Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh thường gặp, gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Để ngăn ngừa, điều trị căn bệnh này, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống phù hợp nhằm giảm lượng axit trong dạ dày. Dưới đây là một số cách làm giảm axit dạ dày qua việc thay đổi lối sống và thực phẩm sử dụng mỗi ngày mà bạn có thể tham khảo.
Cách làm giảm axit dạ dày bằng thực phẩm
Axit dạ dày giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được thực hiện tốt, thế nhưng quá nhiều axit sẽ gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn, nóng rát dạ dày, đầy bụng, tổn thương ở thực quản… Để làm giảm axit dạ dày, bạn có thể:
Bổ sung thực phẩm giúp kiểm soát axit dạ dày
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát lượng axit có trong dạ dày. Để tránh gia tăng axit dạ dày đồng thời giúp trung hòa dịch vị bạn nên tăng cường bổ sung:
1. Rau xanh các loại
Các loại rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ, vừa tốt cho dạ dày vừa dễ tiêu hóa lại có thể hỗ trợ giảm axit cực tốt. Do đó, bạn nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, khẩu phần rau xanh trong bữa ăn của người bị trào ngược dạ dày nên chiếm khoảng 50% bữa ăn hàng ngày. Các loại rau có thể giúp kiểm soát tốt lượng axit trong dạ dày bạn nên ăn gồm rau bí, dưa chuột, bắp cải, súp lơ, cải bó xôi…
2. Chất béo lành mạnh
Ăn nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe dạ dày, do đó bạn nên thay thế bằng nguồn chất béo từ thực vật. Việc sử dụng chất béo thực vật trong chế biến món ăn sẽ giúp giảm lượng chất béo chuyển hóa và bão hóa, từ đó làm giảm đáng kể lượng axit có trong dạ dày.
Không chỉ thế, các chất béo này còn hỗ trợ tốt cho việc tiêu hóa, giảm thiểu đáng kể tình trạng khó tiêu. Các chất béo lành mạnh thường có nhiều trong các loại hạt như óc chó, hạt lanh, bơ… Vì thế bạn nên chuyển sang dùng các loại dầu thực vật như hạt cải, dầu hạt lanh, ôliu, đậu nành để trung hòa axit, tạo lớp phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày.
3. Trái cây tươi
Trái cây tươi rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần sử dụng một cách có chọn lọc. Các loại trái cây tươi thường giàu vitamin C, chất xơ và đường lành mạnh. Chúng giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày đồng thời cải thiện đáng kể các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng do dưa thừa axit gây ra.
Chỉ nên sử dụng các loại trái cây không thuộc họ cam quýt. Tốt nhất nên thử dùng dưa hấu, chuối, táo… Việc dùng các loại trái cây như đu đủ xanh, chanh, quất, cam, quýt, cà chua sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày.
4. Thịt nạc
Bổ sung đạm là điều cần thiết cho cơ thể, do đó bạn nên tăng cường sử dụng thịt nạc. Khi chọn thịt, cần ưu tiên các loại ít béo, thịt nạc màu nhạt như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt. Không nên dùng phần mỡ và da để tránh gây áp lực cho dạ dày khi tiêu hóa.
5. Các loại đậu đỗ
Đậu đỗ chứa nhiều amino acid và chất xơ, có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày. Do đó, các loại đậu đỗ cũng là một trong những nhóm thực phẩm tốt cho người đang gặp phải tình trạng dư thừa axit trong dạ dày. Các loại đậu mà bạn có thể sử dụng là đậu xanh, đậu tương, đậu đen… Tuy nhiên, cần ngâm đậu qua đêm trước khi chế biến để nguyên liệu mềm hơn.
Các thực phẩm giúp giảm axit dạ dày
Không chỉ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh cũng có thể làm giảm axit dạ dày với các thực phẩm sau đây:
1. Gừng và nghệ
Gừng và nghệ đều có đặc tính kháng viêm, giúp làm giảm các triệu chứng ợ hơi. Trong khi gừng có thể hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm áp lực cho dạ dày thì nghệ có tác dụng giảm viêm, bảo vệ và hỗ trợ phục hồi các tổn thương ở niêm mạc dạ dày do dư thừa axit gây ra.
Bạn có thể dùng gừng để giảm ợ hơi, ợ chua, buồn nôn bằng cách thêm gừng vào các món ăn hàng ngày hoặc lấy 1 – 2 lát gừng mỏng hãm với nước ấm để uống. Với nghệ vàng, bạn có thể dùng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong, uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống.
2. Cam thảo
Cam thảo là một thảo dược quen thuộc được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa đau dạ dày. Đây là cách giảm axit dạ dày được nhiều người áp dụng. Do rễ cam thảo có tác dụng bảo vệ niêm mạc thực quản, giảm axit dạ dày. Bạn có thể dùng 250 – 500 mg cam thảo để trị trào ngược dạ dày bằng cách nhai rễ sau khi ăn 1 – 2 tiếng. Ngoài ra, có thể dùng 1 – 5g rễ cam thảo khô hãm với 240ml nước uống 3 lần/ngày.
Lưu ý: Không dùng cho người huyết áp cao, tiểu đường, mặc bệnh gan thận, người rối loạn chức năng cương dương, người bị suy tim, đau tim, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
3. Nam việt quất
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nam việt quất có khả năng ức chế vi khuẩn H.pylori trong dạ dày. Ngoài ra, nam việt quất cũng giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, canxi và chất xơ có tác dụng chống viêm, tăng cường miễn dịch, giảm rối loạn tiêu hóa. Bạn có thể ăn 45g nam việt quất tươi mỗi ngày hoặc uống 90ml nước ép nam việt quất nguyên chất.
Lưu ý: Nếu có nguy cơ bị sỏi thận, bạn không nên sử dụng nam việt quất vì loại quả này có hàm lượng oxalate cao nên dễ gây sỏi thận.
4. Trà hoa cúc
Trà cúc La Mã cũng là một trong những thực phẩm tốt cho dạ dày, là cách giảm axit dạ dày hay do có khả năng kháng viêm, làm dịu dạ dày. Khi kết hợp hoa Iberis với bạc hà và hoa cúc La Mã sẽ giúp cải thiện tốt các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị, khó tiêu.
Bạn có thể dùng 2 – 4g hoa cúc khô hãm với nước nóng để uống. Không nên hãm trà quá 5 phút, đồng thời tránh dùng trà hoa cúc với liều lượng cao để không bị buồn nôn hoặc nôn.
5. Trà cây du trơn
Vỏ cây du trơn có chứa chất nhầy, khi pha với nước sẽ biến thành gel trơn có tác dụng tạo lớp màng bao phủ bảo vệ thực quản, dạ dày, thành ruột. Ngoài ra, trong loại cây này còn chứa chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm axit dạ dày, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
Bạn có thể dùng 1 – 2g bột vỏ cây du trơn hãm với nước sôi trong 3 – 5 phút, sử dụng 3 lần/ngày. Ngoài ra, vỏ loại cây này cũng thường được điều chế sẵn dưới dạng viên nang, viên ngậm, được bán nhiều ở các hiệu thuốc. Khi sử dụng dưới dạng viên nang, chỉ nên dùng từ 400 – 500 mg, ít nhất 3 – 4 lần/ngày.
Lưu ý: Nên dùng trước hoặc sau khi dùng thảo dược hoặc các loại thuốc khác 2 tiếng. Tuyệt đối không cho trẻ em sử dụng.
6. Sử dụng probiotic
Probiotic hay men vi sinh là vi khuẩn có trong dạ dày và đường ruột có tác dụng tăng cường sức khỏe tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, sử dụng probiotic còn giúp trung hòa axit trong dạ dày. Các thực phẩm giàu probiotic có thể kể đến như sữa chua, các sản phẩm từ đậu nành, một số loại sữa và thức uống khác… Mỗi ngày bạn nên bổ sung 120 – 180ml sữa chua hoặc các thực phẩm chức năng chứa probiotic.
Xem thêm: Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc chữa DỨT DIỂM bệnh dạ dày không nên bỏ qua
Các thực phẩm cần tránh để giảm axit dạ dày
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày, người bệnh cũng cần thiết lập chế độ ăn phù hợp, cần kiêng các thực phẩm sau đây để giảm axit dạ dày. Cụ thể:
1. Thực phẩm giàu chất béo
Các thực phẩm giàu chất béo làm tăng áp lực lên cơ vòng thực quản khiến axit dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản. Không chỉ vậy, nó còn tạo áp lực cho dạ dày, làm tăng thời gian tiêu hóa vào ruột non, khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao. Tốt nhất nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, thực phẩm ít béo.
2. Thức ăn cay nóng
Các thực phẩm cay nóng như ớt, hành tây, tỏi có thể gây giãn cơ vòng thực quản khiến axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản. Hơn nữa, chúng còn làm tăng nồng độ axit trong các món ăn, làm các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị ngày một nghiêm trọng hơn.
3. Đồ uống có cồn
Sử dụng đồ uống có cồn với lượng vừa phải có thể cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên nó có thể gây viêm, tổn thương thực quản, gia tăng lượng axit trong dạ dày khiến triệu chứng ợ nóng, viêm thực quản xuất hiện thường xuyên. Dùng các loại đồ uống có cồn như rượu mạnh, bia, rượu vang có thể gây tăng axit dạ dày, dẫn đến trào ngược dạ dày.
4. Đồ uống có cafein
Cafein là loại thực phẩm gây kích thích tiết axit dạ dày. Do đó, tốt nhất bạn nên ngưng sử dụng cà phê. Tuy nhiên nếu không thể thiếu cà phê, bạn có thể thay thế bằng cách sử dụng cà phê rang hoặc espresso. Hai loại này ít cafein và chứa một ít N-methylpryridine có tác dụng ngăn chặn tình trạng tiết axit dạ dày. Ngoài ra, cũng cần tránh sử dụng trà và các loại thảo dược bạc hà như bạc hà lục, bạc hà cay.
5. Muối và đường
Khi nấu ăn, bạn nên hạn chế sử dụng muối và đường để nêm nếm. Do 2 loại gia vị này kích thích gia tăng sản xuất dịch dạ dày, khiến axit dạ dày thêm nhiều hơn và dễ gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, cũng cần tránh dùng các thực phẩm ngọt như trà sữa, bánh kẹo, socola… Đặc biệt, không dùng các loại đồ uống có gas vì chúng làm tăng tiết acid HCL, pepsin khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn.
Đừng bỏ lỡ: Đài VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược
Cách làm giảm axit dạ dày qua lối sống
Bên cạnh các thực phẩm sử dụng hàng ngày, để làm giảm axit dạ dày, bạn cũng cần kết hợp với việc thay đổi lối sống. Cụ thể:
1. Uống nhiều nước mỗi ngày
Uống nhiều nước là một trong những cách giảm axit dạ dày. Tốt nhất bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít nước tùy vào thể trạng của cơ thể. Ngoài ra, có thể thử “nước kiềm” để làm giảm lượng axit có trong dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
2. Ngủ đủ giấc
Ngủ quá muộn, ngủ không đủ giấc là nguyên nhân kích thích tăng tiết axit trong dạ dày. Do việc thiếu ngủ có thể làm tăng sản sinh hormone căng thẳng, đây là loại hormone khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trong đó có trào ngược dạ dày thực quản.
Để dễ ngủ, bạn nên dùng rượu, caffein và thức ăn có đường trước khi ngủ trong khoảng từ 4 – 6 tiếng. Không chỉ vậy, tránh làm việc, tập thể dục hoặc ăn trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng, nơi ngủ cần yên tĩnh, mát mẻ, tối để bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
3. Nằm nghiêng một bên
Tư thế nằm phù hợp cho người tăng tiết dạ dày là nằm nghiêng bên trái, giữa hai chân nên kẹp một chiếc gối nhỏ để hạn chế căng cột sống và cơ lưng dưới. Việc nằm nghiêng bên trái không chỉ giúp hạn chế trào ngược axit dạ dày mà còn giúp hệ tiêu hóa được cải thiện. Không nên nằm ngửa hoặc nằm sấp đè lên dạ dày sau khi ăn vì dễ gây tăng axit dạ dày, ợ nóng, khó tiêu.
4. Giảm căng thẳng
Như đã đề cập, khi căng thẳng cơ thể sẽ sinh ra một loại hormone kích thích tăng tiết axit dạ dày. Không chỉ vậy, nó còn khiến tình trạng viêm loét ở dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần điều chỉnh lối sống, giảm căng thẳng mệt mỏi để giảm axit dạ dày. Có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Tham gia hoạt động giải trí, dành thời để nghỉ ngơi thư giãn với các hoạt động như đi mua sắm, phát triển sở thích, ngâm mình trong bồn tắm.
- Tập thể dục, thái cực quyền hoặc thử tập yoga hay tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội khi phải đối mặt với nhiều áp lực…
5. Mặc quần áo rộng
Việc mặc quần áo quá chật nhất là khi bạn bị thừa cân sẽ ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược axit dạ dày. Nguyên nhân là do lúc này vùng bụng chịu nhiều áp lực khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Chính vì thế, nếu đang gặp phải tình trạng dư thừa axit dạ dày, tốt nhất bạn cần mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thoáng mát.
6. Ăn chậm nhai kỹ
Nhiều người có thói quen ăn rất nhanh, vừa ăn vừa xem phim, nghịch điện thoại hoặc làm việc… Tuy nhiên, đây đều là những thói quen xấu tác động lớn đến dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa và cũng là một trong những lý do chính gây tăng tiết axit dạ dày. Do đó, người bệnh nên ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi, tránh vừa ăn vừa nói hoặc vừa làm việc khác.
Việc ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp bạn dễ dàng nuốt và tiêu hóa thức ăn hơn, đồng thời nó còn giúp làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giảm cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa tốt các triệu chứng ợ nóng. Nếu việc nhai thức ăn của bạn gặp vấn đề do sức khỏe răng miệng không tốt nên sớm thăm khám nha sĩ để được điều trị.
7. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ
Với người có nguy cơ hoặc đang mắc trào ngược dạ dày, cần chia bữa ăn chính thành 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày để cung cấp năng lượng, giảm áp lực cho dạ dày. Bạn có thể kiểm soát khẩu phần ăn bằng cách chỉ cho một lượng thức ăn vừa đủ vào bát, cất đĩa nhỏ dành cho món ăn phụ, đặt các thực phẩm lành mạnh lên trước tủ lạnh và cất các thực phẩm không tốt cho dạ dày ở góc khuất…
8. Bỏ thuốc lá
Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, có thể gây cảm giác khó chịu và làm tăng tiết axit dạ dày. Không chỉ vậy, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc trào ngược dạ dày do tác động lên cơ vòng thực quản khiến axit không được giữ ở dạ dày mà trào lên thực quản. Hút thuốc lá cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến các vết loát khó phục hồi, làm tăng pepsin và gây tổn niêm mạc dạ dày.
Tăng tiết axit dạ dày thường gây ra các triệu chứng hết sức khó chịu cho người bệnh như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị, buồn nôn thậm chí là nôn… Do đó, bạn cần kiểm soát tốt lượng axit trong dạ dày. Nếu thường xuyên gặp phải các triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- 7 Cách giảm đau dạ dày hiệu quả nhanh, cấp tốc tại nhà
- Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Thực đơn chuẩn
- Diễn viên Trần Nhượng chữa khỏi bệnh dạ dày nhờ giải pháp Đông y
Xem thêm: Không cắt bao quy đầu có quan hệ, sinh con được không?