Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Dấu hiệu bệnh gan giai đoạn đầu – Giúp nhận biết sớm

Gan là cơ quan nội tạng có kích thước khá lớn, đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và dễ bị tổn thương bởi các yếu tố khác nhau. Khi bộ phận này bị tổn thương, có thể làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của một số cơ quan khác. Do đó, khi phát hiện bệnh gan từ những triệu chứng lâm sàng sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và từ đó có những biện pháp điều trị hợp lý.

Phát hiện bệnh gan ở giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng sức khỏe và có những hướng điều trị tích cực

Những dấu hiệu nhận biết bệnh gan giai đoạn đầu

Gan là cơ quan nội tạng có kích thước khá lớn và chiếm tới 5% trọng lượng cơ thể đối với người trường thành và 3% đối với trẻ nhỏ. Bộ phận này đảm nhận khá nhiều vai trò khác nhau và con số đó có thể lên khoảng 500 nhiệm vụ. Trong số đó có 3 chức năng đáng chú ý nhất của gan là chuyển hóa thức ăn thành các dạng năng lượng, tiết ra dịch mật để tiêu hóa thức ăn và thanh lọc độc tố cho máu nuôi dưỡng cơ thể.

Nếu gan bị tổn thương bởi một số tác nhân có khả năng các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng không kém. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thông qua một số triệu chứng lâm sàng sau:

1. Đau bụng vùng hạ sườn phải

Gan là cơ quan nội tạng nằm ở bên phải dưới lồng xương sườn. Do đó, các vấn đề về gan thường gây ra cơn đau khó chịu ở khu vực này. Tuy nhiên, cơn đau xuất hiện ở vị trí này thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như đau dạ dày, đau thận, đau lưng,… Các cơn đau vùng hạ sườn bên phải có thể xuất hiện âm ỉ, đau nhói hoặc trở nên dữ dội tùy thuộc vào từng đối tượng.

Một số cơn đau bụng thông thường không phải là dấu hiệu bệnh về gan. Vì thế, người bệnh tuyệt đối không được hiểu nhầm và vội ghi nhận bản thân mắc phải bệnh lý về gan. Để biết chính xác cơn đau vùng bụng là dấu hiệu của bệnh gì, bạn nên đi đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra.

Tổn thương ở gan có thể dẫn đến các cơn đau thất thường ở vùng bụng hạ sườn bên phải

2. Vàng da, vàng mắt

Một triệu chứng điển hình khác của bệnh gan là vàng da, lòng mắt chuyển sang màu vàng hay vàng toàn thân. Triệu chứng này xuất hiện do gan không chuyển hóa và đào thải được sắc tố mật bilirubin.

Khi chức năng gan hoạt động bình thường, thì lượng bilirubin trong máu sẽ được gan chuyển hóa thành dạng kết hợp và được tống khứ ra ngoài. Ngược lại với trường hợp chức năng gan suy giảm, hàm lượng này sẽ bị dư thừa và gây ra tình trạng vàng da, vàng mắt hoặc vàng toàn thân.

3. Dễ bị bầm tím, chảy máu

Khi gan bị tổn thương, cơ quan này sẽ không sản xuất đủ lượng protein cần thiết để cung cấp cho máu. Điều này sẽ khiến máu bị đóng cục và cơ thể có thể bị bầm tím ở một vài vị trí ở cánh tay hoặc chân. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất tiểu cầu bị suy yếu khi gan gặp vấn đề có thể gây ra tình trạng chảy máu. Hơn thế, những đối tượng mắc các bệnh lý về gan thường gặp vấn đề về rối loạn đông máu. Nếu tình trạng này bị kéo dài trong khoảng thời gian dài có thể dẫn đến một số hệ lụy nghiêm trọng như chảy máu nhiều bất thường hay máu không thể đông lại ngay sau khi bị thương.

4. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi

Khi mắc phải bất kỳ một bệnh lý nào đó, cơ thể thường trở nên mệt mỏi và kiệt sức, bệnh gan cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Khi gan không đủ khỏe, việc chuyển hóa thức ăn thành dưỡng chất hay loại bỏ các độc t
ố trong máu sẽ không được hiệu quả.

Đôi khi, mệt mỏi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác không riêng gì bệnh về gan. Do đó, người bệnh khó có thể nhận biết bản thân đang mắc phải một số vấn đề về gan khi gặp phải trường hợp này.

5. Da nổi mề đay ngứa ngáy khó chịu

Ngứa ngáy hay da nổi mề đay cũng có thể là triệu chứng lâm sàng của bệnh gan. Tình trạng này có thể xảy ra khi dịch mật tràn vào máu do gan bị tổn thương. Khi gan bị suy yếu hoặc không hoạt động có thể làm chặn ống mật. Điều này có thể khiến mật bị ứ đọng và chảy ngược vào máu, tích tụ dưới da và gây ngứa ngáy.

Tuy nhiên, không thể dựa vào cơn ngứa ngáy hay nổi mề đay ngoài da mà bạn có thể vội khẳng định bản thân mắc bệnh về gan. Để đưa ra kết luận chính xác, bạn nên dựa thêm các triệu chứng lâm sàng khác.

Nếu tình trạng ngứa da nghiêm trọng hoặc dai dẳng có thể là dấu hiệu của triệu chứng các bệnh về gan

6. Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, chán ăn

Mắc phải các vấn đề về gan, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, mất cảm giác ngon miệng, cảm thấy buồn nôn, nôn. Tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày liền sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và sụt cân nghiêm trọng.

Buồn nôn, nôn đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Vì thế, nếu cơn buồn nôn kèm theo các một số triệu chứng khác, người bệnh nên tìm đến bệnh viện để thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm nếu cần thiết để xác định chính xác tình trạng đang mắc phải.

7. Nước tiểu sẫm màu hoặc đổi màu

Thông thường, nước tiểu sẫm màu có thể là do việc uống một số loại thuốc, nóng trong người hoặc đơn giản là bạn uống không đủ lượng nước. Thế nhưng, trường hợp màu nước tiểu đậm hơn so với bình thường dù bạn không sử dụng thuốc hay uống đủ lượng nước thì có thể gợi ý cho việc bạn đang mắc phải một bệnh lý liên quan đến gan. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện phân có lẫn màu trắng.

8. Tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng lâm sàng đầu tiên của bệnh lý về gan. Nhưng triệu chứng này khó có thể khiến người bệnh nhận biết bản thân mắc bệnh về gan và chỉ nghĩ chúng là tình trạng tiêu chảy thông thường và sẽ tiêu biến trong một vài ngày.

Các chuyên gia cho biết, gan đảm nhận chức năng hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và xử lý chất dư thừa. Khi gan bị tổn thương, cơ thể có thể xuất hiện phản ứng tiêu cực với một số loại thực phẩm và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, bao gồm cả chứng tiêu chảy.

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng gan đầu của bệnh lý về gan do cơ thể phản ứng tiêu cực với một số thực phẩm khi gan bị tổn thương

9. Dễ mất tập trung

Gan bị tổn thương dẫn đến việc lọc các chất độc và đào thải ra khỏi máu bị trì trệ. Điều này cũng có thể khiến cho lượng máu lên não không đủ và kém chất lượng. Lúc đó, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng mất tập trung. Hơn nữa, máu được chuyển lên não có chất lượng kém cùng với việc chuyển hóa năng lượng chậm chạp sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, thể chất suy yếu và tinh thần kém minh mẫn.

Bên cạnh đó, mất tập trung còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác không riêng gì bệnh gan. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày liền cùng với sự xuất hiện của một số triệu chứng lâm sàng khác, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được kiểm tra sức khỏe cũng như chức năng gan.

10. Xuất hiện vết thâm và tăng sắc tố trên mặt

Một số trường hợp khác, trên mặt có thể xuất hiện một số sắc tố gây thâm đen nếu gan bị tổn thương hoặc hoạt động kém. Nói theo cách khác, khi gan bị tổn thương, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng lên một cách nhanh chóng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng tăng sản xuất tyrosinase (một loại enzyme có chứa đồng) và tạo ra nhiều sắc tố melanin gây nám.

Tuy nhiên, không phải trên mặt bạn xuất hiện các nốt đen li ty hay vết thâm trên mặt mà vội kết luận bản thân đang có vấn đề về gan. Để chắc chắn hơn về điều này, bạn cần kiểm tra sức khỏe bằng cách xét nghiệm chức năng gan để phát hiện bệnh.

Xuất hiện dấu hiệu bệnh gan giai đoạn đầu nên làm gì?

Khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng bệnh về gan, bạn nên tiến hành thăm khám tại các một số cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh, từ đó có những phác đồ điều trị phù hợp. Song song, để đẩy nhanh tiến độ khôi phục bệnh, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như lối sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể hơn:

1. Tiến hành thăm khám

Nếu chưa chắc chắn về tình trạng sức khỏe đang mắc phải, bạn nên tiến hành thăm khám tại các bệnh viện hay phòng khám tư nhân để chẩn đoán xác định bệnh, đánh giá mức độ tổn thương của gan và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Thăm khám lâm sàng bao gồm khám vùng bụng, quan sát da, mắt, toàn thân và thể trạng sức khỏe. Ngoài ra, bác sĩ có thể tra hỏi bệnh nhân bằng một số câu hỏi để biết thêm một số thông tin khác bổ trợ cho việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh như: thời gian xuất hiện các cơn đau vùng bụng, khoảng thời gian xuất hiện triệu chứng, tiền sử gia đình,… Điều này sẽ cho phép bác sĩ khoanh vùng các khả năng có thể xảy ra.

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, siêu âm bụng hay sinh thiết gan.

Tiến hành thăm khám nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng lâm sàng và nghi ngờ đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh về gan

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Chế độ ăn uống luôn được các chuyên gia khuyến nghị chú trọng điều chỉnh để không làm bệnh tình trở nặng nhưng vẫn đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Người bệnh gan ở giai đoạn đầu cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Tăng cường bổ sung cho cơ thể các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe đồng thái tránh dung nạp vào cơ thể thực phẩm gây hại cho gan

3. Xây dựng lối sống lành mạnh

Song song với chế độ ăn uống điều độ, các đối tượng mắc bệnh gan ở giai đoạn đầu cũng cần chú trọng đến việc xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, bằng cách:

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng lây nhiễm virus siêu vi cho “đối tác” nếu nghi ngờ bản thân mắc phải bệnh về gan

Trên đây là những thông tin liên quan đến dấu hiệu bệnh gan giai đoạn đầu và một số hướng giải pháp để phòng tránh bệnh trở nặng. Nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng của bệnh gan đã được nhắc đến, bạn cần nhanh chóng tìm đến một số cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm kiểm tra bệnh. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có những hướng điều trị tích cực cũng như phòng ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc quan tâm:

  • Kiểm tra chức năng gan – Xét nghiệm cần làm & chi phí
  • Bệnh gan lây qua đường nào? Cách phòng ngừa?

Xem thêm: Cải bó xôi và những lợi ích sức khỏe không ngờ

Rate this post
Exit mobile version