Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Đứng lên ngồi xuống hoặc co duỗi chân bị đau đầu gối là bị gì?

Bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống và co duỗi chân là dấu hiệu cho thấy cấu trúc khớp bị tổn thương và hư hại. Tình trạng này có thể xảy ra do các nguyên nhân thông thường như chấn thương, ít vận động, vận động quá mức,… hoặc cũng có thể là biểu hiện của thoái hóa khớp, sụn chêm hình đĩa và một số vấn đề xương khớp khác.

Đứng lên ngồi xuống và co duỗi chân bị đau đầu gối là bệnh gì?

Bị đau đầu gối khi co duỗi và đứng lên ngồi xuống là bị gì?

Khớp gối là một trong những khớp có tần suất hoạt động cao và phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể. Khi khớp hoạt động quá mức hoặc có tác động cơ học mạnh, ổ khớp có thể bị tổn thương, tê cứng và đau nhức khi co duỗi hoặc đứng lên ngồi xuống.

Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe như sụn chêm hình đĩa (dị tật bẩm sinh), thoái hóa khớp gối, thiếu canxi,…Nếu xảy ra do nguyên nhân bệnh lý, đầu gối không chỉ bị đau nhức mà còn có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như cứng khớp gối, sưng đỏ, tê bì và phát ra âm thanh lục cục khi cử động.

Một số nguyên nhân gây đau đầu gối khi co duỗi chân và đứng lên ngồi xuống:

1. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh viêm khớp mãn tính thường gặp. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến người cao tuổi (thường trên 60 tuổi) và cơ chế có liên hệ mật thiết đến yếu tố tuổi tác. Tuổi tác cao khiến xương khớp nhanh thoái hóa và suy yếu. Theo thời gian, mô sụn có xu hướng bị bào mòn, xơ hóa và thay đổi tính chất dẫn đến kém đàn hồi, bề mặt sần sùi và suy giảm chức năng.

Triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối là ổ khớp đau nhức – đặc biệt là khi đi lại, co duỗi và đứng lên ngồi xuống. Các hoạt động này làm tăng áp lực lên ổ khớp, tăng ma sát giữa các đầu xương và khiến cơn đau bùng phát mạnh. Tuy nhiên khi nghỉ ngơi, cơn đau ở ổ khớp có xu hướng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.

Đầu gối đau khi co duỗi, đứng lên ngồi xuống là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp

Ngoài triệu chứng đau nhức, thoái hóa khớp gối còn gây ra một số biểu hiện khác như khó khăn khi vận động, ổ khớp thiếu linh hoạt, tê bì và phát ra âm thanh lục cục khi đi lại.

Đa phần những trường hợp bị thoái hóa khớp đều không phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm vì triệu chứng khá mờ nhạt. Tuy nhiên quá trình thoái hóa khớp vẫn tiếp tục diễn ra khi mô sụn bị tổn thương nặng, dẫn đến biến dạng khớp và mất khả năng hoạt động.

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm khớp xảy ra do rối loạn miễn dịch. Khác với thoái hóa khớp, bệnh lý này có thể gặp ở thiếu niên, người trung niên và cao tuổi. Ở người mắc bệnh, hệ miễn dịch tự tạo ra kháng thể và tấn công vào các cơ quan của cơ thể – đặc biệt là mô sụn và màng bao hoạt dịch.

Viêm khớp dạng thấp khiến đầu gối sưng đỏ, nóng rát hơn những vùng da xung quanh và dễ bị đau nhức khi đi lại, co duỗi khớp và đứng lên ngồi xuống. Đặc điểm của bệnh lý này là gây tổn thương có tính chất đối xứng (thường xảy ra ở cả 2 đầu gối) và đi kèm với một số biểu hiện toàn thân như đau nhức cơ thể, sốt, ớn lạnh và ăn uống kém.

3. Bẩm sinh sụn chêm hình đĩa

Khớp gối có 2 sụn chêm (sụn chêm trong và sụn chêm ngoài) giữ vai trò phân tán lực và giảm xóc. Thông thường, sụn chêm trong có hình chữ C và sụn chêm ngoài có hình chữ O dày 4mm, rộng 12mm và che phủ đến 70% bề mặt mâm chày ngoài.

Trong trường hợp sụn chêm che phủ hết toàn bộ mâm chày ngoài thì được gọi là sụn chêm hình đĩa (một dạng dị tật bẩm sinh). Tình trạng này chiếm khoảng 1 – 3% dân số và có đến 20% trường hợp bị đau khớp gối 2 bên xảy ra do nguyên nhân này. Do có cấu trúc bất thường nên sụn dễ bị tổn thương, đau nhức và kẹt khi khớp gối cử động, đi lại.

Sụn chêm hình đĩa là dị tật bẩm sinh có thể gây đau cả hai bên đầu gối khi đi lại và co duỗi

Loại dị bật bẩm sinh này có thể gây đau nhức ổ khớp trong thời gian dài và bắt buộc phải can thiệp nội soi để khắc phục. Tuy nhiên, trong trường hợp triệu chứng nhẹ và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, bệnh nhân có thể không phải can thiệp điều trị.

4. Vận động quá mức

Vận động quá mức là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối – nhất khi co duỗi chân và đứng lên ngồi xuống. Hoạt động quá mức khiến ổ khớp phải ma sát nhiều gây tổn thương mô sụn, kéo giãn dây chằng và kích thích phản ứng viêm của các mô mềm bao xung quanh. Do đó, đau đầu gối thường xảy ra sau khi đi lại nhiều, mang vác nặng hoặc phải lặp đi lặp vài một vài động tác cố định.

Đau đầu gối do vận động quá mức có thể thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi và sử dụng thuốc không kê toa. Tuy nhiên nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu, ổ khớp có thể bị tổn thương mãn tính và gây ra nhiều vấn đề xương khớp.

5. Chấn thương

Tác động cơ học (chấn thương) có thể khiến các cơ quan cấu thành ổ khớp bị tổn thương. Trong trường hợp chấn thương nhẹ, khớp gối chỉ bị đau khi vận động, co duỗi và đứng lên ngồi xuống. Tuy nhiên nếu bị chấn thương mạnh, đầu gối có thể đau nhức ngay cả khi bất động, ổ khớp viêm đỏ, bầm tím và nóng đỏ hơn những vùng da xung quanh.

6. Khô khớp gối

Tất cả các khớp trong cơ thể đều chứa một lượng dịch nhờn nhất định do màng bao hoạt dịch sản xuất. Dịch nhờn có tác dụng giảm ma sát khi cử động, giúp ổ khớp vận hành trơn tru và nhịp nhàng. Khi độ tuổi tăng lên, hoạt động sản xuất dịch nhờn có xu hướng suy giảm dần. Chính vì vậy, người cao tuổi dễ bị khô khớp gối, khớp đau nhức và phát ra âm thanh lục cục khi vận động.

Khô khớp gối gây đau nhức đầu gối khi đứng lên ngồi xuống và co duỗi chân

Ngoài ra, khô khớp gối còn xảy ra do ở người ít vận động (nhân viên văn phòng, phụ nữ sau khi sinh,…). Thông thường khi khớp vận động, màng bao hoạt dịch sẽ tiết ra lượng dịch nhờn vừa đủ để bôi trơn đầu sụn và giảm ma sát. Tuy nhiên nếu lười vận động, hoạt động sản xuất dịch nhờn sẽ bị gián đoạn, ngưng trệ và dẫn đến hiện tượng khô khớp.

7. Thiếu canxi

Canxi là khoáng chất cần thiết đối với hệ thống xương khớp, có vai trò tạo xương và duy trì xương khớp chắc khỏe, ổn định. Thiếu hụt canxi và các khoáng chất cần thiết có thể khiến mật độ xương suy giảm, xương dễ bị đau nhức khi đi lại và vận động – đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống.

Thiếu canxi có thể được khắc phục bằng cách sử dụng viên uống bổ sung hoặc qua chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu không kịp thời khắc phục, mật độ xương có thể suy giảm nhanh và gây ra chứng loãng xương.

8. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, đầu gối bị đau khi co duỗi chân và đứng lên ngồi xuống còn có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

Người bị thừa cân – béo phì dễ bị đau nhức đầu gối khi đi lại và vận động

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống và co duỗi chân có nguy hiểm không?

Đầu gối bị đau nhức khi co duỗi chân và đứng lên ngồi xuống là tình trạng tương đối phổ biến. Thống kê cho thấy, tình trạng này chủ yếu gặp ở phụ nữ mang thai, người bị thừa cân béo phì, nhân viên văn phòng và người cao tuổi. Nếu xảy ra do tư thế xấu, chấn thương và vận động quá mức, đau đầu gối sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách.

Ngược lại, đau đầu gối khi co duỗi và đứng lên ngồi xuống do dị tật bẩm sinh, thiếu hụt canxi và các bệnh xương khớp có xu hướng nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu không kịp thời kiểm soát, đầu gối có thể bị tổn thương nặng, biến dạng, làm giảm khả năng vận động và tăng nguy cơ tàn phế.

Các kỹ thuật chẩn đoán

Trong trường hợp nghi ngờ đau đầu gối khi co duỗi hoặc đứng lên ngồi xuống do nguyên nhân bệnh lý, bệnh nhân nên chủ động thăm khám và điều trị. Trước khi can thiệp các phương pháp y tế, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán để xác định nguyên nhân và đánh giá mức độ tổn thương khớp gối.

Xét nghiệm hình ảnh là kỹ thuật chẩn đoán chính đối với các bệnh lý ở xương khớp

Các kỹ thuật chẩn đoán đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống và co duỗi:

Điều trị đau đầu gối khi co duỗi và đứng lên ngồi xuống

Điều trị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống hoặc khi co duỗi chân phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ tổn thương khớp và nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp xảy ra do chấn thương nhẹ, vận động quá mức, bệnh nhân có thể cải thiện bằng một số biện pháp tại nhà. Tuy nhiên nếu xảy ra do nguyên nhân bệnh lý hoặc bị chấn thương nặng, nên điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời khắc phục, kiểm soát triệu chứng và dự phòng biến chứng.

1. Điều trị tại nhà

Các biện pháp tại nhà có thể giảm đau nhức đầu gối do những nguyên nhân thông thường. Các biện pháp bệnh nhân có thể áp dụng, bao gồm:

Nghỉ ngơi giúp phục hồi ổ khớp và giảm tình trạng đau đầu gối do chấn thương, vận động quá mức

2. Sử dụng thuốc

Trong trường hợp đầu gối bị đau nhiều, mức độ đau nặng hơn theo thời gian và đi kèm với các biểu hiện bất thường, bệnh nhân cần tiến hành thăm khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể và mức độ của các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

Sử dụng thuốc có thể kiểm soát cơn đau ở khớp gối và làm chậm tiến triển của một số bệnh lý

3. Một số phương pháp khác

Ngoài những phương pháp trên, bệnh nhân bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống hoặc khi co duỗi chân có thể áp dụng một số biện pháp điều trị khác như:

Phòng ngừa đau đầu gối khi co duỗi và đứng lên ngồi xuống

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống và co duỗi chân có thể tái phát trở lại. Vì vậy, bệnh nhân nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

Người trung niên và cao tuổi nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và Omega 3

Đau đầu gối khi co duỗi chân và đứng lên ngồi xuống xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng hơn theo thời gian hoặc đi kèm với các biểu hiện bất thường, nên chủ động thăm khám để kịp thời phát hiện bệnh và can thiệp điều trị trong thời gian sớm nhất.

Nguồn: https://ihs.org.vn/dung-len-ngoi-xuong-bi-dau-dau-goi-33400.html

Xem thêm: Glycine là gì mà bạn nên bổ sung cho cơ thể?

Rate this post
Exit mobile version