Bị cường giáp khi mang thai có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ để điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bị cường giáp khi mang thai có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ để điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.
Cường giáp là bệnh nội tiết phổ biến thứ hai sau bệnh đái tháo đường với tỷ lệ gặp ở phụ nữ mang thai là 1/1500. Mẹ bầu bị cường giáp thường có các biểu hiện như tăng cân không đều, tim đập nhanh, nôn nhiều bất thường…
Cường giáp là gì?
Cường giáp, hay còn gọi là tăng năng tuyến giáp, là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến gia tăng sản xuất hormone tuyến giáp vào máu gây ra những rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Có một số dạng cường giáp nhưng phổ biến nhất là bệnh Graves.
Nguyên nhân gây cường giáp khi mang thai
Trong thời gian mang thai, nồng độ hormone HCG tăng nhanh và đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Điều này gây kích thích nhẹ tuyến giáp và gây ra một số triệu chứng cường giáp. Nếu bạn mang đa thai thì nồng độ HCG thậm chí còn tăng cao hơn và các triệu chứng sẽ trở nên rõ rệt hơn.
Những phụ nữ mắc phải chứng nôn nghén nặng (hyperemesis gravidarum) cũng có thể có các triệu chứng cường giáp nhẹ. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường sẽ biến mất sau tam cá nguyệt thứ nhất.
Ngoài nguyên nhân trên, cường giáp ở phụ nữ mang thai còn có thể do:
- Rối loạn miễn dịch, ví dụ như bệnh Graves
- Gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp hoặc các bệnh tự miễn
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như những loại thuốc điều hòa nhịp tim
- Nhiễm trùng gần tuyến giáp
- Các vấn đề khác về tuyến giáp như tuyến giáp phình to, sưng do nhiễm trùng hoặc ung thư tuyến giáp
- Nồng độ iốt trong cơ thể cao.
Biểu hiện khi bà bầu bị cường giáp
Mỗi bà bầu sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung sẽ có các các triệu chứng như:
- Giảm cân hoặc không tăng cân như mong đợi, thường xuyên thèm ăn, tiêu chảy hoặc táo bón
- Nhịp tim nhanh và thở nhanh, ngay cả khi nghỉ ngơi
- Tăng tiết mồ hôi và chịu nóng kém
- U, sưng đau ở cổ hoặc lồi mắt
- Lo âu, bồn chồn, mệt mỏi hoặc khó ngủ
- Run rẩy và yếu cơ
- Tăng huyết áp, đau đầu, buồn nôn và mắt mờ.
Các triệu chứng của cường giáp có thể giống với các bệnh khác. Do đó, hãy đến bác sĩ khám để biết được nguyên nhân chính xác nhất.
Cường giáp là bệnh nội tiết phổ biến thứ hai sau bệnh đái tháo đường với tỷ lệ gặp ở phụ nữ mang thai là 1/1500. Mẹ bầu bị cường giáp thường có các biểu hiện như tăng cân không đều, tim đập nhanh, nôn nhiều bất thường…
Cường giáp là gì?
Cường giáp, hay còn gọi là tăng năng tuyến giáp, là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến gia tăng sản xuất hormone tuyến giáp vào máu gây ra những rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Có một số dạng cường giáp nhưng phổ biến nhất là bệnh Graves.
Nguyên nhân gây cường giáp khi mang thai
Trong thời gian mang thai, nồng độ hormone HCG tăng nhanh và đạt đỉnh điểm vào khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Điều này gây kích thích nhẹ tuyến giáp và gây ra một số triệu chứng cường giáp. Nếu bạn mang đa thai thì nồng độ HCG thậm chí còn tăng cao hơn và các triệu chứng sẽ trở nên rõ rệt hơn.
Những phụ nữ mắc phải chứng nôn nghén nặng (hyperemesis gravidarum) cũng có thể có các triệu chứng cường giáp nhẹ. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường sẽ biến mất sau tam cá nguyệt thứ nhất.
Ngoài nguyên nhân trên, cường giáp ở phụ nữ mang thai còn có thể do:
- Rối loạn miễn dịch, ví dụ như bệnh Graves
- Gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp hoặc các bệnh tự miễn
- Một số loại thuốc, chẳng hạn như những loại thuốc điều hòa nhịp tim
- Nhiễm trùng gần tuyến giáp
- Các vấn đề khác về tuyến giáp như tuyến giáp phình to, sưng do nhiễm trùng hoặc ung thư tuyến giáp
- Nồng độ iốt trong cơ thể cao.
Biểu hiện khi bà bầu bị cường giáp
Mỗi bà bầu sẽ có những triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung sẽ có các các triệu chứng như:
- Giảm cân hoặc không tăng cân như mong đợi, thường xuyên thèm ăn, tiêu chảy hoặc táo bón
- Nhịp tim nhanh và thở nhanh, ngay cả khi nghỉ ngơi
- Tăng tiết mồ hôi và chịu nóng kém
- U, sưng đau ở cổ hoặc lồi mắt
- Lo âu, bồn chồn, mệt mỏi hoặc khó ngủ
- Run rẩy và yếu cơ
- Tăng huyết áp, đau đầu, buồn nôn và mắt mờ.
Các triệu chứng của cường giáp có thể giống với các bệnh khác. Do đó, hãy đến bác sĩ khám để biết được nguyên nhân chính xác nhất.
Bị cường giáp khi mang thai có nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không là băn khoăn phổ biến của rất nhiều mẹ bầu. Thực tế, tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức có thể dẫn đến sinh non (trước 37 tuần mang thai) và thai nhẹ cân.
Khoảng 1% số em bé sinh ra từ những phụ nữ mắc bệnh Graves sẽ bị cường giáp. Nguyên nhân là do kháng thể kích thích tuyến giáp có thể được truyền qua nhau thai và ảnh hưởng đến bé. Trước khi sinh, nếu nhịp tim thai cao (lớn hơn 160 nhịp/phút), khi siêu âm thấy có xuất hiện bướu giáp ở thai nhi, thai nhi tăng trưởng kém hoặc xương phát triển bất thường thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi bị cường giáp. Nếu rơi vào tình huống này thì bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc (PTU hoặc MMI) để điều trị cho thai nhi.
Với bà bầu, biến chứng thường gặp nhất là tiền sản giật. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đối mặt với bão giáp, một biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Đây là tình trạng mà nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao đột ngột, dẫn đến sốt, mất nước, tiêu chảy, nhịp tim nhanh và không đều, sốc và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Chẩn đoán và điều trị cường giáp khi mang thai
Để xác định mẹ bầu có bị cường giác không, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và đề nghị thực hiện một số xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone tuyến giáp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tìm kiếm các kháng thể trong máu để xem có phải bệnh Graves là nguyên nhân gây ra cường giáp hay không.
Điều trị cường giáp khi mang thai sẽ phụ thuộc vào sức khỏe, tuổi tác, giai đoạn mang thai và kích thước tuyến giáp:
- Không cần điều trị với những trường hợp nhẹ. Nếu liên quan đến chứng nôn nghén thì bạn chỉ cần điều trị nôn mửa và mất nước.
- Bác sĩ có thể kê đơn thuốc anti-thyroid để giảm hormone tuyến giáp với những trường hợp nặng. Propylthiouracil (PTU) và methimazole (MMI) là 2 loại thuốc thường được sử dụng. Dù uống thuốc PTU khi mang thai có thể khiến thuốc đi qua nhau thai và xâm nhập vào thai nhi nhưng việc điều trị sẽ được ưu tiên vì nếu không điều trị thì có thể dẫn đến những hậu quả khó lường
- Phẫu thuật có thể được thực hiện để cắt bỏ toàn bộ hoặc cắt bỏ một phần tuyến giáp. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật trong thời gian mang thai nếu họ cảm thấy rằng điều này an toàn cho bạn và bé.
Phụ nữ bị cường giáp điều trị bằng các thuốc PTU và MMI có thể cho bé bú. Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng điều này là an toàn vì nồng độ thuốc đi vào sữa mẹ khá thấp. Thuốc PTU thường được ưu tiên hơn vì nó có nồng độ thấp hơn trong sữa mẹ.
Bị cường giáp khi mang thai có nguy hiểm không?
Mẹ bầu bị cường giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không là băn khoăn phổ biến của rất nhiều mẹ bầu. Thực tế, tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức có thể dẫn đến sinh non (trước 37 tuần mang thai) và thai nhẹ cân.
Khoảng 1% số em bé sinh ra từ những phụ nữ mắc bệnh Graves sẽ bị cường giáp. Nguyên nhân là do kháng thể kích thích tuyến giáp có thể được truyền qua nhau thai và ảnh hưởng đến bé. Trước khi sinh, nếu nhịp tim thai cao (lớn hơn 160 nhịp/phút), khi siêu âm thấy có xuất hiện bướu giáp ở thai nhi, thai nhi tăng trưởng kém hoặc xương phát triển bất thường thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi bị cường giáp. Nếu rơi vào tình huống này thì bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc (PTU hoặc MMI) để điều trị cho thai nhi.
Với bà bầu, biến chứng thường gặp nhất là tiền sản giật. Ngoài ra, mẹ cũng có thể đối mặt với bão giáp, một biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Đây là tình trạng mà nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao đột ngột, dẫn đến sốt, mất nước, tiêu chảy, nhịp tim nhanh và không đều, sốc và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Chẩn đoán và điều trị cường giáp khi mang thai
Để xác định mẹ bầu có bị cường giác không, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và đề nghị thực hiện một số xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone tuyến giáp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tìm kiếm các kháng thể trong máu để xem có phải bệnh Graves là nguyên nhân gây ra cường giáp hay không.
Điều trị cường giáp khi mang thai sẽ phụ thuộc vào sức khỏe, tuổi tác, giai đoạn mang thai và kích thước tuyến giáp:
- Không cần điều trị với những trường hợp nhẹ. Nếu liên quan đến chứng nôn nghén thì bạn chỉ cần điều trị nôn mửa và mất nước.
- Bác sĩ có thể kê đơn thuốc anti-thyroid để giảm hormone tuyến giáp với những trường hợp nặng. Propylthiouracil (PTU) và methimazole (MMI) là 2 loại thuốc thường được sử dụng. Dù uống thuốc PTU khi mang thai có thể khiến thuốc đi qua nhau thai và xâm nhập vào thai nhi nhưng việc điều trị sẽ được ưu tiên vì nếu không điều trị thì có thể dẫn đến những hậu quả khó lường
- Phẫu thuật có thể được thực hiện để cắt bỏ toàn bộ hoặc cắt bỏ một phần tuyến giáp. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật trong thời gian mang thai nếu họ cảm thấy rằng điều này an toàn cho bạn và bé.
Phụ nữ bị cường giáp điều trị bằng các thuốc PTU và MMI có thể cho bé bú. Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng điều này là an toàn vì nồng độ thuốc đi vào sữa mẹ khá thấp. Thuốc PTU thường được ưu tiên hơn vì nó có nồng độ thấp hơn trong sữa mẹ.
Cường giáp thai kỳ: Khi nào nên đi khám?
Bà bầu bị cường giáp khi mang thai nên đi khám ngay nếu:
- Bé đạp bạn liên tục hoặc không cử động
- Đau ngực đột ngột hoặc khó thở
- Nước ối vỡ và chảy máu âm đạo
- Tim đập rất nhanh
- Ngất hoặc co giật.
Tóm lại, hội chứng cường giáp khi mang thai có thể xảy ra do những thay đổi hormone của thai kỳ và những trường hợp này thường tự biến mất. Ở những phụ nữ bị cường giáp, đặc biệt là bệnh Graves, nếu không can thiệp kịp thời, bệnh sẽ gây ra những bất lợi cho thai kỳ và bé. Cách tốt nhất để tránh các biến chứng của cường giáp trong thai kỳ là đảm bảo bệnh được kiểm soát trước khi thụ thai.
Cường giáp thai kỳ: Khi nào nên đi khám?
Bà bầu bị cường giáp khi mang thai nên đi khám ngay nếu:
- Bé đạp bạn liên tục hoặc không cử động
- Đau ngực đột ngột hoặc khó thở
- Nước ối vỡ và chảy máu âm đạo
- Tim đập rất nhanh
- Ngất hoặc co giật.
Tóm lại, hội chứng cường giáp khi mang thai có thể xảy ra do những thay đổi hormone của thai kỳ và những trường hợp này thường tự biến mất. Ở những phụ nữ bị cường giáp, đặc biệt là bệnh Graves, nếu không can thiệp kịp thời, bệnh sẽ gây ra những bất lợi cho thai kỳ và bé. Cách tốt nhất để tránh các biến chứng của cường giáp trong thai kỳ là đảm bảo bệnh được kiểm soát trước khi thụ thai.
Công cụ tính ngày dự sinh
28 ngày