Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau đầu gối là bệnh gì? Cách nhận biết, điều trị, phục hồi

Đau đầu gối là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý về xương khớp hoặc do các chấn thương xảy ra trong cấu trúc của khớp gối. Nhận biết chính xác nguyên nhân gây đau sẽ giúp lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả cho bạn.

Triệu chứng đau đầu gối

Đau đầu gối là một triệu chứng khá phổ biến bắt nguồn từ các cấu trúc xương tạo nên khớp gối như: Xương bánh chè, xương đùi, xương mác, xương chày và hệ thống các gân cơ, dây chằng, sụn của đầu gối.

Đau đầu gối là hiện tượng thường gặp khi bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp

Bạn có thể bị đau đầu gối trái, đầu gối phải hoặc cả hai. Cơn đau thường nghiêm trọng hơn ở những người bị béo phì hoặc khi vận động thể chất. Vị trí đau tùy thuộc vào cấu trúc bị tổn thương. Một số người bị sưng đau toàn bộ đầu gối nhưng có người chỉ bị đau ở một điểm cụ thể, chẳng hạn như trước hay sau đầu gối.

Mức độ đau đầu gối ở mỗi vá nhân cũng khác nhau, từ đau nhẹ, đau âm ỉ đến các cơn đau nhức dữ dội kéo dài cả ngày lẫn đêm.

Ngoài ra, triệu chứng đau đầu gối còn xuất hiện kèm theo một số dấu hiệu khác như:

Nguyên nhân gây đau đầu gối

Hiện tượng đau đầu gối có thể xuất hiện do một hay nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp bị đau do vận động sai cách, chấn thương nhưng đôi khi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về cơ xương khớp.

Đau đầu gối là bệnh gì?

Triệu chứng đau đầu gối có thể xảy ra khi bạn mắc các bệnh lý sau:

Bệnh viêm gân bánh chè cũng có thể gây đau nhức đầu gối

Đau đầu gối do chấn thương

Các chấn thương ở đầu gối có thể xảy ra do tai nạn, té ngã, tập luyện quá sức hoặc do vận động không đúng cách. Chúng có thể là nguyên nhân khiến đầu gối của bạn bị đau. Bao gồm:

Đau nhức đầu gối do các nguyên nhân khác

Bên cạnh những lý do ở trên, hiện tượng đau đầu gối còn xuất phát từ những nguyên nhân thông thường như:

Vận động sai cách là nguyên nhân gây đau đầu gối thường gặp ở các vận động viên

Chẩn đoán đau đầu gối

Để chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây đau đầu gối bạn cần tìm đến các cơ sở có chuyên khoa xương khớp uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ trao đổi về tiền sử bệnh tật, tình trạng sức khỏe hiện tại. Hãy cởi mở chia sẻ một cách chính xác một số câu hỏi của bác sĩ đưa ra có liên quan đến các vấn đề như:

Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bên ngoài khớp gối để tìm kiếm các dấu hiệu liên quan và đánh giá chức năng vận động của đầu gối. Một số xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây có thể được chỉ định nhằm chuẩn đoán nguyên nhân đau nhức đầu gối được chính xác hơn:

Cách điều trị đau đầu gối

Phương pháp điều trị đau khớp gối sẽ được bác sĩ lựa chọn dựa trên nguyên nhân gây đau và các dấu hiệu cụ thể người bệnh gặp phải. Bệnh nhân được khuyên nghỉ ngơi nhiều trong thời gian bị đau nặng, kết hợp dùng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật để khắc phục các bệnh lý liên quan.

1. Thuốc chữa đau đầu gối

Nếu bị đau nặng, các thuốc giảm đau như Paracetamol hay Aspirin… có thể hữu ích. Ngoài ra, một số thuốc khác cũng được chỉ định đi kèm như:

Để chữa đau đầu gối, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau

2. Vật lý trị liệu phục hồi đau đầu gối

Vật lý trị liệu có tác dụng tích cực trong việc giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu đến cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng khớp gối và đẩy nhanh quá trình phục hồi chấn thương. Các phương pháp được thực hiện bao gồm:

Khi điều trị đau đầu gối bằng vật lý trị liệu, người bệnh sẽ được các chuyên gia trực tiếp hướng dẫn. Cần kiên trì thực hiện trong một thời gian nhất định để tình trạng bệnh được cải thiện.

3. Cách trị đau đầu gối tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, một số mẹo tự nhiên cũng được áp dụng để giảm đau đầu gối tại nhà:

Thực hành các bài tập giảm đau đầu gối

Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe cho sụn khớp cũng như các cơ bắp xung quanh đầu gối. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập đơn giản sau:

– Giảm cân nặng

Chứng đau đầu gối có nguy cơ xảy ra cao hơn ở những bệnh nhân bị béo phì hoặc có trong lượng dư thừa. Vì vậy, việc kiểm soát tốt cân nặng là điều cần thiết để giải phóng áp lực cho đầu gối, qua đó hạn chế các cơn đau.

Nếu đang bị thừa cân, người bệnh nên thực chế độ ăn giàu chất xơ, trái cây. Cắt giảm lượng mỡ động vật, thịt, đồ ngọt và các chất béo khác trong chế độ ăn hàng ngày để luôn duy trì được trọng lượng cơ thể lành mạnh.

– Xoa bóp giảm đau nhức đầu gối

Massage đúng cách giúp kích thích lưu thông máu, xoa dịu cảm giác đau nhức khó chịu trong đầu gối. Dưới đây là một số động tác xoa bóp được Hiệp hội Liệu pháp Massage Hoa Kỳ khuyến nghị:

Xoa bóp đúng cách giúp xoa dịu cơn đau đầu gối

– Mang đai, nẹp hỗ trợ

Sử dụng đai hỗ trợ nhằm mục đích giữ chặt gân bánh chè và bảo vệ đầu gối, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn mang nẹp cố định để đầu gối được nghỉ ngơi và hạn chế tổn thương khi vận động.

– Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nước đá có thể giúp giảm sưng đau đầu gối do chấn thương. Bạn có thể áp dụng mẹo này vài lần trong ngày đầu tiên bị chấn thương. Sau đó nếu vẫn còn đau thì chuyển qua chườm túi nước nóng.

Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cũng cần cần tránh các hoạt động gây áp lực cho đầu gối như ngồi xổm, đứng lâu hay bưng bê vật nặng quá sức. Khi ngủ có thể kê một cái gối mềm bên dưới để giảm sưng đau đầu gối.

Bạn không nên bỏ qua

Xem thêm: Cường cận giáp

Rate this post
Exit mobile version