Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Dị ứng da mặt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Dị ứng da mặt thường xảy ra do dị ứng mỹ phẩm, thời tiết, sinh sống trong môi trường ô nhiễm hoặc do ăn phải thực phẩm có khả năng kích ứng cao. Da mặt bị dị ứng đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, nổi sẩn, mụn viêm, đi kèm với triệu chứng ngứa, nóng rát và châm chích. Thông thường các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 1 – 5 ngày chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên ở một số trường hợp cần thiết, bạn buộc phải can thiệp các biện pháp y tế.

Hiện tượng dị ứng da mặt là gì?

Dị ứng da mặt là gì?

Dị ứng da mặt là hiện tượng da mặt xuất hiện sẩn đỏ, mề đay, phát ban, mụn viêm,… khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Tổn thương do dị ứng da mặt có hình thái đa dạng, phạm vi ảnh hưởng và mức độ không đồng nhất. Điều này phụ thuộc vào yếu tố cơ địa, nguyên nhân gây dị ứng, loại da và một số yếu tố khác.

So với những vùng da trên cơ thể, da mặt thường mỏng và có độ nhạy cảm cao. Chính vì vậy vùng da này rất dễ mẫn cảm và dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích.

Phần lớn các trường hợp dị ứng da mặt đều chỉ xảy ra khu trú ở vùng má, trán, cằm và mũi. Tuy nhiên ở một số người có cơ địa nhạy cảm, tổn thương da có thể lan tỏa rộng sang vùng da đầu, tai và cổ.

Nguyên nhân gây hiện tượng dị ứng da mặt

Hiện tượng dị ứng da mặt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Dị ứng mỹ phẩm là nguyên nhân chủ yếu khiến da mặt bị kích thích và dị ứng

Biểu hiện của dị ứng da mặt

Dị ứng da mặt thường bùng phát dấu hiệu sau khi tiếp xúc với yếu tố kích thích khoảng vài phút đến vài giờ.

Khi bị dị ứng, vùng da mặt sẽ xuất hiện các mẩn đỏ, kèm theo ngứa ngáy, nóng rát và châm chích

Các dấu hiệu nhận biết dị ứng da mặt, bao gồm:

Với những trường hợp dị ứng nhẹ, tổn thương ở da mặt có thể thuyên giảm chỉ sau vài giờ đến vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở những người có làn da nhạy cảm và có mức độ dị ứng nặng, tổn thương da có thể kéo dài gây viêm nặng, tăng tốc độ lão hóa và dễ để lại thâm sẹo.

Dị ứng da mặt có sao không? Bao lâu thì khỏi?

Dị ứng da mặt là tình trạng da liễu khá phổ biến và chủ yếu gặp ở nữ giới. Hầu hết các trường hợp da mặt bị dị ứng thường có triệu chứng nhẹ đến trung bình và thuyên giảm nhanh sau khoảng vài ngày.

Tuy nhiên ở những người có làn da mỏng, nhạy cảm hoặc người thường xuyên gãi cào lên da, da mặt có thể bị chảy máu, xây xước, hình thành thâm sẹo và viêm nhiễm. Ngoài ra sự xuất hiện của các sẩn đỏ, phát ban và mẩn ngứa còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống.

Mẩn đỏ, phát ban,… trên da ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và chất lượng cuộc sống

Thông thường, dị ứng da mặt sẽ thuyên giảm sau 1 – 5 ngày. Tuy nhiên trên thực tế, yếu tố này còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ dị ứng, chế độ chăm sóc và điều trị của từng trường hợp. Nếu không xử lý đúng cách, dị ứng da mặt có thể kéo dài đến vài tuần hoặc hơn.

Cách trị dị ứng da mặt hiệu quả nhất

Điều trị dị ứng da mặt phụ thuộc vào mức độ dị ứng. Với những trường hợp nhẹ, điều trị chủ yếu là loại trừ nguyên nhân gây bệnh và chăm sóc tại nhà. Ngược lại nếu dị ứng nặng, gây viêm và ngứa ngáy dữ dội, bạn cần sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.

1. Xác định nguyên nhân và loại trừ yếu tố thuận lợi

Khi xuất hiện các dấu hiệu dị ứng da mặt, bạn cần xác định nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây ra tình trạng này. Tiếp tục dung nạp thức ăn gây dị ứng, sử dụng loại mỹ phẩm không phù hợp,… có thể khiến triệu chứng trên da tiến triển xấu và có xu hướng lan tỏa rộng.

Tránh trang điểm trong thời gian điều trị

Nếu không thể xác định được nguyên nhân cụ thể, bạn cần loại trừ các yếu tố rủi ro sau:

2. Chăm sóc và phục hồi da

Dị ứng da mặt chủ yếu gây ra các nốt sẩn, mẩn đỏ và phát ban ở lớp thượng bì. Do đó nếu chăm sóc tốt, tổn thương da có thể được cải thiện mà không cần can thiệp y tế.

Nên dưỡng ẩm cho da 2 lần/ ngày nhằm làm dịu vùng da bị ảnh hưởng, giảm viêm và ngứa nhẹ

Một số biện pháp chăm sóc và phục hồi da mặt bạn có thể áp dụng, bao gồm:

3. Sử dụng thuốc điều trị

Trong trường hợp dị ứng da mặt có mức độ nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà, bạn có thể tìm gặp dược sĩ để được chỉ định các loại thuốc sau:

Có thể dùng thuốc kháng histamine H1 đường uống để cải thiện các triệu chứng dị ứng

Vùng da mặt khá nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi sử dụng thuốc bôi. Vì vậy, trong những trường hợp không cần thiết, dược sĩ thường sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc kháng histamine H1 cùng với các loại kem dưỡng có tác dụng làm dịu và phục hồi da.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát?

Để thúc đẩy thời gian hồi phục và giảm nguy cơ tái phát, bạn nên thực hiện các biện pháp như sau:

Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc từ thiên nhiên nhằm giảm nguy cơ dị ứng

Dị ứng da mặt – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong một số ít trường hợp, dị ứng da mặt có thể xảy do hệ miễn dịch của da suy yếu. Tình trạng này thường gặp ở người lạm dụng các loại kem dưỡng chứa corticoid. Corticoid là hoạt chất ức chế miễn dịch, giúp làm giảm viêm, sưng và cải thiện mụn nhanh chóng.

Tuy nhiên nếu lạm dụng, da có thể bị giãn mao mạch, mỏng, dày sừng nang lông và suy giảm sức đề kháng. Hệ miễn dịch của da suy giảm chính là điều kiện để các yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể kích thích và làm bùng phát triệu chứng dị ứng.

Do đó bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng như sau:

Dị ứng da mặt thường được khắc phục nhanh chóng nếu được phát hiện và xử lý sớm. Tuy nhiên nếu để kéo dài, tổn thương da có thể ăn sâu vào lớp trung bì và hạ bì, gây thâm sẹo và phá vỡ hàng rào bảo vệ da.

Tham Khảo Thêm: 

  • TOP 10 địa chỉ chữa nổi mề đay uy tín, chất lượng nhất tại Hà Nội, HCM
  • TOP 10 bác sĩ chữa nổi mề đay khi mang thai “mát tay” tại Hà Nội, HCM
  • TOP 4 loại thuốc trị dị ứng da mặt của Nhật tốt nhất thị trường hiện nay
  • Bài thuốc quý nổi danh DỨT ĐIỂM mề đay mẩn ngứa, KHÔNG tái phát
Nguồn: https://ihs.org.vn/di-ung-da-mat-6652.html

Xem thêm: Đái dầm

Rate this post
Exit mobile version