Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là dấu hiệu tổn thương của một bộ phận nào đó trong hệ thống tiêu hóa. Đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng bao gồm ung thư hoặc các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng.
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì?
Đại tiện ra máu tươi không đau có thể nguy hiểm và do chế độ ăn uống, lối sống thiếu khoa học gây ra. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu nhưng không cảm thấy đau bao gồm:
1. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng hay viêm loét đại tràng gây ra các vết loét kéo dài bên trong đường tiêu hóa. Bệnh có thể ảnh hưởng đến lớp lót trong cùng của ruột già (đại tràng) và trực tràng dẫn đến việc chảy máu từ đường tiêu hóa, kéo dài và phát triển theo thời gian.
Các triệu chứng viêm đại tràng thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và vị trí xảy ra viêm loét. Dấu hiệu nhận biết phổ biến thường là:
- Tiêu chảy kèm máu hoặc mủ trong phân
- Khó chịu ở bụng, đầy bụng, khó tiêu
- Chảy máu trực tràng dẫn đến việc xuất hiện một lượng máu nhỏ trong phân
- Thường xuyên có nhu cầu đi đại tiện một cách khẩn cấp
- Gặp khó khăn khi đi đại tiện
- Giảm cân không rõ lý do
- Mệt mỏi
- Sốt
Hầu hết các tình trạng viêm đại tràng có các triệu chứng nhẹ đến trung bình. Quá trình viêm loét đại tràng thường phát triển một cách âm thầm theo thời gian, hiếm khi các triệu chứng xảy ra một cách đột ngột. Viêm đại tràng có thể làm cơ thể suy nhược và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh, hãy đến bệnh viện để tiến hành điều trị cải thiện các triệu chứng.
2. Polyp đại tràng
Một khối Polyp có thể được hình thành trên niêm mạc đại tràng. Trong hầu hết các trường hợp, polyp đại tràng thường vô hại nhưng theo thời gian, một số polyp có thể phát triển và biến chứng thành ung thư ruột kết và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.
Polyp đại tràng thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ polyp đại tràng có thể có thể dẫn đến một số triệu chứng như:
- Chảy máu trực tràng.
- Phân có thể bị lẫn máu dẫn đến tình trạng thay đổi màu sắc của phân.
- Thay đổi thói quen đại tiện như bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 1 tuần.
- Khó chịu hoặc đau nhẹ ở bụng.
Polyp đại tràng thường không nguy hiểm, trừ khi khối polyp quá to. Một số polyp đại tràng có thể trở thành ung thư. Do đó, điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Viêm đại tràng và cách chữa triệt để tận gốc bằng bài thuốc bí truyền của dân tộc Tày
3. Thiếu máu cục bộ
Thiếu máu cục bộ là tình trạng lưu lượng máu dẫn đến ruột bị giảm. Nguyên nhân phổ biến thường là do mạch máu bị chặn hoặc bị tắc nghẽn. Thiếu máu cục bộ có thể phát triển ở ruột già, ruột non (đại tràng) hoặc ở cả hai bộ phận này.
Các triệu chứng thường phát triển từ cấp tính đến mãn tính và khác nhau ở mỗi đối tượng bệnh nhân. Một số dấu hiệu phổ biến thường bao gồm:
- Đầy bụng khó tiêu
- Đi ngoài ra máu nhưng không đau
- Tăng nhu động ruột, thường xuyên có nhu cầu đi ngoài
- Rối loạn tâm thần ở người cao tuổi
Thiếu máu cục bộ là một tình trạng nghiêm trọng có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động bình thường không bình thường. Trong trường hợp nghiêm trọng, thiếu máu đến ruột có thể làm hỏng mô ruột và dẫn đến tử vong.
4. Viêm ruột
Viêm ruột là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh liên quan đến ruột và làm ảnh hưởng đến ruột. Bệnh viêm ruột có thể dẫn đến tổn thương đại tràng gây chảy máu và đi cầu ra máu mà không đau. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Thường xuyên có cảm giác cần đi đại tiện
- Chảy máu trực tràng
- Đi ngoài ra chất nhầy có lẫn máu
- Có cảm giác căng cứng ở trực tràng
- Tiêu chảy
Các lý viêm ruột không được điều điều trị đúng lúc có thể dẫn đến thiếu máu, loét trực tràng hoặc hình thành một lỗ rò ở các bộ phận khác của ruột hoặc các cơ quan khác.
5. Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân phổ biến thường là kết quả của việc nhiễm trùng, sử dụng một loại thuốc quá thường xuyên hoặc chế độ ăn uống không phù hợp. Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính) hoặc xuất hiện chậm theo thời gian (viêm dạ dày mãn tính). Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp viêm dạ dày không nghiêm trọng và cải thiện nhanh chóng khi điều trị hợp lý.
Các triệu chứng viêm dạ dày phổ biến thường bao gồm:
- Đầy hơi chướng bụng, khó tiểu ở vùng bụng trên. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ăn.
- Buồn nôn và nôn.
- Thỉnh thoảng có thể đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau.
Mặc dù không nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và xuất huyết dạ dày. Một số tình trạng viêm dạ dày mãn tính có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày (hiếm khi xảy ra).
Đừng bỏ qua: Cơ hội chấm dứt viêm đau dạ dày bằng bài thuốc “thần kỳ” cùng các chuyên gia tiêu hóa đầu ngành tại Thuốc dân tộc
6. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một dạng bệnh tổn thương ruột gây viêm đường tiêu hóa dẫn đến đau bụng và tiêu chảy. Bệnh Crohn có thể lan đến các lớp mô ruột gây suy nhược cơ thể và đôi khi dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn có thể từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường phát triển dần dần nhưng đôi khi sẽ xuất hiện đột ngột, không báo trước. Các triệu chứng thường bao gồm:
- Bệnh tiêu chảy
- Mệt mỏi hoặc sốt
- Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau hậu môn
- Giảm cảm giác thèm ăn hoặc ăn không ngon miệng
Một số bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Viêm da, mắt hoặc viêm đau khớp
- Viêm gan hoặc viêm ống mật
- Chậm tăng trưởng hoặc phát triển tình dục (ở trẻ em)
Mặc dù không có cách chữa trị căn bệnh Crohn nhưng các liệu pháp có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu và ngăn ngừa các biến chứng.
7. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn và trực tràng dưới. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc dưới da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại).
Bệnh trĩ ngoại có thể dẫn đến các cơn đau nhẹ hoặc khó chịu ở vùng hậu môn. Tuy nhiên, bệnh trĩ nội phát triển bên trong trực tràng. Người bệnh thường không cảm thấy các cơn đau và hiếm khi trĩ nội gây khó chịu. Nhưng căng thẳng hoặc kích thích khi đi đại tiện có thể dẫn đến các triệu chứng như:
- Đi đại tiện ra máu nhưng không đau. Người bệnh có thể nhận thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong phân.
- Xuất hiện một búi trĩ và có thể sa ra ngoài khi đi đại tiện.
Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến và không nghiêm trọng. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà hoặc áp dụng các loại thuốc không kê đơn.
Xem ngay: Chấm dứt ngay bệnh trĩ với bí quyết của NS Bình Xuyên và hàng ngàn bệnh nhân khác
8. Ung thư ruột kết
Ung thư ruột kết là một loại ung thư bắt đầu từ ruột già (đại tràng). Bệnh thường bắt đầu như những khối tế bào nhỏ, không ung thư (lành tính) được gọi là polyp hình thành ở bên trong đại tràng. Theo thời gian một số polyp này có thể trở thành ung thư ruột kết.
Ung thư ruột kết thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi, mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết có thể bao gồm:
- Thay đổi thói quen đại tiện bao gồm táo bón, tiêu chảy hoặc thay
đổi tính chất của phân. - Chảy máu trực tràng dẫn đến tình trạng đại tiện ra máu tươi không đau.
- Khó chịu dai dẳng ở bụng gây chướng bụng, khó tiêu.
- Thường xuyên mệt mỏi hoặc cảm thấy yếu ớt.
- Giảm cân mà không rõ lý do.
Ung thư ruột có thể điều trị bằng nhiều phương pháp có sẵn để giúp kiểm soát các triệu chứng. Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm phẫu thuật, xạ trị và điều trị bằng thuốc, như hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch.
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau cần được kiểm tra và điều trị để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, hãy đến bệnh viện để thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý.
Biện pháp khắc phục
Nếu tình trạng đi đại tiện ra máu nhưng không đau không quá nghiêm trọng và không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể tiến hành khắc phục các triệu chứng tại nhà. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng các biện pháp như:
- Áp dụng một chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể cải thiện tình trạng chảy máu trực tràng hiệu quả. Thường xuyên sử dụng các loại đậu, trái cây như táo, lê, việt quất,…
- Uống nhiều nước có thể ngăn chặn tình trạng mất nước và giúp phân dễ đi qua trực tràng mà không gây tổn thương khu vực này.
- Sử dụng các loại thuốc thoa không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn trước khi sử dụng thuốc, mặc dù các loại thuốc thường an toàn.
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là một dấu hiệu sớm của ung thư ruột kết, mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục hợp lý.
Trung tâm Thuốc dân tộc hướng dẫn bài tập khắc phục cho người bệnh trĩ, táo bón, rối loạn tiêu hóa
Thông tin tìm hiểu
- Điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Những yếu tố làm nên uy tín và chất lượng
- Những lý do nên chữa bệnh táo bón tại Thuốc dân tộc
Xem thêm: Ăn ổi hàng ngày có tác dụng gì? Có tốt cho sức khỏe?