Gai khớp gối là bệnh lý gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của nhiều người. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này? Bạn đọc hãy cùng với bài viết dưới đây tìm hiểu nhé!
Gai khớp gối là gì?
Gai khớp gối là tình trạng lớp sụn đệm và xương tại đầu gối bị bào mòn, dẫn đến việc hình thành nên các gai xương gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Các đối tượng chủ yếu của bệnh lý này là những người cao tuổi, những người thừa cân béo phì, mắc bệnh tiểu đường và những người đã từng gặp chấn thương đầu gối.
Gai khớp gối được xếp vào dạng bệnh thoái hóa, vì vậy hiện nay chưa có bất kỳ biện pháp điều trị nào có thể giúp người bệnh khôi phục hoàn toàn. Theo nhiều thống kê y tế, tỷ lệ người gặp phải tình trạng này là khá cao, ước tính số bệnh nhân lên đến hơn 50% trong các vấn đề xương khớp mỗi năm.
Gai xương khớp khối thường được chia thành bốn giai đoạn phát triển:
- Cấp độ 1: Lúc này, sự hao mòn mới chỉ ở mức độ nhẹ. Người bệnh thường không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào, đôi khi chỉ là những cơn đau thoáng qua khi gập đầu gối hoặc đi bộ.
- Cấp độ 2: Ở cấp độ này, gai xương bắt đầu được định hình. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thể gây ảnh hưởng quá nhiều đến sự vận động. Hình ảnh gai khớp gối ở cấp độ 2 lúc này đã có thể quan sát được trên ảnh chụp X-quang. Các triệu chứng mà người bệnh cảm nhận được là căng cứng gối, đau gối và không thoải mái nếu ngồi quá lâu.
- Cấp độ 3: Sự ăn mòn đã thể hiện rõ ràng trên bề mặt lớp sụn đệm và xương đầu gối, gai xương cũng phát triển nhanh hơn. Các biểu hiện thường thấy của cấp độ này là: Các cơn đau khó chịu khi đi bộ, tập thể thao, ngồi xổm và co duỗi gối. Người bệnh còn có thể cảm nhận được những tiếng lục khục ở khớp gối khi thay đổi tư thế bất ngờ.
- Cấp độ 4: Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh gai khớp gối. Khoảng cách giữa các xương khớp gối giảm đi đáng kể do lớp sụn đệm đã bị tổn thương. Gai xương lúc này có khả năng chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Kết quả là người bệnh luôn thấy đau đớn kinh khủng khi thực hiện bất kỳ chuyển động nào ở đầu gối, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Gai xương khớp gối nguy hiểm không?
Gai khớp gối là một bệnh lý nguy hiểm. Bởi vì nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Các cơn đau mãn tính: Khi gai xương đã phát triển hoàn toàn, chiếm lấy không gian của các dây thần kinh, người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau đớn vùng đầu gối hoặc đau lan xuống cẳng chân. Những cơn đau này dai dẳng không dứt, thậm chí là cả giấc ngủ cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Khả năng di chuyển bị hạn chế: Đầu gối đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc giúp con người thực hiện các động tác di chuyển, leo trèo. Vì vậy, nếu gai khớp gối tiến triển nặng, người bệnh sẽ bị hạn chế khả năng di chuyển cũng như lực chân giảm đi đáng kể
- Nguy cơ tàn phế và teo cơ: Gai xương khớp gối phát triển và đẻ nén dây thần kinh, gây ra cảm giác tê rần hoặc mất sức. Về lâu dài, do chân yếu và người bệnh hạn chế vận động, các bó cơ vùng bắp chuối chân có thể bị teo lại, dẫn đến nguy cơ tàn phế, bại liệt khá cao.
Cách trị gai khớp gối
Các biện pháp điều trị gai xương khớp gối hiện nay thường tập trung vào việc hỗ trợ cải thiện triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh phát triển. Dưới đây là một số các cách chữa trị gai xương khớp gối phổ biến nhất:
- Sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ: Phương pháp này phù hợp với những người ở cấp độ 1. Các loại thực phẩm này thường cung cấp các hoạt chất bổ sung cho sụn khớp, giúp nó vận động linh hoạt hơn. Bác sĩ khuyên người bệnh nên dùng những sản phẩm giàu glucosamine và chondroitin kết hợp với các bài tập thể dục cường độ nhẹ.
- Sử dụng các loại thuốc Tây y: Nếu các cơn đau gai khớp gối khiến bệnh nhân khiến bệnh nhân khó chịu, các bác sĩ sẽ khuyến nghị sử dụng một số các loại thuốc giảm đau NSAIDs liều cao như codein và oxycodone. Trong một số trường hợp cơ thể người bệnh không tương thích với những loại thuốc đường uống này, phương pháp tiêm axit hyaluronic vào đầu gối có thể sẽ được áp dụng.
- Trị liệu vật lý và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ: Các phương pháp điều trị không dùng thuốc này có thể giúp người bệnh giảm đau, tăng cường khả năng vận động của đầu gối cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Bên cạnh vật lý trị liệu với sự hướng dẫn của chuyên gia, các bác sĩ còn khuyến khích người bệnh gai khớp gối sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ đầu gối để bảo vệ tối đa trong khi vận động.
- Can thiệp bằng phẫu thuật: Trong trường hợp xấu nhất, bệnh đã phát triển đến cấp độ 4, các bác sĩ thường phải dùng phẫu thuật để giúp người bệnh. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà các phương án khác nhau sẽ được đề nghị, ví dụ như phẫu thuật chỉnh hình gai xương hoặc phẫu thuật thay khớp gối.
“Bên cạnh gai khớp gối, thoái hóa khớp gối cũng là vấn đề mà nhiều người gặp phải, nhất là lứa tuổi trên 50. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: Thoái hóa khớp gối là gì?”
Gai khớp gối uống thuốc gì tốt nhất?
Thông thường, khi gặp tình trạng đau khớp gối, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các loại thuốc bổ xương khớp hoặc các thuốc chống viêm không chứa steroid của Tây y. Thế nhưng, bạn có biết rằng ở nước ta hiện nay còn có rất nhiều các sản phẩm tân dược Đông y hỗ trợ điều trị gai khớp gối hiệu quả. Một trong số đó chính là An Cốt Nam.
An Cốt Nam là bài thuốc tuyệt vời với sự kết hợp của nền y học cổ truyền đã có lịch sử ngàn năm với những tiến bộ của y khoa hiện đại. Nó được sáng tạo ra nhờ vào mồ hôi công sức nghiên cứu trong nhiều năm của các y bác sĩ đến từ phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Bài thuốc cũng đã nhận được chứng nhận an toàn của Sở Y tế, vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng.
Bài thuốc An Cốt Nam có cấu trúc gồm bốn yếu tố như sau:
- Thuốc uống: Điều trị từ bên trong luôn là cái gốc của Đông y. Đông y cho rằng nguồn năng lượng của con người bắt nguồn từ khí huyết. Chính vì vậy mà An Cốt Nam sử dụng thuốc uống đầu tiên trong lộ trình chữa bệnh. Các loại dược liệu sử dụng cho bài thuốc này bao gồm sâm ngọc linh, bì ký nam, dây đau xương, thiên niên kiện,…có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, thanh lọc và bồi bổ xương khớp hiệu quả.
- Cao dán: Đối với các vấn đề đau nhức xương khớp như gai khớp gối, cao dán luôn là một lựa chọn tuyệt vời. Lý do là bởi vì nó tiếp xúc trực tiếp với vùng bị ảnh hưởng, thẩm thấu qua da, làm giảm cơn đau và tiêu trừ viêm sưng nhanh chóng. Các loại cao dán của bài thuốc An Cốt Nam đều có thành phần là thảo dược, vị thuốc quý như quế chi, đại hồi, địa liền,…Cách sử dụng của cao dán cũng rất đơn giản, người bệnh chỉ cần bóc lớp nilong bao ngoài rồi dán lên đầu gối trong vòng 30 phút – 2 tiếng là được.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp người bệnh gai khớp gối lấy lại cân bằng cũng như hỗ trợ cải thiện hoạt động ở chân. Một điều tuyệt vời ở bài thuốc An Cốt Nam là lộ trình bài tập được chính các thầy thuốc danh tiếng của Tâm Minh Đường hướng dẫn và trị liệu trực tiếp cho bệnh nhân.
- VCD bài tập tại nhà: Tăng cường vận động là chìa khóa cho một sức khỏe tốt. Chính vì hiểu được điều này, An Cốt Nam đưa vào lộ trình các VCD hướng dẫn bài tập luyện nhẹ nhàng để người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm cái nhìn đa chiều hơn với vấn đề gai khớp gối. Ngay khi có các biểu hiện đau xương khớp, bạn nên đi thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời, tránh những nguy cơ biến chứng nguy hiểm với sức khỏe!
Xem thêm: Uống gì để chống lão hóa? 10 thức uống giúp bạn luôn trẻ trung