Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Dị ứng thuốc nổi mề đay và các biện pháp xử lý

Dị ứng thuốc nổi mề đay thường kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, nguy hiểm hơn có thể gây sốc phản vệ gây khó thở, tụt huyết áp. Người bệnh cần nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời đối với các triệu chứng dị ứng nhẹ và nhanh chóng đến bệnh viện nếu thấy có các biểu hiện bất thường để tránh các biến chứng chứng nguy hiểm có thể gây tử vong.

Dị ứng thuốc nổi mề đay là gì?

Dị ứng thuốc là tình trạng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với một số loại thuốc do cơ thể không dung nạp được một số chất trong thuốc. Khi uống một số loại thuốc, hệ miễn dịch có thể nhận biết và tạo ra kháng thể đặc biệt Immunoglobulin E (IgE) nhằm chống lại các chất lạ. Các phản ứng này sẽ gây phóng thích ra histamin và gây ra các phản ứng dị ứng trên cơ thể như hắt hơi hay nổi mề đay.

Dị ứng thuốc nổi mề đay tình trạng phóng thích histamin quá mức của hệ miễn dịch với một số loại thuốc do cơ thể không dung nạp được

Dị ứng thuốc nổi mề đay đặc trưng bằng các tổn thương trên da, có thể là nổi mẩn đỏ, sưng phù nổi cộm hoặc cũng có thể bằng phẳng. Một số người cũng có thể bị nổi mụn nước hay mụn mủ, ngứa và đau tại các vùng da bị nổi mề đay. Hầu như các trường hợp nổi mề đay do dị ứng thuốc đều có tính đối xứng, tức là các phản ứng dị ứng này sẽ xuất hiện ở cả hai bên cơ thể, ví dụ cả hai tay hay cả hai chân.

Trong các loại thuốc luôn có một lượng nhỏ các chất như tá dược, chất bảo quản, có thể có cả tạp chất nên đều có thể gây dị ứng với cơ thể. Dị ứng có thể xuất hiện ngay cả khi sử dụng một liều lượng nhỏ nhất bởi nó không phụ thuộc vào liều lượng. Có những trường hợp dùng thuốc lần đầu không bị dị ứng nhưng vẫn có thể xảy ra ở lần thứ hai.

Lưu ý rằng, dị ứng thuốc nổi mề đay không phải là tác dụng phụ của thuốc. Bệnh thường chỉ xảy ra ở một số người có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc dị ứng trước đó với một thành phần nào của thuốc nên có người dùng thuốc bị dị ứng nhưng có người lại không hề có triệu chứng gì. Theo thống kê chỉ có 5- 10% bị dị ứng thuốc nổi mề đay.

Những nhóm thuốc có nguy cơ dị ứng cao như nhóm thuốc chống viêm, giảm đau, giảm sốt, các loại thuốc có nguồn gốc từ chất đạm… Dị ứng thuốc kháng sinh (penicillin, ampicillin, streptomycin, sulfonamide) cũng là trường hợp hay gặp. Đây đều là những loại thuốc quen thuộc được dùng trong điều trị rất nhiều bệnh từ đau dạ dày, cảm lạnh, sốt, ho ..

Các phản ứng dị ứng này xảy ra đột ngột và nằm ngoài dự đoán của hệ miễn dịch và chỉ biểu hiện bằng một số triệu chứng bên ngoài. Các triệu chứng ban đầu thường là da phát ban, nổi mề đay, mẩn đỏ, thở khò khè , nôn mửa.. nặng hơn khó thở, tiêu chảy, nổi mề đay phát ban trên toàn cơ thể. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không biểu hiện ra ngoài mà gây ra các triệu chứng khác như rối loạn tiền đình hay suy thận khiến người bệnh không nắm bắt được.

Tuy nhiên, nổi mề đay có thể nói là một trong những triệu chứng đầu tiên dễ nhận biết nhất của những người bị dị ứng thuốc. Nếu nổi mề đay chỉ kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu thì người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng nếu các triệu chứng nổi mề đay lan ra toàn thân, người nóng sốt, nôn mửa, khó thở thì có thể người bệnh đang bị sốc phản về và cần đưa ngngw thuốc ngay và đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.

Biện pháp xử lý khi bị dị ứng thuốc nổi mề đay

Người bị dị ứng thuốc có thể nổi mề đay sau vài phút uống thuốc nhưng cũng có thể vài ngày sau mới có triệu chứng. Mề đay có thể xuất hiện nhanh chóng nhưng cũng biến mất nhanh chóng say khi người bệnh ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên do cơ địa hay một số người có sức đề kháng yếu, mề đay có thể tồn tại dai dẳng và cần dùng sự hỗ trợ của một số loại thuốc để ngăn ngừa chuyển biến sang mãn tính.

Dùng thuốc điều trị

Người bệnh cần phải ngưng ngay các loại thuốc gây dị ứng, tùy vào tình trạng bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc điều trị bệnh khác để giảm nhẹ triệu chứng. Bên cạnh đó, nếu triệu chứng mề đay không thuyên giảm, người bệnh cũng sẽ được chỉ định thêm một số loại thuốc điều trị khác, bao gồm

Một số loại thuốc sẽ được chỉ định để ức chế các phản ứng dị ứng trong cơ thể

Thuốc kháng Histamin

Nguyên nhân khiến da nổi mề đay chính là do cơ thể phóng thích histamin quá đà và gây nên các phản ứng dị ứng. Vì vậy bác sỉ sẽ chỉ định một số nhóm thuốc kháng histamin để ức chế bớt lượng histamin, nhanh chóng cải thiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi hay nổi mề đay.

Thuốc kháng Histamine có nhiều loại, tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được chỉ định như Claritin, Zyrtec, Benadryl…

Mặc dù thuốc kháng histamin có thể làm lặn mề đay, mẩn ngứa nhanh chóng nhưng nó lại gây ra một số tác dụng phụ khác như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, buồn ngủ. Vì vậy nếu dùng thuốc này điều trị người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn hoặc trao đổi kỹ hơn với bác sĩ về liều dùng để đảm bảo việc học tập hay làm việc không bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó những người có tiền sử hay đang điều trị các bệnh về gan cũng cần thông báo với bác sĩ để được chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc sao cho phù hợp.

Thuốc chống viêm không Steroid

Với những người bị mề đay không dị ứng với nhóm thuốc chống viêm không Steroid thì sẽ được chỉ định dùng thuốc này để xử lý các phản ứng dị ứng.  Thuốc có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp PGF2 alpha, giảm đau tại các vùng da bị nổi mề đay bằng cách giảm tính cảm thụ với các chất gây phản ứng histamin tại các đầu dây thần kinh cảm giác. Bên cạnh đó thuốc cũng có tác dụng hạ sốt cho những người bị dị ứng thuốc nặng.

Thuốc chống viêm không Steroid có thể ức chế tạm thời các phản ứng histamin gây đau rát và phù nề da

Các loại thuốc chống viêm không Steroid thường được chỉ định như Ibuprofen, Aspirin, Natri Naproxen… Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt đau đầu, rối loạn tiêu hóa hay buồn ngủ. Người bệnh nếu cần làm việc hay học tập trong thời gian này nên trao đổi thêm với bác sĩ để được chỉ định với liều lượng phù hợp.

Như đã nói, hoặc dù thuốc chống viêm không Steroid được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng nhưng chính nó cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng, làm phình mạch, khó thở, nổi mề đay. Vì vậy người bệnh cần phải có sự chỉ định và chẩn đoán của bác sĩ mới sử dụng để tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Ngoài ra, một số người đang mắc các bệnh lý về gan thận , tim hay rối loạn tuần hoàn máu cần trao đổi kỹ hơn với bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn.

Thuốc giãn phế quản

Với nhưng người bị dị ứng thuốc nổi mề đay có kèm theo các triệu chứng như ho, hắt hơi, khó thở do sưng tấy tại họng, mũi có thể được chỉ định một số loại thuốc giãn phế quản để cải thiện các triệu chứng này. Thuốc có tác dụng mở rộng hệ thống hô hấp và nhờ đó giúp người bệnh có thể hô hấp được, các triệu chứng dị ứng được thuyên giản nhanh chóng.

Một số loại thuốc thường được chỉ định như Metaproterenol, Albuterol, Pirbuterol, Levalbuterol…Thuốc giãn phế quản thường chỉ được chỉ định dùng trong một thời gian ngắn bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như có cảm giác lo lắng, đánh trống ngực, tim đạp nhanh và mạnh, khó ngủ. Một số trường hợp sau dùng loại thuốc này có thể bị đau dạ dày, đau cơ hay chuột rút.

Thuốc thoa ngoài da

Với những loại thuốc phía trên được dùng để ức chế các tác nhân gây dị ứng bên trong, song song đó người bệnh cũng nên dùng một số loại thuốc bôi ngoài da để cải thiện các triệu chứng bên ngoài. Người bệnh có thể dùng một số loại thuốc để giảm sưng phù, mụn nước hay ngứa rát tại các vùng da bị nổi mề đay.

Đồng thời dùng các loại thuốc này cũng phòng tránh viêm nhiễm gây ra các biến chứng nguy hiểm khác trong khi hệ miễn dịch người bệnh đang bị suy yếu. Một số loại thuốc thường được chỉ định như

Chăm sóc tại nhà

Với các trường hợp nổi mề đay dạng nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Các phương pháp tại nhà chủ yếu là làm dịu da, từ đó giảm cảm giác ngứa rát và sưng tấy trên da. Các biện pháp có phần an toàn hơn vì một số loại thuốc thường gây ra tác dụng phụ đồng thời cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng khác.

Chườm lạnh có thể làm giảm cảm giác ngứa rát tạm thời tại những vùng da bị nổi mề đay

Các biện pháp chăm sóc tại nhà cho những người bị dị ứng thuốc nổi mề đay như

Khi nào nên gặp bác sĩ

Mề đay có thể lặn ngay sau vài tiếng nhưng cũng có thể kéo dài trong vài ngày mà không có quá nhiều triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên người bệnh không nên quá chủ quản tự áp dụng các biện pháp tại nhà bởi các biện pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị hoặc dùng cho những trường hợp dị ứng thuốc nhẹ.

Cần gặp bác sĩ nếu thấy ngoài nổi mề đay còn có nhiều triệu chứng bất thường khác

Hãy đến ngay bệnh viện nếu người bị dị ứng thuốc nổi mề đay có các biểu hiện sau đây

Nếu có các triệu chứng trên rất có thể người bệnh bị sốc phản vệ cực kỳ nguy hiểm. Nếu không nhanh chóng đi cấp cứu có thể gây tử vong nhanh chóng. Vì vậy người bệnh cần hết sức chú ý không chủ quan.

Dị ứng thuốc nổi mề đay tuy không phải trường hợp phổ biến nhưng cũng không quá nghiêm trọng nếu điều trị đúng cách. Người bệnh nếu thấy tình trạng nổi mề đay kéo dài liên tục không lặn dù đã dùng thuốc cùng với các triệu chứng bất thường khác hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Nguồn: https://vimed.org/di-ung-thuoc-noi-me-day-8867.html

Xem thêm: Giộp môi

Rate this post
Exit mobile version