Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Chàm tổ đỉa – Nguyên nhân, các nhận biết và phương pháp điều trị dứt điểm

Chàm tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm (eczema) được đặc trưng bởi sự phát triển của các mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thanh thiếu niên và người trưởng thành là những đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng bệnh có thể dai dẳng cả đời, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý và làm giảm chất lượng cuộc sống. 

Bệnh chàm tổ đỉa là gì? Có lây không? Các hình ảnh thường gặp

Chàm tổ đỉa, eczema tổ đỉa, Dyshidrosis hay pompholyx là những thuật ngữ nói về một tình trạng viêm da gây ra các mụn nước nhỏ, khô và ngứa ngáy. Các mụn nước này thường tập trung khu trú tại bàn tay, bàn chân chủ yếu ở lòng và kẽ các ngón tay, chân. Đây là một thể đặc biệt của bệnh chàm (hay eczema). Bệnh khởi phát đột ngột và có xu hướng tiến triển thành mãn tính, dai dẳng, dễ tái phát.

Chàm tổ đỉa có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi với nhiều giai đoạn khác nhau như cấp, bán cấp và mãn tính.

Một số hình ảnh bệnh chàm tổ đỉa

Chàm tổ đỉa gây bong tróc da tay
Chàm tổ đỉa ở chân

Mặc dù gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt người bệnh nhưng theo Ths.Bs. Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, chàm tổ đỉa không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Bệnh cũng không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị tích cực từ sớm, chàm tổ đỉa có thể lan rộng ra khắp 2 tay và chân của người bệnh.

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm tổ đỉa

Các triệu chứng bệnh tổ đỉa có xu hướng khởi phát đột ngột và xuất hiện theo đợt. Chúng có thể kéo dài vài tuần hoặc hơn. Những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh chàm tổ đỉa bao gồm:

Những triệu chứng bệnh thường gặp

Những triệu chứng bệnh chàm tổ đỉa thường khá đặc trưng và dễ nhận biết. Do vậy, ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, dứt điểm tận gốc.

Nguyên nhân bệnh chàm tổ đỉa

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây nên bệnh chàm tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng, tình trạng này có thể liên quan đến cơ địa dị ứng, các yếu tố di truyền hoặc tác động từ môi trường bên ngoài…. Cụ thể:

Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, các bác sĩ cho rằng, bệnh chàm tổ đỉa có thể bùng phát hoặc phát triển nặng nề hơn nếu bạn đang bị căng thẳng, stress quá mức. Hoặc nếu công việc của bạn thường xuyên tiếp xúc với nước, dung môi ẩm, các muối kim loại như coban, niken, crom… cũng là những yếu tố thuận lợi.

Chàm tổ đỉa có nguy hiểm không?

Theo bác sĩ Lê Phương, chàm tổ đỉa vốn tình trạng viêm da lành tính, không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Bệnh thường có xu hướng tái phát liên tục, gây ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Tuy nhiên, một số trường hợp chăm sóc và điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:

Dù lành tính nhưng bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

Để các biến chứng không xảy ra, người bệnh nên sớm có biện pháp phòng ngừa, điều trị và chăm sóc từ sớm. Tốt nhất là bạn nên liên hệ ngay với chuyên gia ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Chàm tổ đỉa và cách chữa trị

Theo các chuyên gia, các triệu chứng bệnh chàm tổ đỉa có thể giảm dần và biến mất sau 3 – 4 tuần chăm sóc tích cực mà không cần điều trị nhiều. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị tận gốc, bệnh có thể dai dẳng và tái phát liên tục, nhiều lần trong năm. Do vậy, để chữa trị chàm tổ đỉa hay eczema tổ đỉa dứt điểm, bạn cần tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Các phương pháp chẩn đoán

Hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tổ đỉa dựa trên các triệu chứng lâm sàng rõ ràng như ngứa da, mụn nước…. Trong trường hợp cần phân biệt với các bệnh lý ngoài da tương tự, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm nhất định như sinh thiết da. Nếu bệnh chàm tổ đỉa có liên quan đến dị ứng, họ cũng có thể yêu cầu kiểm tra dị ứng da. 

Các phương pháp loại trừ và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh rất có lợi để đưa ra liệu trình điều trị thích hợp nhất.

Thuốc trị chàm tổ đỉa

Tùy thuộc vào giai đoạn (mức độ nặng nhẹ) của bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác nhau.

Thuốc bôi ngoài da:

Thuốc uống:

Liệu pháp ánh sáng

Khi các biện pháp dùng thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp sử dụng tia tử ngoại có bước sóng ngắn và trung bình (UVC, UVB) chiếu trực tiếp lên vùng da bị bệnh.

Các loại thuốc bôi thường xuyên được sử dụng trong điều trị

Lưu ý: Việc kê đơn và dùng thuốc phụ thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây bệnh của mỗi người. Do vậy, người bệnh không tự ý mua và sử dụng tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cũng phải tuân thủ các hướng dẫn điều trị, không tự ý dùng thuốc, đổi thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc. Việc này có thể khiến bệnh tiến triển phức tạp, nhờn thuốc hoặc phụ thuộc thuốc… Khi đó, bệnh dễ tái phát và điều trị khó khăn hơn.

Cách chữa chàm tổ đỉa bằng mẹo dân gian

Với những trường hợp cấp tính nhẹ, sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, dễ kiếm, rẻ tiền là phương pháp chữa bệnh hữu hiệu, giúp hạn chế việc phụ thuộc và thuốc tây y. Một số mẹo dân gian có thể áp dụng tại nhà như:

Các mẹo dân gian này có ưu điểm lành tính và an toàn. Tuy nhiên, chúng chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, mụn nước chưa vỡ, chưa nhiễm trùng. Nếu bệnh đã vào giai đoạn nặng, các bài thuốc dân gian này không mang lại tác dụng điều trị bệnh, thậm chí có thể khiến bệnh nặng hơn. Do vậy, người bệnh nên cân nhắc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng tại nhà.

Chữa chàm tổ đỉa theo Đông y

Theo y học cổ truyền, bệnh chàm tổ đỉa do tà nhiệt, độc tà, phong và thấp kết hợp lại ở bì phu bàn tay, bàn chân sinh ra các mụn nước, gây ngứa ngáy, nóng rát. Muốn chữa dứt điểm bệnh cần kết hợp thanh nhiệt, khu phong, lợi thấp, điều hòa khí huyết. Liệu trình điều trị cũng cần kết hợp thuốc uống, thuốc bôi ngoài và thuốc ngâm rửa. Như vậy, mới có thể vừa đẩy lùi triệu chứng bên ngoài, vừa tiêu diệt căn nguyên bên trong, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. 

Đông y quan niệm chàm tổ đỉa do phong, thấp, tà, nhiệt kết hợp sinh ra

Phương pháp chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng Đông y được đánh giá an toàn nhờ sử dụng các thảo dược tự nhiên, lành tính. Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thời gian điều trị để thuốc tiêu diệt căn nguyên và điều hòa cơ thể từ bên trong. Do vậy, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, không được bỏ giữa chừng thì hiệu quả mang sẽ cao.

Bị chàm tổ đỉa kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Song song với việc dùng thuốc theo liệu trình của bác sĩ, người mắc bệnh chàm tổ đỉa cũng cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý. Theo bác sĩ Lê Phương, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành da, rút ngắn quá trình hồi phục bệnh. 

Người bệnh cần chế độ ăn uống hợp lý để tránh tái phát

Như vậy, để có một thực đơn hoàn hảo cho người bệnh chàm tổ đỉa, bạn cần lưu ý:

Kiêng ăn gì?

Các thực phẩm nên kiêng khem gồm:

Nên ăn gì?

Những thực phẩm người mắc bệnh chàm tổ đỉa nên tăng cường trong bữa ăn gồm:

Chăm sóc và phòng bệnh

Bệnh chàm tổ đỉa rất dễ tái phát nếu người bệnh không có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa hợp lý. Một số biện pháp chăm sóc nhằm thúc đẩy thời gian hồi phục, rút ngắn quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát bạn cần chú ý gồm:

Chàm tổ đỉa hay eczema tổ đỉa là một dạng viêm da mãn tính. Nếu không biết cách phòng ngừa, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời đúng cách, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ “chung sống” với bệnh cả đời. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh chàm tổ đỉa và xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh.

Xem thêm: Tiểu rắt ở nam giới nguyên nhân do đâu? Cách điều trị dứt điểm bệnh

Rate this post
Exit mobile version