Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm phần phụ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Trong số các bệnh phụ khoa, viêm phần phụ là một trong những bệnh lý thường gặp nhất. Bệnh được chia làm hai loại gồm cấp tính mà mãn tính, có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như đau vùng hạ vị, hố chậu, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, sốt, đau khi quan hệ tình dục. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phần phụ như vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục thiếu an toàn, nạo phá thai nhiều lần… Hầu hết các trường hợp bệnh có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm.

Viêm phần phụ là gì?

Bệnh viêm phần phụ là tình trạng nhiễm trùng, tổn thương ở các mô của vòi trứng ( ống dẫn trứng), hai bên buồng trứng và các dây chằng rộng. Quá trình viêm thường bắt đầu phát triển từ hệ thống dây chằng hay ống dẫn trứng rồi xâm lấn đến buồng trứng.

Bệnh viêm phần phụ xảy ra khi các bộ phận như vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng rộng bị nhiễm vi khuẩn, nấm

Căn bệnh này thường ảnh hưởng đến những phụ nữ có hệ miễn dịch suy giảm do gặp các vấn đề bất lợi về sức khỏe như rối loạn nội tiết tố, nhiễm trùng ở cơ quan sinh dục ngoài, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch… Tùy theo mức độ viêm mà bệnh được chia thành các giai đoạn gồm: Viêm phần phụ cấp tính và viêm phần phụ mãn tính.

Ở giai đoạn cấp tính, bệnh viêm phần phụ không gây nguy hiểm và có thể được điều trị khỏi. Tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh trở nên cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và khả năng làm mẹ của bệnh nhân.

Nguyên nhân viêm phần phụ

Bệnh viêm phần phụ xảy ra chủ yếu do bị nhiễm vi khuẩn, bao gồm các chủng như tự cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn E. coli hay vi khuẩn Mycoplasma… Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng được xác định là thủ phạm gây bệnh như ít gặp hơn. Chúng có thể là virus, xoắn khuẩn hay Chlamydia. Chúng tấn công vào trong phần phụ khi hàng rào bảo vệ cơ quan sinh dục bị suy yếu. Tình trạng này thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Âm hộ, âm đạo của phụ nữ luôn ở trạng thái mở và chỉ cách hậu môn một đoạn rất ngắn. Chính vì vậy, các hại khuẩn ở hậu môn có thể dễ dàng tiếp cận được với khu vực “tam giác vàng” của nữ giới. Nếu vùng kín không được chú trọng chăm sóc đúng cách và vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là trong những ngày “đèn đỏ” hay những lúc quan hệ tình dục thì các tác nhân gây bệnh sẽ có cơ hội sinh sôi, phát triển mạnh. Chúng tấn công vào sâu bên trong gây viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng hay hệ thống các dây chằng.

Thêm vào đó, nhiều chị em lại có thói quen thường xuyên thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo vì cho rằng như thế sẽ giúp “cô bé” sạch sẽ, thơm tho hơn. Thực tế thì hoàn toàn ngược lại, hành động này khiến cho âm đạo dễ bị tổn thương, không còn ngăn cản được vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng xâm nhập vào bên trong gây viêm phần phụ.

Trang phục không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân viêm phần phụ không được nhiều chị em để ý tới. Thường xuyên mắc quần quá chật, ôm sát, nhất là quần lót sẽ khiến vùng kín bị ma sát thường xuyên và bị bí hơi, ẩm ướt. Tình trạng này diễn ta thường xuyên sẽ tạo cơ hội để nấm và vi khuẩn phát triển gây viêm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng và cả ống dẫn trứng.

Mặc quần lót quá chặt là một trong những nguyên nhân gây viêm phần phụ ở nữ giới

Nhiều phụ nữ trẻ bị viêm phần phụ do quan hệ tình dục không lành mạnh, tư thế quan hệ quá thô bạo, “yêu” trong ngày hành kinh hoặc làm chuyện ấy liên tục với nhiều bạn tình. Tất cả đều làm cho vùng kín bị tổn thương và khiến phần phụ có nguy cơ bị vi khuẩn lậu, chlamydia, ký sinh trùng xâm nhập gây nhiễm trùng.

Các bệnh lý phụ khoa xảy ra ở cơ quan sinh dục ngoài như viêm âm đạo, nấm âm hộ, viêm lộ tuyến cổ tử cung… nếu không được điều trị tốt sẽ khiến tổ chức viêm ngày càng lan rộng. Trường hợp nặng, tổn thương xâm lấn cả vào bên trong buồng tử cung rồi ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, buồng trứng.

Một số thủ thuật phụ khoa được thực hiện trong điều kiện thiết bị sử dụng và phòng mổ không đảm bảo tốt công tác khử trùng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm phần phụ. Cụ thể, phụ nữ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng phần phụ cao hơn nếu từng thực hiện các thủ thuật như:

+ Đặt vòng, đặt que tránh thai

+ Nạo phá thai

+ Thu hẹp âm đạo

+ Phẫu thuật điều trị bệnh phụ khoa…

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phần phụ:

Cùng với việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thì phát hiện sớm các dấu hiệu viêm phần phụ chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần rất lớn đến sự thành công khi điều trị một ca bệnh.

Triệu chứng viêm phần phụ

Các dấu hiệu viêm phần phụ ở mỗi người là không giống nhau. Điều này còn tùy thuộc vào giai đoạn, mức độ viêm. Cụ thể như sau:

– Bệnh viêm phần phụ ở giai đoạn cấp tính

Đau bụng là dấu hiệu viêm phần phụ thường gặp

– Triệu chứng viêm phần phụ mãn tính:

 Viêm phần phụ có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn cấp tính, bệnh viêm phần phụ mới khởi phát nên các triệu chứng còn nhẹ. Nếu được điều trị đúng cách ngay từ lúc này thì bệnh có thể nhanh chóng được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, do ngại thăm khám, chủ quan hoặc tự ý chữa trị tại nhà không đúng cách mà một số người để bệnh kéo dài tiến triển thành mãn tính. Lúc này, chị em sẽ gặp nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Khi bị viêm phần phụ, những cơn đau ở vùng bụng hay khu vực xương chậu thường xuất hiện một cách đột ngột. Thậm chí bệnh nhân còn bị sốt cao dẫn đến mệt mỏi, lo nghĩ nhiều. Không chỉ sức khỏe mà tinh thần cũng bị sa sút nghiêm trọng. Điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc cũng như chất lượng sống của phái đẹp.

Bệnh viêm phần phụ khi chuyển sang giai đoạn mãn tính thì chị em rất khó thụ thai tự nhiên và có nguy cơ bị vô sinh rất cao. Lúc này, dịch mủ ứ đọng nhiều trong buồng trứng, ống dẫn trứng làm cản trở đường đi của tinh trùng vào trong để thụ tinh, làm tổ với trứng khiến chị em không còn khả năng làm mẹ.

Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh viêm phần phụ. Tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở ống dẫn trứng có thể khiến cơ quan này bị dính lại hoặc bí tắc nghẽn. Hậu quả là trứng sau khi thụ tinh không thể đi xuống buồng tử cung như thông thường nên phải làm tổ ngay trong ống dẫn trứng. Đây chính là hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

Nếu không được phát hiện và xử lý ngay thì tính mạng của người mẹ có thể gặp nguy hiểm. Rất nhiều trường hợp bị mang thai ngoài tử cung phải cắt luôn cả tử cung nên vĩnh viễn không thể sinh con được.

Bệnh viêm phần phụ càng kéo dài thì mầm bệnh càng có cơ hội để lây lan sang các bộ phận sinh dục khác như tử cung, cổ tử cung, âm đạo, tiểu khung… khiến cho các cơ quan này cũng bị viêm nhiễm theo. 

Tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần ở phần phụ gây biến đổi cấu trúc ADN của các tế bào, từ đó hình thành nên khối u ác tính và dẫn đến bệnh ung thư buồng trứng. Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, phụ nữ bị viêm phần phụ ở buồng trứng sẽ có nguy cơ bị ung thư cao gấp 10 lần so với những người khỏe mạnh.

Ung thư buồng trứng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phần phụ

Như vậy, các biến chứng của bệnh viêm phần phụ đều rất nguy hiểm. Chị em nên có ý thức hơn trong việc điều trị ngay từ khi mới phát hiện ra bệnh.

Cách chữa viêm phần phụ

Phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh viêm phần phụ sẽ được bác sĩ chỉ định sau khi xem xét các yếu tố như tình trạng viêm ở buồng trứng, ống dẫn trứng, các dây chằng ở từng cá nhân. Bệnh nhân có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc, phẫu thuật ngoại khoa. Tất cả đều có chung một mục đích là loại bỏ nguồn lây nhiễm bệnh, ngăn chặn các biến chứng, và bảo toàn khả năng thụ thai, sinh sản cho nữ giới.

1. Điều trị bệnh viêm phần phụ bằng thuốc Tây

Các loại thuốc tân dược có thể cho hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị viêm phần phụ cấp tính. Trong đó, thuốc kháng sinh được chỉ định phổ biến nhất. Nhóm thuốc này có thể được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang đặt âm đạo hoặc thuốc uống có tác dụng toàn thân. 

Việc điều trị viêm phần phụ bằng thuốc kháng sinh cần phải đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc: Dùng đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian. Việc tùy tiện sử dụng loại thuốc này không chỉ dẫn đến nhiều tác dụng phụ mà còn mang đến nguy cơ bị lờn thuốc rất cao. Hậu quả là bệnh không được khống chế và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị bệnh sau này.

Ngoài thuốc kháng sinh, một số loại thuốc khác cũng có thể được chỉ định để cải thiện các dấu hiệu viêm phần phụ như:

2. Cách chữa viêm phần phụ bằng thuốc Đông y

Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc chữa viêm phần phụ được bào chế từ các loại thảo dược tự nhiên. Không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, thuốc Đông y còn giúp nâng cao sức khỏe sinh sản và thể trạng tổng thể của nữ giới. Tùy theo giai đoạn bệnh và thể trạng của từng người, thầy thuốc có thể chỉ định các bài sau:

– Trường hợp bị viêm phần phụ cấp tính:

Bài 1: 

Bài 2:

Bài 3: 

Đông y có các bài thuốc chữa viêm phần phụ phù hợp với từng giai đoạn bệnh

– Bài thuốc chữa viêm phần phụ mãn tính

Bài 1:

Bài 2: 

Bài 2: 

Cách chữa viêm phần phụ bằng Đông y mặc dù khá an toàn nhưng lại có tác dụng từ từ. Vì vậy, ngoài việc kiên trì sử dụng theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, người bệnh cũng nên thăm khám đều đặn để theo dõi được kết quả nhằm điều chỉnh, gia giảm liều lượng các vị trong bài cho phù hợp.

3. Điều trị bệnh viêm phần phụ bằng các phương pháp ngoại khoa

Việc sử dụng thuốc tây, thuốc Đông y có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nếu không đáp ứng được với thuốc bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị ngoại khoa như:

Trường hợp bị viêm phần phụ nặng, có biến chứng, bệnh nhân cần phải phẫu thuật

Một số trường hợp bị viêm phần phụ gây ra các biến chứng như áp xe buồng trứng, tắc vòi trứng… bác sĩ cần can thiệp bằng tiểu phẫu hay phẫu thuật nội soi để loại bỏ ổ áp xe, cải thiện tình trạng tắc nghẽn và hút dịch ứ đọng bên trong do viêm nhiễm gây ra.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phần phụ

Do vùng kín của nữ giới có cấu tạo mở nên rất dễ bị viêm nhiễm phần phụ. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, chị em nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng tránh đơn giản trong đời sống hàng ngày như:

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm: Viêm âm đạo có gây chậm kinh không? Nên làm gì khi mắc bệnh?

Rate this post
Exit mobile version