Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Giãn phế quản là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Giãn phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp, xảy ra khi các ống phế quản trong phổi bị giãn ra và không thể phục hồi. Nếu tiến triển trong thời gian dài, bệnh có thể gây tổn thương phổi nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cũng theo đó mà tăng lên. Tìm hiểu rõ các thông tin về căn bệnh này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị và phòng bệnh cho cơ thể. 

Tìm hiểu về bệnh giãn phế quản và cách điều trị

I/ Thông tin về bệnh giãn phế quản

Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về bệnh giãn phế quản, từ đó xác định được hướng điều trị phù hợp.

Bệnh giãn phế quản là gì?

Giãn phế quản là một thuật ngữ được dùng để chỉ tình trạng giãn nở vĩnh viễn của các ống phế quản trong phổi. Các đường dẫn khí (ống phế quản) bị tổn thương cho phép vi khuẩn và chất nhầy tích tụ lại bên trong phổi. Điều này khiến phổi bị nhiễm trùng làm tắc nghẹt đường thở, gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh giãn phế quản. Những yếu tố gây bệnh có thể là do di truyền hoặc không do di truyền. Cụ thể như sau:

♦ Do di truyền: 

Giãn phế quản do di truyền thường là hệ quả của bệnh xơ nang (CF). Căn bệnh này làm cho các dịch nhầy tăng lên một cách bất thường trong phổi, tuyến tụy và các cơ quan khác trong cơ thể. Khi xảy ra ở trong phổi, chúng sẽ làm tắc nghẽn đường thở và gây bệnh giãn phế quản.

♦ Các nguyên nhân không do di truyền: 

Bên cạnh bệnh xơ nang, có nhiều yếu tố khác có thể gây nên bệnh giãn phế quản. Bao gồm:

Khi bị bất cứ vấn đề nào về đường thở và phổi, nó cũng có thể gây ra bệnh giãn phế quản. Do đó, hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp xác định đúng hướng các phương pháp điều trị.

Triệu chứng bệnh giãn phế quản

Đau tức vùng ngực là một trong các biểu hiện của bệnh giãn phế quản

Các triệu chứng của bệnh giãn phế quản có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc diễn tiến trong nhiều năm. Thông thường, những người bị giãn phế quản sẽ thường có các biểu hiện như sau:

Biến chứng bệnh giãn phế quản

Nếu để bệnh diễn tiến trong thời gian dài, giãn phế quản có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng khác cho sức khỏe như:

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh giãn phế quản

Bệnh giãn phế quản thường sẽ được chẩn đoán và điều trị bằng các phương pháp như sau:

Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh giãn phế quản bằng phương pháp chụp X – quang

Dựa vào các triệu chứng bạn đang mắc phải mà bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán ban đầu. Tiếp theo, bạn sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời xác định được mức độ trầm trọng của bệnh. Những phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng bao gồm:

Điều trị

Thật không may là cho đến nay vẫn không có cách nào để chữa trị dứt điểm bệnh giãn phế quản. Các phương pháp chữa trị được sử dụng thường chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh, kiểm soát nhiễm trùng và ngăn chặn tình trạng tiết dịch trong phế quản. Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng các biện pháp như sau:

♦ Sử dụng thuốc: 

Các loại thuốc được dùng để điều trị giãn phế quản bao gồm:

Vì những loại thuốc này đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng. Chính vì vậy, chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ  định của bác sĩ. Đồng thời phải uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được quy định, không được tự ý tăng hoặc giảm liều.

♦ Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể: 

Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ làm giảm được các triệu chứng bệnh giãn phế quản

Để cải thiện các triệu chứng bệnh, bạn cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Chúng sẽ giúp các chất nhầy tích tụ loãng ra, từ đó có thể dễ dàng tống khứ chúng ra ngoài. Bên cạnh sử dụng nước lọc, nên uống thêm các loại nước và sinh tố trái cây. Vì nó sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể của bạn.

♦ Áp dụng ác bài tập vật lý trị liệu vùng ngực: 

Những bài tập này có thể được thực hiện bởi một chuyên gia hô hấp hoặc có thể nhờ các thành viên trong gia đình giúp đỡ. Các bài vật lý trị liệu thông thường được áp dụng bằng tay. Nếu như nó quá khó để thực hiện, bạn có thể dùng đến các thiết bị hỗ trợ như máy massage ngực bằng điện… Chúng sẽ giúp cho các chất nhầy ở trong phổi được tống ra ngoài một cách dễ dàng hơn.

♦ Thở  bằng máy oxy: 

Phương pháp này có tác dụng làm tăng mức oxy trong máu nếu nó bị giảm đi một cách đột ngột. Các thiết bị được dùng có thể là một mặt nạ oxy hoặc là bạn sẽ được truyền oxy thông qua mũi bằng một thiết bị chuyên dụng. Đặc điểm của phương pháp này là tiện lợi và dễ làm. Do đó, bạn có thể tự thực hiện được bất cứ đâu, dù là ở nhà, bệnh viện hoặc một cơ sở y tế khác.

Tuy nhiên, cần phải có sự hướng dẫn của các bác sĩ để bảo đảm dùng đúng cách và hiệu quả.

♦ Phẫu thuật: 

Khi áp dụng các phương pháp điều trị trên không mang lại kết quả, bạn sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Trong một số trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, chỉ định phẫu thuật ghép phổi sẽ được đưa ra để khắc phục những triệu chứng bệnh mà bạn đang mắc phải.

III/ Các biện pháp ngăn ngừa bệnh giãn phế quản

Bỏ hút thuốc lá là một trong những cách ngăn ngừa bệnh giãn phế quản

Nếu do di truyền, sẽ không có cách nào để phòng ngừa tình trạng này. Tuy nhiên với các nguyên nhân thông thường, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Các biện pháp bạn có thể áp dụng bao gồm:

Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí nó còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Do đó, hãy tham khảo các thông tin trên đây để hiểu rõ căn bệnh. Đồng thời, đề ra được các biện pháp phòng ngừa bệnh cho chính bản thân mình.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Dẫn lưu Kehr sau mổ lấy sỏi đường mật: Những điều cần lưu ý

Rate this post
Exit mobile version