Gai đôi cột sống là căn bệnh xương khớp có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây là tình trạng khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh xảy ra ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu không được điều trị ngay từ sớm, trẻ sẽ lớn lên với dị tật rất khó phục hồi, ản hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống như sức khỏe, sinh hoạt.
Gai đôi cột sống là gì? Phân loại các dạng gai đôi cột sống
Gai đôi cột sống hay còn được gọi là bệnh tách đốt sống, nứt đốt sống là một dạng phổ biến của bệnh gai cột sống. Thực chất là một dạng dị tật bẩm sinh được hình thành trong quá trình bào thai phát triển khi còn nằm trong bụng mẹ. Sự tác động của một vài nguyên nhân nào đó sẽ khiến cho quá trình phát triển ống thần kinh nối với cột sống bị ảnh hưởng và hình thành gai đôi cột sống.
Hiện tượng này được định nghĩa là phần xương sống bị chia làm đôi do thân xương sống và các ống thần kinh không đóng lại khiến tủy sống không được bảo vệ và che chắn dẫn đến khiếm khuyết. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học đã chia bệnh thành 3 loại như sau:
- Gai đôi cột sống thể ẩn: Đây là thể bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các trường hợp mắc bệnh. Tình trạng bệnh ở thể này thường không quá nặng, dễ phát hiện thông qua chụp X – quang và cũng không quá khó để điều trị. Hình ảnh X – quang gai đôi cột sống thể ẩn cho thấy trên cột sống sẽ có một khe hở rất hẹp.
- Gai đôi cột sống thoát vị màng não: Đặc điểm nhận biết thể bệnh này là tình trạng khe hở giữa các đốt sống cách nhau một khoảng rất to. Đồng thời, ống sẽ nằm thông với hệ phần mềm bên ngoài. Khi mắc bệnh thể này thường gây ra một vài triệu chứng điển hình như tê liệt bàng quang, rối loạn sự hoạt động của đường ruột…
- Gai đôi cột sống có nang: Trong 3 thể bệnh gai đôi cột sống thì thể này là nguy hiểm nhất, có nguy cơ cao ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh tủy sống. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ khiến người bệnh suy giảm các chức năng trong cơ thể, khó có thể phục hồi hoặc mất đi hoàn toàn.
Biểu hiện của bệnh gai đôi cột sống
Các chuyên gia đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh gai đôi cột sống nằm ở mức cao, đáng báo động. Vì vậy, hãy chú ý theo dõi tình trạng bệnh đặc biệt là ở trẻ sơ sinh vừa chào đời để sớm phát hiện điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng:
- Gây đau nhức dữ dội ở vùng thắt lưng, khi bị va chạm tác động hay dùng tay ấn vào sẽ càng làm tăng mức độ đau nhức.
- Có khoảng 10% người bệnh gai đôi cột sống mất đi hoàn toàn hình dạng đường cong sinh lý vốn có. Nguyên nhân là do các cơ cạnh sống thắt lưng bị căng cứng, phát triển đều sang hai bên.
- Gây hạn chế khả năng vận động của cột sống như xoay, vặn, cúi…, kèm theo đó là những cơn đau nhức, tê bì tay chân.
- Bên cạnh đó, có đến 50% người bệnh gai cột sống sẽ biến chứng thành gai đôi kèm theo tình trạng chèn ép các rễ dây thần kinh hông to, rối loạn vận động, giảm phản xạ, rối loạn dinh dưỡng. Trong đó, các cơn đau thường lan nhanh theo rễ dây thần kinh nối từ não bộ đến dây thần kinh với nhiều mức độ khác nhau.
Những vị trí nào dễ bị gai đôi cột sống?
Dựa trên thống kê của các tổ chức y khoa, các chuyên gia đã tìm hiểu và phát hiện có 3 vị trí trên cột sống dễ bị tình trạng gai đôi nhất gồm:
1. Gai đôi cột sống L5
Gai đôi cột sống L5 là trường hợp bệnh phổ biến nhất trong 3 loại. Tình trạng này thường xuất hiện theo dạng bẩm sinh, tức là hình thành ngay ngay từ khi em bé còn là bào thai nằm trong bụng mẹ. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân bất thường trong quá trình phát triển ống thần kinh mà gây ra khiếm khuyết này.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho biết còn có một vài yếu tố thuận lợi hình thành gai đôi cột sống L5 như thiếu hụt vitamin B9, sử dụng các loại thuốc đặc trị trong thời gian dài. Ngoài ra, trong quá trình mang thai mà thân nhiệt của người mẹ quá cao cũng sẽ làm tăng nguy cơ trẻ mắc các dị tật bẩm sinh sau khi chào đời.
Triệu chứng gai đôi cột sống L5 thường không rõ ràng và khó phát hiện. Chỉ khi nào bị đau nhức đột ngột do tác động mạnh lên các gai đôi hoặc xuất hiện các biến chứng mới phát hiện được căn bệnh này. Do đó, có những người mắc bệnh nhưng đến độ tuổi trưởng thành mới phát hiện do lao động quá sức.
Mộ
t số triệu chứng gai đôi cột sống L5 đặc trưng như:
- Các cơn đau bùng phát đột ngột, liên tục và dữ dội ở vùng thắt lưng. Cụ thể, trong 3 loại gai đôi cột sống thì L5 là dạng gây đau nhiều và nặng nhất.
- Cơn đau nhanh chóng lan rộng sang các bộ phận khác như cẳng chân, bàn chân, hông, đầu gối…
- Xuất hiện khối u ở vị trí đốt sống L5.
Thường khi phát hiện bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng rất nguy hiểm như mất đi đường cong sinh lý trên của cột sống, ảnh hưởng nặng đến rễ thần kinh L5 và các vùng chuyển giao giữa thắt lưng – xương cùng…
2. Gai đôi cột sống S1
Tình trạng xảy ra ở thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ, khi cột sống, ống sống và dây thần kinh bước vào giai đoạn phân bào nhưng lại không khép kín. Hậu quả là cột sống bị phân chia làm 2 phần nằm ngay tại vị trí S1.
Dạng gai đôi cột sống này thuộc dạng bẩm sinh và được xếp vào nhóm các bệnh lý xương khớp nguy hiểm ở trẻ em vì các biến chứng hết sức nghiêm trọng như viêm màng não, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, bại liệt tứ chi, mất khả năng kiểm soát chức năng bàng quang, đại tràng, đau nhức dây thần kinh liên sườn…
Cũng tương tự tình trạng gai đôi cột sống L5, các triệu chứng gai đôi cột sống S1 thường khó phát hiện sớm vì các biểu hiện thường không quá rõ rệt trong thời gian đầu. Càng về sau khi trưởng thành, từ 20 – 25 tuổi là thời điểm bệnh dễ bùng phát nhất với một số triệu chứng như:
- Đau nhức dữ dội vùng thắt lưng, kéo dài dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Rối loạn chức năng vận động, khớp bị căng cứng.
3. Gai đôi cột sống S2
Gai đôi cột sống S2 là hiện tượng các mỏm gai xương được hình thành tại vị trí cột sống xương cùng S2. Tương tự như hai dạng trên, nguyên nhân gây ra gai đôi cột sống S2 là do tủy sống tại khu vực này không được đóng kín trong quá trình phân chia khiến chúng nhô ra ngoài, kéo theo thoát vị màng tủy và kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chứng bệnh này có yếu tố bẩm sinh nhưng cũng có vài trường hợp người trưởng thành vận động quá mạnh hay bị tác động do các chấn thương gây kích phát các dấu hiệu gai đôi cột sống. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh gai đôi cột sống S2 như:
- Đau toàn bộ khu vực xương cùng với nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Chúng nhanh chóng lây lan xuống vùng thắt lưng, hông, mông và thậm chí cả khớp háng.
- Đau nhức thần kinh tọa xảy ra khi các gai đôi cột sống chèn ép trực tiếp lên các dây thần kinh hông to. Kèm theo đó là các tổn thương vùng đùi, mông, hai chân, rối loạn chức năng bàng quang gây mất kiểm soát khả năng tiểu tiện, thậm chí có nguy cơ cao bị bại liệt hai chân.
- Mất đi đường cong sinh lý phía dưới làm cho cơ thể không được uyển chuyển và linh hoạt khi thực hiện các cử động liên quan đến phần xương chậu hay khớp háng.
Nguyên nhân gây hình thành gai đôi cột sống
Với những thông tin ở trên, có thể thấy hiện nay nguyên nhân gây gai đôi cột sống bẩm sinh ở trẻ nhỏ vẫn chưa có nhiều tài liệu ghi chép rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã đưa ra nhiều giải thích về một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Thiếu chất: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu không bổ sung đầy đủ hàm lượng Acid folic (Acid Folic) làm tăng nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh, trong đó có gai đôi cột sống.
- Do di truyền: Trẻ có nguy cơ bị gai đôi cột sống cao nếu các thế hệ trước có người cùng huyết thống đã từng có tiền mắc bệnh.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc mẹ bầu tự ý sử dụng một số loại thuốc trong quá trình mang thai hoàn toàn có thể gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mang thai là thời điểm nhạy cảm, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc điều trị tâm thần, chứng động kinh như Carbamazepine, Valproate…
- Do bệnh lý: Phụ nữ mang thai bị tiểu đường hoặc có chỉ số BMI từ 30 trở lên khiến trẻ chào đời có nguy cơ mắc các tổn thương và khiếm khuyết về cột sống cao hơn những người mẹ bầu có thai kỳ bình thường.
- Do chấn thương: Khi cột sống bị chấn thương, cơ thể sẽ ngay lập tức kích hoạt “cơ chế tự chữa lành”, hỗ trợ tái tạo vùng xương khớp hay đốt sống bị tổn thương. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra trong thời gian dài và liên tục sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các gai xương.
- Do viêm nhiễm cục bộ: Dù tình trạng viêm nhiễm cục bộ xảy ra ở cột sống, xương khớp, dây chằng hay gân cốt, cơ thể vẫn có khả năng kích thích quá trình tái tạo phục hồi. Nhưng trong vài trường hợp quá trình này vô tình tạo ra “các sản phẩm lỗi” chính là các gai xương đôi.
- Do sai tư thế hoạt động: Việc người bệnh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế, thường
xuyên đi lại trên giày cao hay mang vác, bưng bê vật nặng không đúng tư thế cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra hàng loạt các vấn đề về cột sống, trong đó có gai đôi cột sống.
Biện pháp chẩn đoán gai đôi cột sống
Để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng và mức độ bệnh gai đôi cột sống, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một vào phương pháp xét nghiệm sau đây:
- Chọc túi dịch ối: Phương pháp này áp dụng cho trẻ khi còn là bào thai trong bụng mẹ khi nghi ngờ trẻ có mắc các bệnh lý về cột sống hay không. Phần dịch ối thu được đem đi kiểm tra có thể giúp phát hiện sự rò rỉ của AFP vào trong dịch ối và biết được vùng da xung quanh túi bị mất.
- Xét nghiệm máu: Biện pháp này có nhiệm vụ đo hàm lượng protein AFP. Nếu chỉ số này cao vượt mức cho phép cũng đồng nghĩa với việc bạn đang gặp phải vấn đề nào đó hay khiếm khuyết ở cột sống.
- Siêu âm: Đây là một trong những hình thức khám thai định kỳ ở phụ nữ mang thai. Và nếu hình ảnh siêu âm thu được cho thấy cột sống của trẻ nhô ra những túi nhỏ hay bị hở thì rất có thể là trẻ đã bị gai đôi cột sống bẩm sinh.
- Chụp X – quang: Đây cũng là biện pháp phổ biến nhất được dùng để xét nghiệm chẩn đoán một số bệnh về cột sống, trong đó có gai đôi cột sống. Hình ảnh X – quang thu được sẽ thể hiện chi tiết những tổn thương, vị trí tổn thương trên cột sống dù là nhỏ nhất. Từ kết quả này giúp bác sĩ có thêm cơ sở dữ liệu để đánh giá dị tật.
- Một số biện pháp khác: Bên cạnh đó, một vài biện pháp chẩn đoán hình ảnh khác cũng được chỉ định áp dụng tùy trường hợp như chụp vi tính cắ lớp (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI)…
Các phương pháp chữa gai đôi cột sống hiệu quả
Gai đôi cột sống là một trong những căn bệnh xương khớp rất nguy hiểm và cần được phát hiện điều trị kịp thời. Sau các bước thăm khám và chẩn đoán, tùy vào thể trạng sức khỏe, mức độ bệnh nặng hay nhẹ và độ tuổi của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị gai đôi cột sống phù hợp.
1. Phẫu thuật trước sinh
Trường hợp phát hiện các khiếm khuyết về cột sống của trẻ, cụ thể gai đôi cột sống từ lúc trẻ còn là bào thai trong bụng, bác sĩ sẽ phải hết sức cân nhắc trong việc quyết định lựa chọn áp dụng các phương án điều trị trước hay sau khi sinh.
Sau khi cân nhắc về những ích lợi và rủi ro mà vẫn chọn lựa phẫu thuật trước sinh, bác sĩ chắc chắn phải là người cực kỳ giàu kinh nghiệm. Phẫu thuật trước sinh thường được dùng phổ biến là phẫu thuật mở tử cung để tiến hành xử lý sữa chữa tủy sống cho bào thai.
Ưu điểm của phương pháp này là đem lại hiệu quả cao, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng cũng như làm giảm mức độ nghiêm trọng của các hiệu ứng thần kinh sau khi trẻ chào đời. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật y khoa hết sức phức tạp, đòi hỏi bác sĩ đứng mổ và đội ngũ hỗ trợ phải có chuyên môn cao.
2. Phẫu thuật đốt sống sau sinh
Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy không cần thiết phải thực hiện phẫu thuật trước sinh, thay vào đó có thể tiến hành phẫu thuật trong khoảng 2 ngày kể từ khi trẻ chào đời. Ngày nay, phương pháp này được áp dụng rất phổ biến nhằm thay thế các mô tế bào, tủy sống hay dây thần kinh đang bị tổn thương. Kết quả đạt được chính là những phần hở trên đốt sống sẽ được che khuất, bảo vệ bởi da và cơ, hạn chế những tổn thương cột sống ngoài ý muốn.
3. Sử dụng thuốc Tây
Tùy vào độ tuổi và mức độ năng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của từng người. Có thể kể đến một số loại thuốc Tây sau:
- Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm: Dạng thuốc giảm đau thông thường (Paracetamol, Acetaminophen…) hoặc các dạng thuốc giảm đau có chống viêm như các loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen, Piroxicam, Indomethacin, Tolperison hoặc vitamin nhóm B…). Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp.
- Nhóm thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ có tác dụng thư giãn cơ bắp, chống co thắt và hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả. Một số loại thuốc phổ biến, quen thuộc như: Mydocalm, Epersisone, Mynoal, Tolperisone… Lưu ý tuân thủ liều dùng của thuốc này, không lạm dụng quá mức để tránh gây mệt mỏi, giảm nhịp tim, giảm huyết áp đột ngột…
- Thuốc chứa corticoid: Loại thuốc này được sản xuất dưới dạng tiêm chích bắp tay có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chống viêm, phòng ngừa bệnh tái phát. Một số tên thuốc phổ biến như Methylprednisolon, Hydrocortison, Prednisolon…
- Một số loại thuốc khác: Tùy vào triệu chứng cũng như loại bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thêm một số loại thuốc khác như: thuốc bổ thần kinh, thuốc kháng sinh, kháng Cholinergic (nếu có dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiết niệu).
Lưu ý: Dùng thuốc Tây trị bệnh đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu mà không gây tác dụng phụ, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng của thuốc, loại thuốc do bác sĩ kê toa nhằm tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn.
4. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ giảm đau, phục hồi
Để làm tăng hiệu quả của các biện pháp điều trị chuyên sâu như vừa kể trên, người bệnh có thể kết hợp áp dụng với một số biện pháp vật lý trị liệu đơn giản như:
- Châm cứu: Đây không phải là phương pháp có khả năng điều trị gai đôi cột sống hiệu quả, thay vào đó cách này giúp giảm đau rất tốt. Người thực hiện sẽ tiến hành xác định một số huyệt chính quan trọng nằm ở đùi, mông hay gót chân, sau đó xác định sự liên kết với các huyệt đạo như đại trường du, thận du, thứ liêu hay ủy trung và thực hiện châm cứu.
- Massage, bấm huyệt: Cũng tương tự như châm cứu, masage bấm huyệt giúp tác động nhẹ nhàng lên vùng cột sống bị tổn thương, hỗ trợ giảm đau nhanh tức thì thông qua các thao tác chà xát, kéo giãn, miết, day, bóp, lăn…
- Dùng nhiệt trị liệu: Nhiệt trị liệu bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, tùy vào nhu cầu áp dụng cũng như điều kiện kinh tế mà mỗi người bệnh sẽ áp dụng theo cách khác nhau. Trong đó, có thể kể đến một số biện pháp như: tận dụng tia laser, nhiệt nóng từ đèn hồng ngoại… để kích thích giãn cơ, giảm áp lực lên cột sống hoặc tiến hành chườm lạnh/ chườm nóng, tắm bùn khoáng để giảm đau nhức.
- Các bài thuốc dân gian: Một số loại thuốc thảo dược phổ biến trong dân gian như ngải cứu, đinh lăng, lá lốt, xương rồng… có tác dụng hỗ trợ điều trị gai đôi cột sống khá tốt, lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần đem dược liệu sao nóng với muối hạt rồi cho vào túi vải chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị tổn thương. Kiên trì thực hiện mẹo này trong vòng 1 – 2 tháng sẽ đạt kết quả rõ rệt.
Bên cạnh các biện pháp trên, nếu người bệnh kiên trì áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp cải thiện ít nhiều các cơn đau nhức và hỗ trợ phục hồi sức khỏe xương khớp, cột sống, kích thích khí huyết lưu thông tốt hơn đến cột sống và giảm stress.
- Bài tập phục hồi: Bài tập này có tác dụng làm giảm sự co thắt cơ, từ đó giảm đau nhức và phục hồi chức năng cột sống hiệu quả.
- Bài tập tăng cường: Khi các cơn đau được kiểm soát, người bệnh nên thực hiện tiếp các bài tập tăng cường để tăng sức mạnh, sự dẻo dai cho cột sống. Một số bài tập vật lý trị liệu tập trung vào cơ bụng, chân và phần mở rộng của cột sống là những bài tập nên được ưu tiên.
- Bài tập hỗ trợ: Những bài tập hỗ trợ có tác dụng điều hòa nhiệt độ cơ thể, kích thích quá trình tuần hoàn máu và đưa các dưỡng chất thiết yếu đến các lỗ liên hợp dây thần kinh cột sống.
Hướng dẫn cách chăm sóc phục hồi và phòng ngừa tái phát sau điều trị
Sau điều trị, người bệnh cần hết sức chú ý trong việc tuân thủ thực hiện các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa để có thể sống “hòa bình” với bệnh mà không lo lắng đến những ảnh hưởng sức khỏe tiêu cực. Cụ thể tham khảo một số cách sau:
- Uống nhiều nước: Để có một hệ xương khớp khỏe mạnh, cột sống cứng cáp bạn nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Lời khuyên dành cho bạn đó là hãy phân chia số lần uống đều đặn trong ngày, kể cả khi không khát để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Không rượu, bia, chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia… đều là những thứ gây ảnh hưởng xấu và thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh xương khớp nói chung hoặc bệnh gai đôi cột sống nói riêng. Bên cạnh đó, hãy từ bỏ hoàn toàn thói quen uống nước ngọt, cà phê, trà đậm… và thay vào đó là nước ép trái cây, nước lọc, nước trà thảo mộc… để ngăn chặn nguy cơ phát triển bệnh.
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học: Thực đơn hằng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, trong đó uu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi từ hải sản (tôm, cua, các loại cá nguyên xương…), sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, bơ, kem tươi, sữa chua…), các loại rau có lá màu xanh đậm (cải xoăn, rau chân vịt, rau diếp, cải bắp…) và các loại đậu nành, đậu hũ…
- Tăng cường bổ sung canxi và vitamin D: Bên cạnh các loại thực phẩm, bạn cũng có thể bổ sung canxi thông qua các viên uống chức năng để đẩy nhanh hiệu quả. Đồng thời, tạo thói quen sưởi nắng 15 phút trước 8h sáng để cơ thể hấp thụ nhiều vitamin D, hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể, tái tạo cột sống bị tổn thương.
- Thực hiện tư thế đúng đắn: Trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, hãy cố gắng giữ một tư thế đi lại, di chuyển, đứng hay ngồi yên cũng cần duy trì một tư thế đúng nhất. Chú ý thẳng lưng và giữ cho tai, vai, hông, đầu gối và mắt cá chân cùng nằm trên một đường thẳng để giúp cột sống được cố định, duy trì đường cong sinh lý khỏe mạnh.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc và tránh thức khuya. Vì một giấc ngủ sâu và ngon sẽ giúp làm giảm áp lực cho cột sống, tái tạo năng lượng cho ngày tiếp theo.
- Vận động, tập thể dục đ
ều đặn: Tập luyện cũng chính là chỉ định bắt buộc dành cho những ai muốn phòng ngừa tái phát gai đôi cột sống. Thậm chí, việc kiên trì vận động thể dục thể thao còn giúp làm tăng khả năng giảm đau. Người bệnh gai đôi cột sống nên ưu tiên thực hiện các bài tập thể dục đơn giản như tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội… để tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai, đàn hồi mà không gây khó chịu hay đau nhức cho cột sống.
Gai đôi cột sống là một trong những bệnh lý xương khớp rất đáng lo ngại và có nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Vì vậy, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và trực tiếp tư vấn biện pháp điều trị phù hợp trước khi xảy ra các biến chứng khó khắc phục.
Có thể bạn quan tâm
- Đau cột sống lưng dưới là bệnh gì? Cách điều trị
- Đau cột sống cổ tê tay là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách điều trị
- Mổ cột sống có nguy hiểm không? Có nên mổ?
- Đau cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa