Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đau thần kinh tọa còn có tên gọi khác là đau thần kinh hông to. Bệnh lý này được biểu hiện bởi cảm giác đau nhức nghiêm trọng chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau phát sinh tại cột sống thắt lưng, di chuyển xuống mặt ngoài đùi, lan rộng đến mặt trước ngoài cẳng chân, xuống mắt cá ngoài và đau tận đến những ngón chân. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp, người bệnh có thể bị bại liệt.

Tìm hiểu đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Dây thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa còn có tên gọi khác là dây thần kinh hông to. Dây thần kinh này được xác định là dây thần kinh dài nhất cơ thể. Nó chạy dọc từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân.

Có hai dây thần kinh tọa gồm dây thần kinh tọa trái và dây thần kinh tọa phải với nhiệm vụ điều khiển từng bên tương ứng. Dây thần kinh tọa có 3 chức năng chính, đó là chi phối, góp phần nuôi dưỡng các phần mà có đi qua và cảm giác vận động dinh dưỡng.

Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn có tên gọi khác là đau thần kinh hông to. Bệnh lý này được biểu hiện bởi cảm giác đau nhức nghiêm trọng chạy dọc theo đường đi của thần kinh tọa. Cơn đau thường đột ngột phát sinh tại cột sống thắt lưng, di chuyển xuống mặt ngoài đùi, lan rộng đến mặt trước ngoài cẳng chân, xuống mắt cá ngoài và đau tận đến những ngón chân. Hướng lan của cơn đau có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí tổn thương.

Thông thường cơn đau thần kinh tọa thường phát sinh ở một bên, xảy ra phổ biến ở những người đang trong độ tuổi lao động (tuổi từ 30 – 50). Theo kết quả thống kê, có khoảng 80% trường hợp mắc bệnh là do bệnh lý đĩa đệm tác động và chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa bệnh học nội khoa được xác định là một trong những bệnh lý xảy ra phổ biến nhất. Bệnh lý này đứng thứ 2 sau bệnh viêm khớp dạng thấp và cần phải tiến hành điều trị ngay khi cơn đau xuất hiện.

Cơn đau xảy ra phổ biến nhất khi bị thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống hoặc xương cột sống trên cột sống chèn ép vào rễ hoặc một phần của dây thần kinh. Chính sự chèn ép này gây ra hiện tượng viêm, đau kèm theo cảm giác tê ở chân bị ảnh hưởng.

Đau thần kinh tọa được biểu hiện bởi cảm giác đau nhức nghiêm trọng chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa

Mức độ nguy hiểm của bệnh đau thần kinh tọa

Cơn đau do bệnh đau dây thần kinh tọa thường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp điều có đáp ứng tốt và tự khỏi bằng việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh không cần phẫu thuật trong một tuần.

Những người có dây thần kinh tọa gặp vấn đề, bị đau nghiêm trọng thường có chân bị yếu, thay đổi bàng quang hoặc thay đổi ruột. Trong trường hợp này, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để kiểm soát những triệu chứng của đau dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa có thể không tác động và không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên bệnh có thể làm hai chân suy yếu dẫn đến tàn phế. Từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì thế, ngay khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Những nguyên nhân khiến tình trạng đau dây thần kinh tọa phát sinh và tiến triển theo chiều hướng xấu gồm:

Đối tượng nguy cơ bệnh đau thần kinh tọa

Một số đối tượng được liệt kê dưới đây sẽ có nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa cao hơn người bình thường:

Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa cao

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa được nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh đau dây thần kinh tọa ở giai đoạn nhẹ thường tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu cơn đau xuất hiện và kéo dài trên một tuần, các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà không thể kiểm soát các triệu chứng, cơn đau nghiêm trọng hoặc dần dần trở nên nghiêm trọng.

Người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu rơi vào một trong những trường hợp sau:

Gặp bác sĩ khi cơn đau xuất hiện sau một chấn thương dữ dội

Bệnh đau thần kinh tọa được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán bệnh đau dây thần kinh hông to dựa vào các triệu chứng lâm sàng

Các nghiệm pháp góp phần chẩn đoán bệnh lý

Cận lâm sàng chẩn đoán

Thử nghiệm này đo phản ứng của cơ bắp và đo các xung điện được hình thành bởi các dây thần kinh. Xét nghiệm có thể kiểm tra, xác định sự chèn ép dây thần kinh do hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp điều trị đau thần kinh tọa

Những nguyên tắc điều trị đau dây thần kinh tọa gồm:

Điều trị nội khoa

Nằm giường cứng là cách hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc được liệt kê dưới đây thường được bác sĩ chuyên khoa đưa vào quá trình điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa:

Điều trị vật lý trị liệu

Khi cơn đau cấp tính đã có dấu hiệu thuyên giảm, chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa chấn thương trong tương lai bằng cách thiết kế chương trình phục hồi chức năng.

Điều trị vật lý trị liệu thường bao gồm những bài tập giúp tăng cường cơ bắp để hỗ trợ lưng, điều chỉnh tư thế của người bệnh và cải thiện tính linh hoạt.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho những trường hợp có chèn ép nặng (hẹp ống sống, hội chứng đuôi ngựa, liệt chi dưới…), teo cơ hoặc điều trị nội khoa thất bại.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm, u chèn ép cùng với điều kiện kỹ thuật cho phép mà bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng những phương pháp phẫu thuật khác nhau. Cụ thể như sóng cao tần, nội soi, mổ hở hoặc vi phẫu, làm vững cột sống.

Dưới đây là hai phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến:

Đối với trường hợp trượt đốt sống khiến dây thần kinh bị chèn ép nặng, người bệnh sẽ được cố định bằng phương pháp nẹp vít cột sống, làm cứng đốt sống.

Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị hỗ trợ

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm:

Điều trị khác

Một số biện pháp thay thế thường được xem xét và áp dụng cho đau thắt lưng gồm:

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa

Không phải lúc nào bệnh đau dây thần kinh tọa cũng có thể được ngăn ngừa và bệnh lý này có thể tái phát. Tuy nhiên một số biện pháp được liệt kê dưới đây có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh.  Cụ thể:

Duy trì tư thế ngồi thích hợp để phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa xảy ra phổ biến. Bệnh xuất hiện kèm theo triệu chứng đau nhức nghiêm trọng khiến khả năng vận động của người bệnh bị suy giảm, chân yếu. Trong trường hợp không sớm thăm khám và điều trị, bệnh nhân có thể bị bại liệt. Chính vì thế, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay khi cơn đau xuất hiện để có phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp.

Xem thêm: 10+ bài thuốc dân gian chữa viêm lộ tuyến dễ áp dụng tại nhà

Rate this post
Exit mobile version