Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua hoặc đã bị chuột rút một lần trong đời. Tình trạng này diễn ra đột ngột, khiến người bệnh cảm thấy đau và khó chịu. Tuy phổ biến như vậy nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết nguyên nhân và cách xử lý chuột rút nếu không may gặp phải.
Chuột rút là gì? Dấu hiệu nhận biết
Chuột rút là khái niệm để chỉ tình trạng cơ bắp co thắt đột ngột. Các cơ thường xảy ra gồm cơ xương hoặc cơ trơn. Lúc này, người bệnh thường cảm thấy đau và tê liệt vùng bị co rút.
Tình trạng này thường xảy ra sau khi vận động cơ bắp kéo dài hoặc trong lúc ngủ hoặc có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là người lao động nặng, vận động viên, phụ nữ mang thai hoặc người mắc một số bệnh lý.
Gần như tất cả các bộ phận trên cơ thể đều có thể bị chuột rút. Thường gặp nhất là vùng bắp chân, cơ đùi, bàn tay, bàn chân, cơ bụng. Lúc này, ngoài cảm giác đau, tê bì ra, người bệnh sẽ có thể nhìn hoặc sờ thấy một cục cứng dưới lớp da.
Nhìn chung, tình trạng này không quá nguy hiểm và chỉ mang tính tạm thời. Người bệnh sẽ tự khỏi sau vài giây hoặc kéo dài đến vài giờ. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể đe dọa tính mạng người bệnh trong trường hợp xảy ra đột ngột khi bơi, leo núi, lái xe, phi công,…
Ngoài ra, bệnh xảy ra kèm theo triệu chứng ăn nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, xanh xao. Khi đó, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để khám ngay bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý.
Nguyên nhân gây ra chứng chuột rút
Để biết cách phòng tránh cũng như biện pháp xử lý phù hợp, người bệnh cần nắm rõ những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau:
Căng cơ
Căng cơ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chuột rút. Tình trạng này xảy ra là do:
- Hoạt động liên tục: Người bệnh hoạt động, tập luyện trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi. Lúc này, các dây thần kinh vỏ não tổn thương làm cơ căng cứng.
- Tập luyện quá sức: Các cơ không thể thích ứng với cường độ cao nên rất dễ bị tổn thương.
- Đứng, ngồi quá lâu: Việc giữ một tư thế quá lâu khiến cơ bắp mệt mỏi và đau nhức gây ra hiện tượng co rút cơ bắp.
- Chấn thương: Những chấn thương đột ngột, nhất là khi bị ngã, chơi thể thao, tai nạn cũng là nguyên nhân khiến người bệnh bị chuột rút.
Mệt mỏi kéo dài
Khi cơ thể mệt mỏi, quá trình tuần hoàn máu bị rối loạn, không cung cấp đủ oxy, chất dinh dưỡng đến cơ bắp. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị rối loạn chức năng thần kinh. Hai yếu tố này khiến người bệnh bị chuột rút.
Mất nước
Theo nghiên cứu, khi bị mất nước, các dây thần kinh sẽ cực kỳ nhạy cảm trước tác động vật lý. Điều này tạo áp lực lên lên thần kinh, các cơ bị co thắt. Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến các vận động viên phải đối mặt với tình trạng này.
Tình trạng chèn ép dây thần kinh
Dây thần kinh cột sống bị chèn ép có thể gây ra những cơn đau chuột rút đột ngột. Tình trạng này nghiêm trọng hơn nếu bạn tiếp tục đi bộ. Thông thường, người bệnh nên đi theo tư thế đẩy giỏ hàng để ngăn chặn tình trạng này xảy ra.
Chuột rút thiếu chất gì? – Chất khoáng
Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, magie, kali, sodium cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút. Bởi những chất này làm tăng hoạt động dây thần kinh và kích thích các cơ. Tình trạng này phổ biến nhất ở phụ nữ đang mang thai.
Chuột rút khi mang thai
Đây là đối tượng thường xuyên đối mặt với tình trạng chuột rút, nhất là khi bắt đầu bước qua tháng thứ 3 của thai kỳ. Phụ nữ mang thai thường bị mất cân bằng magie và kali, đồng thời sức nặng thai nhi gây sức ép lên cơ bắp.
Tác dụng phụ của thuốc
Tình trạng chuột rút xảy ra cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Cụ thể như thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai, thuốc hạ huyết áp. Bởi những loại thuốc này có thể làm tan muối và hút nước của cơ thể.
Chuột rút do mắc bệnh nguy hiểm
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng chuột rút rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:
- Bệnh động mạch vành: Căn bệnh này làm tăng hàm lượng cholesterol, hẹp thành mạch, xuất hiện những cục máu đông cản trở tuần hoàn máu. Khi đó, người bệnh thường bị đau mỏi xương khớp, tê cứng cơ và vận động khó khăn.
- Bệnh đa xơ cứng: Bệnh không chỉ gây ra khó chịu, ngứa râm ran mà còn khiến người bệnh khó thả lỏng cơ bắp, tê liệt cơ, thậm chí dẫn đến tàn tật.
- Chuột rút là triệu chứng của bệnh gì nguy hiểm? – Viêm khớp: Người bệnh bị sưng, viêm khớp, dây thần kinh lận cận bị tổn thương khiến người bệnh bị co cơ và đau nhức.
- Bệnh thần kinh ngoại biên tiểu đường: Người bệnh cảm thấy tê rát, ngứa ngáy, các cơ co thắt gây ra chuột rút.
- Suy giảm hoạt động tuyến giáp: Tuyến giáp bị tổn thương ảnh hưởng rất lớn đến thần kinh, làm suy giảm truyền dẫn tín hiệu giữa não bộ và các chi gây ra chuột rút.
Chuột rút và cách điều trị hiệu quả
Có rất nhiều người vẫn chưa biết chuột rút phải làm sao để đảm bảo hiệu quả, an toàn nhất. Những thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh có câu trả lời chi tiết, chính xác nhất.
Thuốc trị chuột rút theo Tây y
Đa phần những người bị chuột rút sẽ thường tìm để thuốc Tây y để giảm đau nhức và tê bì. Không phải ngẫu nhiên như vậy mà là do thuốc Tây có tác dụng cực kỳ nhanh, rất dễ tìm mua và cách dùng tiện lợi.
Tuy nhiên, người bệnh cũng nên chú ý khi uống thuốc bởi rất dễ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc chỉ nên sử dụng sau khi bác sĩ đã tiến hành thăm khám và kê đơn phù hợp.
Các bác sĩ thường hay chỉ định cho người bị chuột rút những loại thuốc sau:
- Quinine chứa quinin sulfat có tác dụng ngăn chặn và giảm triệu chứng.
- Thuốc làm bền, giãn mạch như Cyclo-3 Fort, Benzequerein có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu.
- Thuốc giãn cơ phổ biến Orphenadrine, Carisoprodol, Tizanidine giúp giãn cơ, ngăn chặn xung thần kinh đến não nên có thể giảm đau nhức và tê bì.
- Thuốc chống co giật (như Gabapentin) có công dụng giảm triệu chứng chuột rút.
- Viên uống chứa canxi, vitamin, magie giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nói chung và hệ cơ nói riêng.
Cách chữa chuột rút bằng Đông y
Theo Đông y, chuột rút là do hàn tà thấp tà hoặc các yếu tố xấu khác xâm nhập cơ thể khi tạng phủ suy yếu. Những bài thuốc Đông y có tác dụng giảm các triệu chứng, đồng thời bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe.
Bài thuốc trị chuột rút theo Đông y không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao mà những người bệnh đã từng điều trị cũng rất hài lòng. Hai yếu tố quan trọng nhất chính là hiệu quả sâu, lâu dài và độ an toàn cao. Điển hình một số bài thuốc là:
- Bài thuốc Dưỡng vị thang gia giảm: Người bệnh sắc thuốc uống gồm những thảo dược là hoài sơn, biển đậu (mỗi loại 20g), sinh địa, đẳng sâm (mỗi loại 16g), ngưu tất, mạch môn, bạch truật, bạch thược, tang bì, sa sâm, bá tử nhân (mỗi loại 12g), hồng hoa, đào nhân, bạch linh (mỗi loại 10g), chỉ thực (8g) cùng cam thảo (6g).
- Bài thuốc Thược dược cam thảo thang: Bài thuốc uống gồm thược dược (12g) và cam thảo (8g). Người bệnh chia nước thuốc thành 2 lần, uống trước khi ăn sáng, tối 1 tiếng.
Tuy nhiên, các thảo dược và khối lượng phụ thuộc vào tình trạng chuột rút, cơ địa của từng người. Do đó, người bệnh cần thăm khám trước để lương y chỉ định bài thuốc cho hiệu quả cao nhất.
Mẹo dân gian chữa chuột rút
Bên cạnh thuốc Tây – Đông y, người bệnh có thể thực hiện thêm những mẹo dân gian sau:
- Nấu húng tây thành nước uống, thực hiện 4 lần/ngày.
- Dùng dầu oliu massage nhẹ nhàng lên vùng cơ thể đang bị đau.
- Ngâm bông gòn trong dấm táo để đắp lên vùng chuột rút.
Tuy những cách trên rất đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, chi phí lại rẻ nhưng người bệnh cũng không nên tự ý thực hiện luôn. Hãy xin ý kiến từ bác sĩ để quá trình điều trị hiệu quả, nhanh chóng nhất.
Điều trị chuột rút không dùng thuốc
Để xử lý trình trạng chuột rút, ngoài việc uống thuốc, người bệnh có thể thực hiện những cách sau:
- Châm cứu, bấm huyệt: Thường được lương y thực hiện kết hợp với uống thuốc Đông y. Lương y sẽ dùng kim hoặc tay tác động vào huyệt đạo để làm khí huyết lưu thông, giảm đau do chuột rút.
- Massage: Việc massage nhẹ lên vùng bị đau cũng có thể điều trị chuột rút và làm người bệnh cảm thấy dễ chịu.
- Chườm ấm: Người bệnh dùng túi chườm ấm, bình nước ấm hoặc tắm bằng nước ấm để giảm đau và làm giãn cơ.
- Chích lê cơ bắp: Phương pháp phải được bác sĩ có tay nghề cao thực hiện và thường chỉ áp dụng cho vận động viên.
- Bài tập kéo căng: Người bệnh có thể xử lý chuột rút bằng những bài tập đơn giản. Việc này không chỉ giảm triệu chứng đau, tê bì mà còn giúp cơ chắc khỏe hơn.
Cách phòng tránh chuột rút đơn giản, hiệu quả
Tình trạng chuột rút xảy ra đột ngột, không báo trước nhưng người bệnh vẫn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng biện pháp sau:
- Uống đủ nước, nhất là khi chơi thể thao, tập luyện, làm việc trong môi trường nóng bức. Người bệnh có thể uống nước lọc hoặc nước chanh, oresol,…
- Không tập luyện, lao động quá sức, không hoạt động mạnh khi mới ăn xong.
- Khởi động kỹ, có trang phục thoải mái, phù hợp với từng hoạt động.
- Tập thể dục thường xuyên để cơ dẻo dai, cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa chuột rút.
- Người bệnh cần nắm rõ “chuột rút thiếu chất gì” để có chế độ dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, người bệnh không uống bia, rượu, cafe, hút thuốc, ăn đồ cay, nhiều mỡ.
- Tâm trạng luôn thư thái, thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài.
Hy vọng toàn bộ thông tin được đề cập trên đây đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về chuột rút. Từ đó, người bệnh có thể áp dụng vào cuộc sống để phòng tránh chuột rút và cách điều trị nếu không may gặp phải.
Xem thêm: Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn