Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau dạ dày cấp: Dấu hiệu và cách điều trị nhanh nhất

Đau dạ dày cấp đặc trưng bởi cơn đau ở vùng thượng vị bùng phát đột ngột và đi kèm với một số biểu hiện như nóng bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,… Các triệu chứng bệnh lý thường diễn tiến nhanh chóng và ồ ạt. Nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

Đau dạ dày cấp đặc trưng bởi cơn đau ở vùng thượng vị bùng phát đột ngột và đi kèm với một số biểu hiện như nóng bụng, ợ hơi,…

Đau dạ dày cấp là gì?

Đau dạ dày cấp tính là thuật ngữ chỉ tình trạng cơn đau cấp khởi phát ở vùng thượng vị do vùng niêm mạc ở dạ dày bị tổn thương và gây phù nề đột ngột. Bệnh lý thường tiến triển nhanh, đau nhiều và rất dễ nhận biết. Chính vì vậy, hầu hết những trường hợp bị đau dạ dày cấp đều được phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời.

Số liệu thống kê cho thấy, bệnh đau dạ dày cấp có mức độ nặng nề, diễn tiến nhanh và đau dữ dội hơn so với bệnh đau dạ dày mãn tính. Tuy nhiên, tổn thương do bệnh lý gây ra thường đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và ít khi để lại di chứng. Đau dạ dày cấp có thể khởi phát ở người trưởng thành và cả trẻ em bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là chế độ ăn uống không khoa học, không đảm bảo vệ sinh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày cấp

Như đã đề cập, các triệu chứng bệnh đau dạ dày cấp thường dễ nhận biết do bùng phát đột ngột, ồ ạt và dữ dội. Theo đó, các dấu hiệu của bệnh lý thường xuất hiện với tần suất cao và mức độ nặng nề hơn so với bệnh đau dạ dày mãn tính.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày cấp:

Đau vùng thượng vị dữ dội

Triệu chứng điển hình của bệnh đau bao tử cấp tính là xuất hiện những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị (vùng bụng nằm ở trên rốn). Cơn đau thường bùng phát đột ngột, cụ thể là khoảng vài giờ sau khi ăn uống gây sung huyết niêm mạc dạ dày. Tình trạng này có thể lan sang hai bên và vùng bụng giữa dẫn đến cảm giác mệt mỏi, khó chịu, thậm chí gây mất ngủ nếu bùng phát vào ban đêm.

Hầu hết các trường hợp bị đau dạ dày cấp tính đều gây đau vùng thượng vị dữ dội và rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ gây đau âm ỉ và đôi khi quặn đau từng cơn, cơn đau có xu hướng lan ra sau lưng và gây tức ngực. Tình trạng này có thể thuyên giảm sau khi người bệnh nôn hết thức ăn. Tuy nhiên, sau đó cơn đau có thể bùng phát trở lại.

Những triệu chứng đi kèm

Bên cạnh biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, bệnh đau dạ dày cấp còn đi kèm với một số triệu chứng như:

Với những trường hợp bị nôn mửa nhiều. Người bệnh có thể đối mặt với một số triệu chứng do mất muối và mất nước như uể oải, mệt mỏi, hốc hác, nhợt nhạt.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý

Các triệu chứng bệnh đau dạ dày cấp tính có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khác với bệnh đau dạ dày mãn tính, đau dạ dày cấp thường bùng phát do vùng niêm mạc bị tổn thương, sung huyết đột ngột. Trong khi đó, những trường hợp bị đau dạ dày mãn tính (cơn đau kéo dài âm ỉ ở mức độ nhẹ và diễn tiến chậm). Ngoài ra, các triệu chứng đau dạ dày cấp cũng có thể bùng phát mạnh khi gặp những yếu tố thuận lợi.

Dưới đây là các nguyên nhân và yếu tố thuận lợi gây đau dạ dày cấp:

Lạm dụng bia rượu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày cấp tính

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, đau dạ cấp cũng có thể bùng phát khi gặp những yếu tố thuận lợi sau:

Đau dạ dày cấp nguy hiểm không?

Đau dạ dày cấp gây ra những cơn đau ở mức độ nặng nề, bùng phát đột ngột và rất dễ nhận biết. Bên cạnh tình trạng đau vùng thượng vị, bệnh lý còn gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy,… Không giống với đau dạ dày mãn tính, đau dạ dày cấp tính có mức độ nghiêm trọng hơn và tiến triển nhanh.

Thống kê cho thấy, hầu hết những trường hợp bị đau dạ dày cấp tính đều đáp ứng các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Bệnh lý có thể được kiểm soát hoàn toàn và gần như không để lại bất kỳ di chứng nào.

Ngược lại, với những trường hợp chủ quan, không tiến hành điều trị sớm và tự xử lý tại nhà. Các triệu chứng bệnh lý có thể chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

Đau dạ dày cấp là bệnh tiêu hóa thường gặp và có thể kiểm soát triệt để, không để lại di chứng nếu được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, những trường hợp chủ quản, khiến tổn thương vùng niêm mạc diễn tiến nặng nề. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy.

Các phương pháp điều trị đau dạ dày cấp

Các triệu chứng bệnh đau dạ dày cấp thường chuyển biến nhanh và dễ phát sinh nhiều biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát sớm và chăm sóc đúng cách. Do đó, ngay khi xuất hiện những cơn đau ở vùng thượng vị dữ dội và kèm theo biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, người bệnh cần can thiệp các phương pháp kiểm soát sau:

1. Các biện pháp xử lý bệnh đau dạ dày cấp tạm thời

Uống nhiều nước, bổ sung các loại nước ép trái cây, rau củ để bù lại chất lỏng, khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể

Như đã đề cập, các triệu chứng bệnh đau dạ dày cấp tính kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước do mất cân bằng điện giải. Trong trường hợp này, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp xử lý kịp thời trước khi đến bệnh viện. Cụ thể:

Những biện pháp xử lý tạm thời giúp làm giảm mức độ sung huyết ở dạ dày, đồng thời cải thiện mức độ của các triệu chứng bệnh lý. Tuy nhiên, người cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý đúng cách. Việc chủ quan có thể khiến vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề hơn, gây viêm loét và xuất huyết dạ dày.

2. Can thiệp điều trị y tế

Trên thực tế, các triệu chứng bệnh đau dạ dày cấp thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý tiêu hóa khác. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị đúng cách. Việc chẩn đoán bệnh lý bao gồm thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh lý cá nhân, gia đình. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể đặt câu hỏi về những loại thuốc bạn đang sử dụng, chế độ ăn uống, sử dụng bia rượu,… Nhằm xác định nguyên nhân cụ thể.

Sau khi thực hiện thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành những kỹ thuật cận lâm sàng như nội soi dạ dày, chụp X-quang, sinh thiết,… Kết quả của những xét nghiệm này cho phép bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương ở niêm mạc dạ dày, sự hiện diện của vi khuẩn Hp cũng như một số tác nhân gây nhiễm trùng khác.

Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương ở niêm mạc dạ dày và các triệu chứng đi kèm, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị sau:

Việc người bệnh tuân thủ đúng theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa về liều dùng và tần suất sử dụng thuốc sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày nhanh chóng, không gây ra những biến chứng nặng nề.

Bị đau dạ dày cấp nên ăn gì, kiêng gì?

Với những trường hợp bị đau dạ dày cấp nên ưu tiên dùng những món ăn có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh,…

Người bị đau dạ dày cấp tính nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề cần quan tâm, đặc biệt là trong quá trình điều trị. Bởi trong giai đoạn này, niêm mạc dạ dày rất dễ bị loét và dẫn đến xuất huyết nếu không được chăm sóc đúng cách.

Do đó, trong thời gian chữa trị bệnh lý, người bệnh nên bổ sung những món ăn sau:

Bên cạnh các nhóm thực phẩm cần bổ sung, người bệnh nên hạn chế một số thực phẩm, thức uống gây kích thích niêm mạc bị sung huyết như:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp làm giảm tình trạng sung huyết ở niêm mạc dạ dày. Từ đó, góp phần hỗ trợ quá trình điều trị đau dạ dày cấp nhanh chóng và hiệu quả cao.

Cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý tái phát hiệu quả

Các triệu chứng đau dạ dày cấp tính có thể tái phát nếu người bệnh duy trì những thói quen xấu, không khoa học. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, suy giảm sức khỏe, hiệu suất học tập – làm việc,…

Do đó sau điều trị, bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lý tái phát trong thời gian dài:

Để phòng ngừa bệnh lý tái phát, bạn nên chú ý ăn đúng giờ, đảm bảo đủ bữa, bổ sung những thực phẩm lành mạnh

Các biểu hiện bệnh đau dạ dày cấp thường bùng phát đột ngột và tiến triển nhanh. Nếu không được khám và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

  • 5 biến chứng bệnh dạ dày nguy hiểm nhất và biện pháp phòng ngừa
  • Thực đơn cho người đau dạ dày – Ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
  • TOP 9+ thuốc đau dạ dày hiệu quả nhất không nên bỏ qua
  • 8 Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ hiệu quả (Hướng dẫn A-Z)

Xem thêm: Sữa cho bà bầu: Loại nào mới thực sự tốt cho thai nhi?

Rate this post
Exit mobile version