnh viêm cổ tử cung ở phụ nữ:

Ở một số trường hợp, viêm cổ tử cung có thể không gây ra bất cứ triệu chứng lâm sàng nào.

Phân loại viêm cổ tử cung

Dựa vào nguyên nhân khởi phát và thời gian tiến triển, bệnh viêm cổ tử cung được chia thành 2 loại chính sau:

1. Viêm cổ tử cung cấp tính

Viêm cổ tử cung cấp tính có xu hướng xảy ra đột ngột nhưng thuyên giảm nhanh. Bệnh thường xuất hiện sau khi sảy thai hoặc thời kỳ sau sinh do niêm mạc bên trong cổ tử cung bị lộn ngược vào âm đạo và bị nhiễm khuẩn.

So với giai đoạn mãn tính, viêm cổ tử cung ở giai đoạn cấp có triệu chứng nghiêm trọng hơn và có tính điển hình cao. Các triệu chứng thường gặp bao gồm khí hư có mủ và chất nhầy đi kèm.

2. Viêm cổ tử cung mãn tính

Viêm cổ tử cung mãn tính là tình trạng cổ tử cung bị sưng viêm kéo dài. Ở giai đoạn này, bệnh có thể không gây đau, ngứa hay khó chịu và thường xảy ra do các nguyên nhân không có khả năng lây nhiễm như kích ứng/ dị ứng bao cao su, băng vệ sinh, dung dịch vệ sinh vùng kín,…

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm cổ tử cung là do nhiễm virus, vi khuẩn và nấm. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể xảy ra do dị ứng với bao cao su hoặc một số loại thuốc dùng ở âm đạo.

Nhiễm lậu cầu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm cổ tử cung

Các nguyên nhân phổ biến gây viêm cổ tử cung, bao gồm:

Ngoài ra, nguy cơ bị viêm cổ tử cung có thể tăng lên nếu có những yếu tố rủi ro sau:

Viêm cổ tử cung có nguy hiểm không?

Cổ tử cung nằm ở vị trí tiếp giáp giữa âm đạo và buồng tử cung có vai trò ngăn chặn virus, nấm và vi khuẩn xâm nhập. Do đó khi cơ quan này bị tổn thương, các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công vào buồng tử cung và gây ra hiện tượng nhiễm trùng.

Nếu không được điều trị, viêm cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới

Nếu không được kiểm soát, viêm cổ tử cung có thể gây ra các biến chứng sau:

Ngoài những biến chứng trên, viêm cổ tử cung còn ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm lý của nữ giới.

Chẩn đoán bệnh viêm cổ tử cung

Trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện bất thường, nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời. Đối với bệnh viêm cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định một số chẩn đoán cận lâm sàng.

Chẩn đoán viêm cổ tử cung bao gồm thăm khám lâm sàng và xét nghiệm dịch âm đạo

– Thăm khám lâm sàng:

– Cận lâm sàng:

Trên thực tế, bác sĩ có thể chỉ định kèm theo một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng khác trong trường hợp cần thiết.

Viêm cổ tử cung và cách điều trị

Viêm cổ tử cung xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó điều trị bệnh lý này phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể.

Nếu xảy ra do bị kích ứng và dị ứng, bác sĩ thường không yêu cầu can thiệp điều trị. Hiện nay các phương pháp y tế chỉ được chỉ định đối với viêm cổ tử cung xảy ra do nhiễm trùng.

1. Sử dụng thuốc trị viêm cổ tử cung

Thuốc được sử dụng để điều trị viêm cổ tử cung có tác dụng ức chế nấm/ vi khuẩn/ virus. Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định kết hợp với một số loại thuốc nhằm làm giảm triệu chứng do nhiễm trùng gây ra.

Đối với viêm cổ tử cung do nhiễm trùng, điều trị chủ yếu là sử dụng kháng sinh, chống nấm và kháng virus

Thuốc sử dụng để điều trị viêm cổ tử cung do lậu cầu:

Thuốc được dùng để điều trị viêm cổ tử cung do Chlamydia:

Ngoài ra, cần điều trị cho bạn tình với Metronidazole 2g (1 liều duy nhất) để hạn chế nguy cơ tái nhiễm trong tương lai. Trong trường hợp viêm cổ tử cung gây đau nhiều, nóng sốt, mệt mỏi, có thể dùng phối hợp với Paracetamol hoặc một số loại thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen,…

Trên thực tế, viêm cổ tử cung hiếm khi xảy ra do trùng roi, nấm và virus. Tuy nhiên nếu xảy ra do các nguyên nhân này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống nấm (Metronidazole, Ornidazol, Tinidazol) và kháng virus (Acyclovir, Isoprinosine).

Lưu ý: Chủ động thông báo với bác sĩ tình trạng bệnh lý, tiền sử dị ứng và lịch sử dùng thuốc để được chỉ định loại kháng sinh phù hợp. Đồng thời các chú ý các biểu hiện của cơ thể để kịp thời thông báo với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.

2. Can thiệp một số thủ thuật

Nếu viêm cổ tử cung xảy ra do kích ứng/ dị ứng kéo dài và gây ra nhiều phiền toái khi hoạt động tình dục, bác sĩ có thể chỉ định một số thủ thuật sau:

Các thủ thuật được áp dụng trong điều trị viêm cổ tử cung thường ít gây đau, thời gian hồi phục nhanh và có thể điều trị dứt điểm hiện tượng viêm ở cổ tử cung. Tuy nhiên các thủ thuật này có thể chảy máu kéo dài, nhiễm trùng và hình thành sẹo. Nếu nhận thấy dịch tiết có mùi khó chịu, kèm mủ hoặc chảy máu nhiều, nên thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

3. Chế độ chăm sóc khoa học

Trong thời gian điều trị viêm cổ tử cung, nữ giới nên phối hợp với chế độ chăm sóc khoa học để hỗ trợ hiệu quả của phương pháp điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu ở vùng kín.

Nên uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, trái cây và sữa chua trong thời gian điều trị

Cách chăm sóc khi bị viêm cổ tử cung:

Đối với trường hợp viêm cổ tử cung do kích ứng nhẹ, chăm sóc đúng cách có thể kiểm soát hoàn toàn bệnh lý chỉ sau 5 – 7 ngày mà không cần can thiệp các thủ thuật xâm lấn.

Phòng ngừa viêm cổ tử cung ở phụ nữ tái phát

Viêm cổ tử cung ở nữ giới có nguy cơ tái phát cao. Vì vậy sau khi điều trị, nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Để phòng ngừa viêm cổ tử cung tái phát, nên vệ sinh cơ thể và vùng kín đúng cách

Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp. Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau 2 – 4 tuần. Ngược lại, tình trạng chủ quan hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến viêm vùng chậu và các biến chứng nặng nề khác.

Tham khảo thêm: Bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nguồn: https://ihs.org.vn/viem-co-tu-cung-16599.html

Xem thêm: “Điểm mặt” 10 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và cách xử lý

Rate this post
Exit mobile version